Đau âm ỉ, căng tức thắt lưng
Khi thỉnh thoảng xuất hiện các cơn đau âm ỉ, nhẹ vùng thắt lưng, hông có thể bạn đã bị sỏi nhỏ hoặc vừa ở bể thận, sỏi nhỏ ở niệu quản, trong trường hợp đau kèm theo bí đái, có thể sỏi ở cổ bàng quang hoặc lọt ra niệu đạo.
Đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế đột ngột có thể sỏi thận phát triển thành những viên to, áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến các vùng mô xung quanh thận cũng bị chèn ép và gây đau.
Đau dữ dội, đau thắt lưng, bụng
Cơn đau quặn thận, thường đau khởi phát từ thắt lưng, hông sau đó lan rộng xuống bụng và háng. Dấu hiệu này thường là sỏi đài bể thận đang di chuyển xuống niệu quản, gây tăng áp lực trong lòng niệu quản, co thắt dẫn đến đau quặn theo từng cơn.
Trằn Trọc
Khi bạn đang có sỏi, viên sỏi gây ra các cảm giác đau mỏi khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy đứng ngồi không yên và liên tục phải tìm một tư thế thoải mái hơn. Các triệu chứng này ảnh hưởng đến công việc, giấc ngủ của bạn.
Buồn nôn hoặc nôn
Những triệu chứng này xảy ra do giữa thận và đường tiêu hóa có chung đường truyền tín hiệu. Do vậy, Sỏi trong thận có thể kích hoạt các dây thần kinh trong đường tiêu hóa, làm cho dạ dày co thắt, khó chịu.
Đi tiểu nhiều lần
Đôi khi những người bị sỏi thận cảm thấy cần phải đi tiểu nhiều lần, nếu viên sỏi nằm ở cuối niệu quản đầu bàng quang hoặc nằm ở cổ bàng quang thì bạn sẽ thường xuyên có nhu cầu đi tiểu, mỗi lần đi một lượng nhỏ. Nguyên nhân là do viên sỏi kích thích gây rối loạn co thắt cơ trơn bàng quang, tạo tín hiệu buồn tiểu giả.
Đi tiểu ra máu
Sỏi gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu sẽ gây chảy máu, khi đi tiểu ra máu bạn có thể thấy nước tiểu có màu hồng hoặc nâu.
Sốt và ớn lạnh
Sốt và ớn lạnh là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng ở thận hoặc một phần khác của đường tiết niệu, là một biến chứng nghiêm trọng do sỏi thận gây ra, sốt kèm theo ớn lạnh, run rẩy
Nước tiểu đục
Khi thấy dấu hiệu này thì khả năng cao bạn đang có sỏi hoặc nằm trong nhóm đối tượng dễ có sỏi ở thận - tiết niệu. Nước tiểu đục có thể do quá nhiều chất cặn bã lắng đọng hoặc đang bị viêm đường tiết niệu. Nếu có viêm đường tiết niệu thì nước tiểu đục kèm mùi hôi, còn lắng cặn thông thường thì nước tiểu sẽ không có mùi.
Đau, rát khi đi tiểu, tiểu rắt
Thông thường khi sỏi rơi xuống niệu quản hoặc từ bàng quang ra niệu đạo sẽ gây tắc đường dẫn tiểu dẫn đến tiểu khó, buốt. Ngoài ra, viên sỏi cọ vào niêm mạc niệu quản và niệu đạo, gây đau và nóng rát khi đi tiểu.
Sưng vùng thận
Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sỏi thận có thể sưng thận. Bạn có thể nhận thấy vùng bụng chứa thận, khu vực bụng xung quanh và háng bị sưng.
Vô niệu
Trường hợp sỏi niệu quản có thể gây ra tình trạng vô niệu một phần hoặc hoàn toàn (tình trạng bạn không đi tiểu được). Vô niệu một phần là do viên sỏi gây tắc một bên thận. Trường hợp hiếm gặp là sỏi làm cả hai bên niệu quản đều co thắt gây vô niệu hoàn toàn. Tình huống này bạn nên đến cơ sở y tế ngay để được giải quyết kịp thời để tránh các tình huống xấu: vỡ thận hoặc suy thận cấp xảy ra.
Ngọc Thi
Sỏi đài thận, bể thận, sỏi niệu quản, bàng quang dễ tái phát, nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thận có thể mất chức năng không hồi phục. Với gần 20 năm có mặt trên thị trường, thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang F thế hệ mới chứa hàm lượng lớn tinh chất kim tiền thảo, thu được bởi công nghệ chiết, cô chân không hiện đại. Do hàm lượng dược chất cao, thuốc có tác dụng hỗ trợ bào mòn sỏi, kể cả những viên sỏi to, sỏi nằm ở sâu trong đài, kẽ thận.
Thuốc cốm Sirnakarang F góp phần ngăn ngừa hình thành sỏi, hạn chế tái phát sỏi thận, sỏi đường tiết niệu. Thuốc dạng cốm, dễ uống, dễ hấp thu, thúc đẩy quá trình điểu trị, giúp bào mòn và tan sỏi nhanh.
Thuốc cốm Sirnakarang F - phòng và trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang.
Liều dùng - điều trị: Ngày uống 2 lần, mỗi lần một gói vào buổi sáng, tối, pha với 200ml nước ấm dùng liên tục trong 1- 2 tháng, khi dùng thuốc nên uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
Thuốc cốm Sirnakarang F được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh, theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc
Điện thoại tư vấn: (024) 3 990 6195 - 3 668 6226. XNQC số 0932/2018/XNQC/QLD, Bộ y tế cấp ngày 6/6/2018. Thông tin truy cập Website http://soithan.vn/.