Cùng với đạm, tinh bột, đường, chất béo là một nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu giúp ổn định các hoạt động sống của cơ thể, vì vậy không nên cắt bỏ hoàn toàn trong khẩu phần ăn hàng ngày. Điều quan trọng, người tiêu dùng phải lựa chọn sản phẩm cung cấp dưỡng chất phù hợp, dùng với hàm lượng vừa đủ (theo khuyến nghị là 14g chất béo mỗi ngày). Bên cạnh đó, để sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe, cần tìm hiểu thành phần nguyên liệu, ưu tiên chọn sản phẩm giàu chất chống oxy hóa, chất xơ thực vật...
Thời điểm và nhiệt độ quyết định một món chiên ngon, dinh dưỡng
Tiến sĩ Nông Nghiệp Aizawa Mayu - Công ty Thực Phẩm Tsuno, Nhật Bản cho biết, để cơ thể hấp thụ các chất béo lành mạnh từ thực phẩm thì khâu chế biến quan trọng. Trước khi chế biến món chiên, rán, người tiêu dùng cần làm nóng chảo, cho lượng dầu phù hợp vào đun nóng, dầu sủi tăm là thời điểm thích hợp cho nguyên liệu vào.
Nhiệt độ khuyến cáo để chiên rán từ 160 đến 180 độ C. Khi chiên nên giữ nhiệt ở mức ổn định, nhiệt thấp sẽ làm món ăn lâu chín, dầu thấm vào món ăn, thực phẩm không giòn.
Lựa chọn dầu ăn phù hợp với từng cách chế biến thực phẩm
Theo tiến sĩ Aizawa Mayu, người tiêu dùng không nên chọn loại dầu ăn có nhiệt độ sôi thấp hoặc có nhiều axit béo không no để chiên rán vì cấu trúc không ổn định, dễ bị bẻ gãy và oxy hóa trong quá trình gia nhiệt, từ đó tạo ra chất gây hại cho sức khỏe. Khi lựa chọn sản phẩm, gia đình chú ý đọc các thông tin về thành phần nguyên liệu, hướng dẫn trên bao bì.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tùy vào từng loại nguyên liệu, người tiêu dùng nên có cách chế biến, lựa chọn loại dầu ăn phù hợp, cụ thể:
Các món salad: gia đình lựa chọn dầu có hương vị thanh dịu, có thể sử dụng những loại không cần gia nhiệt hay chứa nhiều axit béo không bão hòa.
Món xào, luộc: sử dụng dầu có khả năng chịu nhiệt để cho vào món luộc hoặc xào giúp món ăn mềm, ngon, hấp thu nhiều vitamin tan trong dầu.
Món chiên: ưu tiên dầu ăn có khả năng chịu nhiệt tốt để giúp món ăn giòn ngon, không ảnh hưởng sức khỏe.
Tránh sử dụng dầu chiên lại nhiều lần
Tiến sĩ Mayu Aizawa cũng cho biết người tiêu dùng không sử dụng dầu chiên lại nhiều lần với những loại dầu ăn có khả năng chịu nhiệt và độ ổn định kém. Bởi lẽ, điều này sẽ làm dầu ăn bị oxy hóa, một số dinh dưỡng trong sản phẩm như Vitamin E, vitamin A, axit béo Omega 3-6-9 bị phát hủy, tạo ra những chất không tốt cho sức khỏe như Acrolenin, Propanal... Acrolenin không màu được sinh ra khi đun nóng dầu ở nhiệt độ cao, có mùi hắc, làm giảm cảm giác ngon miệng khi ăn những món chiên. Hơi Acrolenin có thể gây kích ứng mắt và đường hô hấp.
Nếu cơ thể hấp thu những sản phẩm bị oxy hóa sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý mãn tính như tim mạch, ung thư, tiểu đường...
Lê Nguyễn
Dầu gạo Tsuno là loại dầu ăn làm từ cám gạo lứt Nhật Bản. Đại diện thương hiệu Tsuno cho biết, một tấn gạo lứt có thể chiết xuất được 10 kg dầu gạo. Sản phẩm có hàm lượng cao các chất chống oxy hóa như vitamin E, và dưỡng chất vàng Gamma Oryzanol (chỉ có trong dầu gạo, không chứa trong các loại dầu ăn khác), góp phần duy trì ổn định chất lượng sản phẩm dù chiên xào nhiệt độ cao, cung cấp các dưỡng chất tự nhiên cho cơ thể, hạn chế lão hóa. Hàm lượng chất xơ thực vật trong dầu gạo cao góp phần giúp giảm cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa và cải thiện các bệnh gây ra do thói quen sinh hoạt như cao huyết áp, xơ cứng động mạch...
Khi chiên bằng dầu gạo Tsuno món ăn giòn, xốp, vị thơm dịu nhẹ, ít ngấm dầu. Ngoài ra với hướng thơm thanh dịu, dầu gạo cũng giúp bật dậy hương vị của rau củ cho món salad.
Tsuno là công ty sản xuất dầu gạo lớn tại Nhật Bản với 70 năm kinh nghiệm tinh chế dầu gạo. Dầu gạo Tsuno đáp ứng các nhu cầu nấu nướng đa dạng: chiên xào, trộn salad, làm bánh. Dầu gạo Tsuno "chiên giòn xào ngon – giữ tròn dinh dưỡng".
|