Hà Linh -
Wahid Abdel Mageed, Phó ban tổ chức cho biết, dù những hoạt động thương mại, các lễ ký kết xuất bản diễn ra khá mạnh mẽ nhưng hội chợ vẫn nổi tiếng hơn với vai trò là một sự kiện thiết yếu nhằm thỏa mãn cơn khát sách của độc giả Ai Cập.
![]() |
Phụ nữ Ai Cập tại Hội chợ sách. |
"Thị trường sách của chúng tôi rất nghèo nàn. Việc tìm mua được sách hằng ngày là một điều khá khó khăn đối với người dân. Vì thế, đây là một dịp đặc biệt để độc giả, đặc biệt là những người sống ở ngoại ô Cairo có thể đọc sách, mua sách cho cả năm. Bởi số lượng các cửa hàng sách, trung tâm sách tại Cairo là không nhiều", ông Mageed nhận định.
Muhammed - một giáo viên tại Ai Cập - thường xuyên phải mất đến hai giờ để tìm mua được một cuốn sách. Ông coi đây là một cơ hội tốt để bổ sung cho tủ sách nhà mình. "Tôi đến đây để tìm những cuốn sách hữu ích cho mình. Tôi sẽ mua các tác phẩm tôn giáo, chính trị...", ông nói.
Độc giả bản địa có vẻ rất hài lòng với Hội chợ sách lần thứ 39 này. "Hội chợ này rất tuyệt, dường như có tất cả mọi thứ", Manel, một bạn đọc, cho biết.
Trong khi đó, du khách nước ngoài lại có cách nhìn khác. Một nhà báo Mỹ tên là Theresa cho biết: "Một số cuốn sách không được đẹp và mới lắm. Người châu Âu thường tranh thủ hội chợ sách để giới thiệu các tác phẩm mới. Nếu bạn cũng mong đợi điều đó ở hội chợ này thì bạn sẽ thất vọng".
Tuy không nhiều nhưng các nhà xuất bản Ai Cập cũng mang đến được một vài đầu sách mới và những tác phẩm đã xuất bản trước đó nhưng có sức tiêu thụ lớn. Điển hình như cuốn tiểu thuyết Zayni Barakat của Gamel al-Ghitany. Cuốn sách đã được dịch ra 31 thứ tiếng.
(Nguồn: VOA)