Học sinh Hà Nội chuẩn bị cho kỳ thi. Ảnh: Anh Tuấn |
Theo ông Nguyễn An Ninh, đợt thi thử tốt nghiệp quy mô toàn quốc sẽ dành cho 4 thứ tiếng Anh, Nga, Pháp và Trung. Câu hỏi trắc nghiệm có 4 lựa chọn A, B, C, D. Thí sinh làm bài trên “Phiếu trả lời trắc nghiệm” được in sẵn. Trên phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tô chì đen ở các ô tròn (không được tô bằng bút bi, bút mực).
Bài sẽ được chấm tập trung ở các trung tâm chấm thi của Bộ tại từng khu vực. Máy chấm sẽ quét với tốc độ 5.000-10.000 bài/giờ. Để máy chấm hoạt động tốt, thí sinh cần chú ý giữ phiếu trả lời sạch sẽ, không làm rách, làm nhàu hoặc có vết gấp, quăn mép...
"Bộ đã tiến hành 2 đợt tập huấn về công tác thi trắc nghiệm tại Hà Nội và TP HCM. Trong đợt thi thử ngày 14/11, Nếu địa phương nào,giám thị còn bỡ ngỡ, xảy ra sai sót, giám đốc Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm", ông Ninh cho biết.
Trong cuộc họp ngày 16/12 với Bộ GD&ĐT, Giám đốc điều hành Cục Khảo thí Hoa Kỳ Archie Lapoite đề xuất, Bộ nên bổ sung đội ngũ thanh tra tới ít nhất 20% điểm thi trắc nghiệm. Trả lời VnExpress về vấn đề này, ông Ninh cho rằng, trắc nghiệm là phương pháp có hiệu quả nhất để chống gian lận. Tuy nhiên, để đảm báo tính công bằng, Bộ GD&ĐT sẽ lưu ý đên vấn đề trên. Thanh tra sẽ kiểm tra bất chợt, không cần thông báo.
Theo lộ trình của Bộ GD&ĐT, năm 2007 sẽ mở rộng thi trắc nghiệm đối với các môn Vật lý, Hóa học, Sinh vật. Năm 2008, sẽ tổ chức thi trắc nghiệm các môn Toán, Lịch sử, Địa lý.
Việt Anh