Samsung LA40M5, TV LCD 40" giá 74,9 triệu đồng. (Samsung) |
"Thị trường này sẽ bùng nổ trong năm nay. Theo phản hồi từ phía các đại lý: 2006 sẽ là năm cất cánh của loại hình TV mỏng này" ông David Steel, phó giám đốc tiếp thị bộ phận thiết bị nghe nhìn kỹ thuật số của Samsung trả lời phỏng vấn.
Ông Steel ước tính thị trường toàn cầu năm nay sẽ tiêu thụ khoảng 25-30 triệu chiếc TV LCD, tăng 30-60% so với năm ngoái (19 triệu chiếc), và nhận định nhu cầu về màn hình tinh thể lỏng cỡ lớn sẽ gia tăng đáng kể.
*Thế giới TV 'mỏng' chạy đua |
*Đế chế LCD |
*Thế giới HDTV (4) |
Những gì chúng ta đang thấy ở thị trường này là nhu cầu của người tiêu dùng đang hướng về tầm 40". thị trường châu Âu, chiếm 41% doanh số LCD toàn cầu, tầm TV bóng đèn hình được chuộng là 27-29", còn LCD trước đây tầm kích thước bán chạy được nhận định là 32" nhưng thực tế giờ đã chuyển lên tầm 40".
Kết quả là, Steel nhận định sự cạnh tranh giữa các hãng TV LCD và Plasma sẽ khốc liệt hơn vì "đụng nhau" ở mốc 40".
Gia tăng sản lượng
Samsung nhanh chóng mở một nhà máy mới để tăng cường sản lượng màn hình LCD tầm 40 và 46". Hãng này từng mở một dây chuyền sản xuất màn hình LCD với kích thước tương tự, bắt tay cùng với Sony vào năm ngoái. Dây chuyền này có tên gọi 7-1 vì sử dụng tấm nền 7G. Nó hoạt động khá hiệu quả giúp giảm thiểu chi phí chế tạo, vì có thể tạo ra 8 màn 40" hoặc 6 màn hình 46" trên mỗi tấm thuỷ tinh mẹ với độ lãng phí thấp nhất.
Vào ngày 1/1 vừa qua, Samsung công bố cho dây chuyền 7G thứ hai, với tên gọi 7-2 đi vào hoạt động, cũng có mặt bằng ở quận Tangjung và đã bắt đầu xuất xưởng các mẫu màn hình đầu tiên vào ngày hôm qua 10/1. Các màn hình này sẽ được gửi đến các nhà máy lắp ráp TV của Samsung, để tại đó chúng được kết hợp với các linh kiện điện tử khác để tạo ra một TV LCD hoàn chỉnh.
"Nếu bạn nhìn lại cách đây 2 năm, giá của một TV LCD 40" có thể sẽ khoảng 7.000 USD. Đó là vì khi đó chúng được làm từ các tấm nền thế hệ 5 hoặc 6, những tấm nền không thật thích hợp để tạo ra các màn hình 40 inch" theo phó giám đốc Steel.
Việc kích hoạt các dây chuyền 7G như 7-1 của liên doanh S-LCD và 7-2 thuộc sở hữu của Samsung cho thấy chi phí chế tạo màn hình, bộ phận chính tạo ra chiếc TV đã được giảm đáng kể, khiến cho giá thành TV sẽ rẻ hơn. "Điều đó lý giải tại sao cách đây 2 năm, giá một TV màn hình tinh thể 40" là 7.000 USD trong khi hiện nay nó chỉ khoảng 3.000 USD", theo Steel.
Tuần trước, iSuppli đã ước tính doanh số đạt được của TV LCD dựa trên dự báo sự gia tăng mạnh của nhu cầu. Công ty này cho rằng thị trường LCD sẽ có mức tăng trưởng trung bình hàng năm (CAGR) tính từ năm 2004-2009 vào khoảng 54%, và đạt doanh số 76,7 triệu chiếc vào năm 2009. Lần trước, iSuppli từng đưa ra chỉ số CAGR cho TV LCD là 47% và doanh số đạt được của năm 2009 chỉ là 61,2 triệu.
Trong năm 2005, có 19,6 triệu TV LCD được xuất xưởng, gấp đôi năm 2004, theo iSuppli. Hãng này chờ đợi năm nay sẽ đạt 31,4 triệu chiếc.
Hãng nghiên cứu thị trường này còn cho biết Samsung chỉ giành được 10% thị phần của thị trường LCD toàn cầu trong quý III/2005, tăng lên so với quý II với 9%. Tuy nhiên, Samsung vẫn chỉ xếp thứ 4 và nhường lại vị trí thứ ba cho Sony, vì không theo kịp tốc độ kinh doanh của ông bạn đến từ xứ hoa anh đào này.
T.B. (theo PC World)