Có nhiều người quan niệm: "Tôi có sức khỏe tốt, thu nhập ổn định, vậy thì lý do gì phải mua bảo hiểm nhân thọ". Bản thân tôi cho rằng, suy nghĩ các bạn cũng có lý, tuy nhiên, nó chỉ đúng ở thời điểm hiện tại mà thôi.
Bạn còn trẻ, khỏe, còn tạo ra nhiều của cải, bạn sẽ thấy chưa cần thiết khi bỏ ra một phần thu nhập cho bảo hiểm. Nhưng thử đặt giả thiết, nếu không may gặp chuyện bất trắc, gánh nặng tài chính của bạn sẽ "đè" lên ai, nếu không phải "đôi vai" những người yêu thương ở lại.
Đã hai năm sau sự ra đi đột ngột của chồng vì tai nạn giao thông, chị gái tôi một mình nuôi hai con ăn học. Cuộc sống gia đình mất đi người trụ cột vốn chẳng dễ dàng. Chị nhiều lần tâm sự với tôi, khoảng thời gian sau khi anh mất là cơn ác mộng, chị loay hoay không biết phải làm gì, tiền tiết kiệm trong nhà cũng chẳng dư dả. Gia đình tôi cũng chẳng ai giúp chị được nhiều vì mọi người còn khó khăn.
Thế nhưng, sau đó, chị bất ngờ nhận được chi phí bồi thường hơn hai tỷ đồng từ gói bảo hiểm của một công ty đến từ Canada. Số tiền ấy trở thành chiếc “phao cứu sinh”, giúp chị tôi trả khoản nợ tiền nhà còn lại cũng như trang trải học phí, đảm bảo tương lai cho hai đứa nhỏ.
Không chỉ giúp cuộc sống gia đình và người thân ổn định hơn khi người trụ cột không còn nữa, tôi nghĩ, bảo hiểm nhân thọ còn mang lại nhiều lợi ích khác như: hỗ trợ tiền viện phí khi đau ốm; chi phí chữa bệnh nếu chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo; khoản “lương hưu” giúp cuộc sống hưu trí an nhàn hơn, khoản tiền cho phép con cái được đi học ở những ngôi trường tốt; khoản tài chính dự phòng cho tình huống bất ngờ; khoản đầu tư, tiết kiệm an toàn...
Hay như cậu bạn tôi - Trung (33 tuổi), sau ca mổ ruột thừa, cậu tiếp tục nằm viện theo dõi và chờ phục hồi. Nằm viện tròn hai tuần, cậu được bảo hiểm chi trả tổng cộng 14 triệu đồng từ gói sản phẩm "Gia đình tôi yêu" mà bạn đã mua cách đây một năm, tương ứng với số tiền bảo hiểm ký kết ban đầu là một triệu một ngày đêm nằm viện.
Trong quá trình nằm viện, Trung được tư vấn viên đến thăm và hỗ trợ thủ tục chi trả bảo hiểm nhanh chóng. Cậu ấy nói với tôi: quyết định tham gia bảo hiểm thật đúng đắn. Trong hoàn cảnh bị mất thu nhập tạm thời do nằm viện, số tiền ấy có ý nghĩa rất lớn khi góp phần giảm nỗi lo tiền bạc, giúp cậu ấy yên tâm dưỡng bệnh. Chưa kể, toàn bộ chi phí hỗ trợ nằm viện này là khoản riêng biệt, không bị trừ vào phần gốc, lãi, bảo tức hay các quyền lợi khác.
Theo tôi, xét về bản chất, bảo hiểm nhân thọ là giải pháp tài chính, bảo vệ thu nhập người trụ cột nhằm đảm bảo cuộc sống của gia đình và người thân trong trường hợp bất trắc xảy ra. Điều này có nghĩa nếu bạn có bất kỳ “người phụ thuộc” nào (vợ, chồng, con cái, cha mẹ, anh, chị, em…) thì cho dù bạn đang độc thân, mới lập gia đình hay mới có con nhỏ… bạn đều nên tham gia bảo hiểm.
Thế nhưng, suy nghĩ "bảo hiểm nhân thọ chỉ cần thiết khi có con, khi về già hay với những ai có vấn đề về sức khỏe” vẫn đang rất phổ biến. Đó cũng là lý do đa số khách hàng mua bảo hiểm tại Việt Nam đều ở độ tuổi 35, 40 trở lên.
Tôi cho rằng, tham gia bảo hiểm càng sớm, lúc bạn còn trẻ và đủ điều kiện sức khỏe thì các khoản phí bảo hiểm bạn phải đóng càng thấp. Khi tuổi lớn hơn hoặc sức khỏe giảm sút (tức tỷ lệ rủi ro cao hơn), phí bảo hiểm sẽ cao gấp hai ba lần.
Cuộc sống luôn ẩn chứa nhiều rủi ro không thể lường trước, trong khi bạn mải mê lên kế hoạch cho những dự tính mua nhà, mua xe… tại sao không dành thêm một quỹ tài chính chỉ khoảng 6-7% thu nhập để bảo vệ tương lai gia đình, người thân và chính bạn?
Hiện nay, không khó để tìm kiếm thông tin chính thống về bảo hiểm nhân thọ. Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm như Manulife đã nỗ lực rút ngắn thủ tục, áp dụng thế mạnh về công nghệ kỹ thuật số để nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại cho khách hàng trải nghiệm tiện ích khi tham gia bảo hiểm.
Theo tôi, thay vì những ngộ nhận không đáng có, bạn hãy liên hệ với công ty bảo hiểm uy tín để được tư vấn tận tâm và chọn cho mình một giải pháp bảo vệ tương lai phù hợp nhất.
Có rất nhiều sản phẩm đa dạng, phù hợp với những mục đích khác nhau của khách hàng như bảo vệ, tích lũy, đầu tư, giáo dục, hưu trí. Tùy theo độ tuổi, bạn có thể lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp với mục tiêu, tình hình tài chính của cá nhân và gia đình.
Thanh Thu