1. Khi đầu tư, bạn cần có hứng thú và đam mê. Nhưng nếu chỉ yêu thích mà không bỏ thời gian nghiên cứu thì bạn sẽ gặp rủi ro.
2. Nếu chỉ là nhà đầu tư nghiệp dư, hãy phát huy những hiểu biết sẵn có để đầu tư vào những công ty uy tín. Đôi khí, lòng tin đầu tư vững vàng sẽ giúp bạn chiến thắng những đối thủ chuyên nghiệp.
3. Nhà đầu tư nghiệp dư nên học hỏi kế sách của những nhà đầu tư chuyên nghiệp, để đúc rút kinh nghiệm.
4. Cổ phiếu luôn là hình ảnh đại diện cho một công ty, do vậy bạn nên tìm hiểu kỹ chính sách kinh doanh của công ty trước khi quyết định đầu tư.
Nhà quản lý tài chính tài ba Peter Lynch. Ảnh: baidu.cn. |
5. Sự tăng giảm cổ phiếu liên quan mật thiết đến sự phát triển của một công ty. Giá cổ phiếu lên xuống thất thường, nên không thể khẳng định trong thời gian này cổ phiếu lên thì doanh nghiệp đó sẽ mãi phát triển.
6. Khi quyết định "nuôi" cổ phiếu của một công ty, nhà đầu tư cần theo dõi từng bước phát triển của công ty đó để đánh giá tiềm năng phát triển và diễn biến của thị trường.
7. Kiếm tiền bằng mọi giá luôn nhận sự thất bại. Mọi con đuờng dẫn đến thành công cần phải được trải nghiệm và nghiên cứu kỹ lưỡng.
8. Nuôi cổ phiếu cũng giống như nuôi con, không nên nuôi nhiều để không chăm sóc được chu đáo, cũng như không nên ôm đồm nhiều cổ phiếu trong tay. Bạn chỉ thành công thực sự khi tập trung vào một việc.
9. Nếu vẫn mãi không tìm được cổ phiếu phù hợp để đầu tư thì bạn sẽ dần xa thị trường chứng khoán.
10. Nếu không mạnh dạn đầu tư, bạn sẽ không nắm được tình hình phát triển của công ty chứng khoán. Trước khi mua cổ phiếu, bạn cần tìm hiểu những đặc điểm kinh doanh của công ty đó, xem họ có đủ tiềm năng để đầu tư hay không, điều này sẽ giúp bạn tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
11. Khi mở một tài khoản đầu tư, đôi khi những công ty bình thường có ít người đầu tư lại mang đến cho bạn sự bứt phá kinh ngạc. Tuy nhiên, vẫn theo quy luật chung, bạn cần tìm hiểu họ kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.
12. Đối với cổ phiếu của một công ty nhỏ, tốt nhất bạn nên chờ đợi sự bứt phá của công ty trước khi quyết định đầu tư.
13. Nếu bạn có ý định đầu tư vào một doanh nghiệp đang gặp khó khăn thì hãy xem xét khả năng vượt qua thử thách của họ, đồng thời hi vọng đón nhận những tín hiệu tốt mà doanh nghiệp đó mang lại.
14. Khi quyết định bỏ ra 2 triệu đồng để đầu tư 1 cổ phiếu thì nên tính đến việc thu được 100 triệu từ cổ phiếu đó. Chỉ cần "săn" được những cổ phiếu blue chips, tập trung đầu tư thì thời gian mà nhà đầu tư nghiệp dư bỏ ra sẽ ít hơn, kết quả thu được sẽ khả quan hơn.
15. Trong bất cứ ngành nghề nào, nhà đầu từ nghiệp dư có óc quan sát tốt có thể nhìn thấy tiềm năng phát triển của những công ty lớn, thời gian đầu tư mất nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào họ.
16. Thị trường chứng khoán thường xảy ra tình trạng lao dốc của những cổ phiếu, nhà đầu tư giỏi sẽ biết tìm kiếm cơ hội để mua cổ phiếu tiềm năng với giá rẻ.
17. Mỗi người đều biết nên sử dụng tiền vào lĩnh vực đầu tư nào, tuy nhiên không phải nhiều người mong chờ kiếm tiền qua chơi chứng khoán, có chăng họ chỉ mong chờ kiếm một khoản tiền lớn nhờ chứng khoán.
18. Ai cũng phải do dự trước khi quyết định việc gì. Do vậy, lời khuyên dành cho nhà đầu tư là không nên mạo hiểm để đầu tư vào những công ty đang gặp khủng hoảng.
19. Không ai có thể đoán trước tương lai, song song với việc dự đoán tình hình kinh tế và thị trường, nhà đầu tư nên tính đến những rủi ro mà cổ phiếu có thể đem lại.
20. Thị trường chứng khoán luôn có những phát sinh bất ngờ, đôi khi một cổ phiếu tưởng chừng bình thường nhưng lại được các đại gia chứng khoán săn đón nhiệt tình.
21. Mua cổ phiếu mà không hiểu biết về công ty cũng giống như đọc chữ mà không hiểu gì.
22. Khi bạn nuôi một cổ phiếu có tiềm băng thì cần mất không ít thời gian, tuy nhiên cơ hội kiếm được nhiều tiền sẽ đến với bạn nhiều hơn.
23. Nếu bạn muốn đầu tư cổ phiếu lâu dài, nhưng không muốn mất thời gian và công sức để có mặt trong những giờ học chứng khoán, bạn có thể đầu tư vào những quỹ có mô hình giống đầu tư chứng khoán, sự rủi ro sẽ ít hơn và thu được lợi nhiều hơn.
24. Bạn có thể đầu tư vào cổ phiếu của những công ty nước ngoài và duy trì thời gian đầu tư dài hơi.
Nhà quản lý tài chính Peter Lynch sinh năm 1944, năm 1968 tốt nghiệp Học viện Wharton thuộc Đại học Pennsylvania; năm 1969 ông là nhà nghiên cứu của Công ty quản lý Fuda; năm 1977 trở thành giám đốc Quỹ Fidelity Megallan; tháng 5 năm 1990 ông từ chức. Kể từ khi hoạt động, tài sản của quỹ Fidelity từ 20 triệu USD đã tăng lên 14 tỷ USD, thu hút hơn 1 triệu nhà đầu tư và trở thành quỹ đầu tư giàu nhất nhì thế giới lúc bấy giờ. Trong 13 năm nắm giữ cương vị giám đốc quỹ Fidelity, lợi nhuận trung bình một năm của quỹ tăng lên 29%. Năm 1977, quỹ đón một lượng đầu tư lớn đạt 10.000 USD, đến năm 1990 đạt 280.000 USD. Ông Peter Lynch được đánh giá là nhà quản lý tài chính số một thế giới. |
Hồng Nhung (Theo mạng thông tin tài chính Trung Quốc)