Người vợ được khám phụ khoa, siêu âm đánh giá buồng trứng, tử cung. Người chồng được xét nghiệm tinh dịch đồ, khám nam khoa.
Điều kiện là hai vợ chồng kết hôn hợp pháp, sức khỏe bình thường, trong độ tuổi lao động. Vợ chồng chưa từng có con, chưa thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), thụ tinh nhân tạo (IUI) hay đã thất bại một chu kỳ.
Liên hệ qua số điện thoại 0237 395 2345 hoặc đăng ký trực tiếp tại khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa.
Đây là lần thứ hai bệnh viện tổ chức khám hiếm muộn miễn phí.
Bác sĩ Cao Thị Dung, Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản, cho biết hiện cứ khoảng 10 cặp vợ chồng có một đôi gặp khó khăn trong sinh con. Chần chừ thăm khám có thể khiến khả năng có con về sau càng khó khăn hơn do năng lực sinh sản liên quan mật thiết đến độ tuổi.
"Vợ chồng giao hợp bình thường một năm hoặc 6 tháng đối với phụ nữ 35-40 tuổi, 3 tháng đối với phụ nữ trên 40 tuổi, không áp dụng biện pháp ngừa thai mà chưa có con, hãy đi khám hiếm muộn ngay", bác sĩ Dung nói.
Nguyên nhân hiếm muộn rất đa dạng, có thể do vợ, do chồng hoặc do cả hai. Về phía người vợ, nguyên nhân phổ biến là tắc hoặc ứ dịch vòi tử cung, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, suy buồng trứng, u xơ tử cung, polyp buồng tử cung... Với người chồng thường là do tinh trùng yếu hoặc không có tinh trùng (nguyên nhân bệnh lý, bất thường nhiễm sắc thể), rối loạn xuất tinh, xuất tinh ngược dòng.
Trung bình mỗi năm, khoa Hỗ trợ sinh sản thực hiện trên 500 chu kỳ IVF, tỷ lệ thành công khoảng 61%. Nhiều người thụ tinh trong ống nghiệm thành công cũng quay lại sử dụng phôi trữ để thực hiện chuyển phôi lần 2, 3.