Các vụ lộ thông tin lớn thương liên quan đến những công nghệ rất gần gũi với đại đa số người dùng, như tìm kiếm, mạng xã hội, email, thư thoại, điện thoại di động, webcam, hệ thống định vị vệ tinh GPS. Điểm chung của các vụ bê bối này là các công ty chủ quản thu thập thông tin người dùng mà không thông báo công khai rồi chia sẻ cho bên thứ 3 một cách bất cẩn hoặc chỉ đơn giản là hớ hênh trong quản lý.
Dữ liệu cá nhân trực tuyến là vấn đề nhức nhối trong những năm gần đây và tiếp tục là thách thức lớn nhất của Internet trong nhiều năm tới. Hãy cùng điểm lại các các vụ scandal tai tiếng trong lĩnh vực này.
1. Gián điệp trên CD của Sony
Mùa thu năm 2005, công ty Sony BMG gây ra một vụ bê bối lớn liên quan đến sự riêng tư của người dùng khi sử dụng một chương trình chống sao chép lậu XCP trên các đĩa nhạc mà hãng bán ra. Khi các đĩa CD này được phát bởi một máy tính dùng hệ điều hành Windows, nó sẽ lập tức cài một phần mềm rootkit lên máy tính đó và chuyển thông tin địa chỉ IP ngược về cho Sony. Chương trình bị chỉ trích là phần mềm gián điệp này cũng tạo ra các lỗ hổng an ninh bảo mật trên máy tính và làm tăng thêm khả năng bị lây nhiễm virus và các loại “sâu” nguy hại khác trên máy người dùng. Sony bị lên án rất nặng nề. Hãng phải thu hồi các đĩa CD này đồng thời phát hành công cụ gỡ bỏ phần mềm rootkit cho khách hàng. Công ty cũng phải ra tòa giải quyết vụ này ở Texas, New York và California. Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đã tuyên phạt Sony phải bồi thường 150 USD cho mỗi người dùng có máy tính bị hư hại bởi phần mềm rootkit nói trên.
2. Giả gái tìm "tình" trên Craigslist
![]() |
3. Rò rỉ kết quả tìm kiếm trên AOL Search
Tháng 8 năm 2006, AOL công bố một tài liệu có chứa 20 triệu từ khóa tìm kiếm được 650.000 người dùng sử dụng trong khoảng thời gian 3 tháng. Tài liệu này lẽ ra phải ở dạng vô danh và chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu. Song có quá nhiều thông tin cá nhân của người dùng trong các kết quả tìm kiếm khiến cho việc xác định “ai-tìm-gì” khá dễ dàng. Sau đó AOL thừa nhận đây là một sự nhầm lẫn và gỡ tài liệu đó xuống khỏi website sau đó 3 ngày. Nhưng chừng ấy đã đủ để các dữ liệu này được sao chép và phát tán tràn lan trên Internet. Giám đốc phụ trách công nghệ (CTO) của AOL đã phải từ chức. Tháng 9 cùng năm, AOL phải đối mặt với một số vụ kiện đòi bồi thường 5.000 USD cho mỗi người dùng trong danh sách bị rò rỉ này.
4. Google Street View phát tán hình ảnh đời tư
Google đã thêm tính năng quan sát đường phố (Street View) vào dịch vụ bản đồ Google Maps của hãng vào tháng 5/2007 và ngay lập tức gây ra một trận chiến tranh cãi về quyền riêng tư, các án phạt bồi thường và đối mặt với các cuộc kiểm tra chưa từng có tiền lệ trong quá khứ. Google Street View cung cấp các hình ảnh góc rộng được các webcam gắn trên xe của Google thu thập tự động. Nó đã gây ra những lo ngại về quyền riêng tư khi đưa ra các hình ảnh mang nặng tính đời tư thuộc nhiều phương diện khác nhau trong cuộc sống.
![]() |
5. Phơi bày thông tin 10.000 tài khoản Hotmail
![]() |
6. Dùng webcam chụp trộm 56.000 ảnh học sinh
Một trường trung học cấp quận ở Pennsylvania đã phải trả giá vì vi phạm quyền riêng tư đối với học sinh khi bí mật sử dụng một chương trình điều khiển webcam tích hợp trên vài ngàn máy tính xách tay Apple phát cho học sinh. Trường này thừa nhận có thu thập được hơn 56.000 bức ảnh và các ảnh chụp màn hình khác nhau từ phần mềm điều khiển webcam này. Các bức ảnh được âm thầm thu nhận mà học sinh không hề biết, bao gồm cả những bức ảnh trong phòng ngủ và các giai đoạn thay đồ khác nhau. Vào tháng 4 năm 2010, học sinh năm thứ hai Blake Robbins đã quyết định khởi kiện trường Lower Merion School District về việc xâm phạm các quyền riêng tư. Tháng 10/2010, trường này đã chấp nhận trả 610.000 USD để dàn xếp vụ kiện.
7. Ứng dụng Facebook "bán đứng" dữ liệu người dùng
![]() |
(Xem tiếp trang 2)