1. Nguyễn Thị Ánh Viên (Bơi lội)
Kình ngư người Cần Thơ không chỉ là VĐV nổi trội bậc nhất SEA Games 28, mà còn là người thành công nhất trong lịch sử của đoàn thể thao Việt Nam tham dự đại hội thể thao Đông Nam Á. Ánh Viên đang giữ kỷ lục là người giành nhiều HC vàng nhất trong một kỳ SEA Games (8).
Sự thống trị của Ánh Viên trên đường đua xanh khu vực, với tám lần phá kỷ lục, trở thành niềm tự hào mới của thể thao của Việt Nam. Ở một môn không phải thế mạnh, Việt Nam vẫn sản sinh ra một VĐV khiến cường quốc bơi lội ở Đông Nam Á như Singapore phải nể phục và săn đón.
1. Nguyễn Thị Ánh Viên (Bơi lội)
Kình ngư người Cần Thơ không chỉ là VĐV nổi trội bậc nhất SEA Games 28, mà còn là người thành công nhất trong lịch sử của đoàn thể thao Việt Nam tham dự đại hội thể thao Đông Nam Á. Ánh Viên đang giữ kỷ lục là người giành nhiều HC vàng nhất trong một kỳ SEA Games (8).
Sự thống trị của Ánh Viên trên đường đua xanh khu vực, với tám lần phá kỷ lục, trở thành niềm tự hào mới của thể thao của Việt Nam. Ở một môn không phải thế mạnh, Việt Nam vẫn sản sinh ra một VĐV khiến cường quốc bơi lội ở Đông Nam Á như Singapore phải nể phục và săn đón.
2. Đinh Phương Thành (Thể dục dụng cụ)
Phương Thành trở thành "nam vương" mới của làng TDDC với bốn tấm HC vàng đoạt được ở SEA Games 28, trong đó có nội dung khó khăn nhất: toàn năng. Đây là thành công tiếp nối tấm HC đồng anh nhận được ở ASIAD 17.
Phương Thành được đánh giá cao ở sự tinh tế trong từng động tác khi trình diễn bài thi. VĐV sinh năm 1995 còn được biết đến với nghị lực phi thường, vượt qua những ngày tháng bệnh tật và xa gia đình đi tập huấn ở Trung Quốc khi còn nhỏ. Mục tiêu tiếp theo của Đinh Phương Thành là đấu trường Olympic.
2. Đinh Phương Thành (Thể dục dụng cụ)
Phương Thành trở thành "nam vương" mới của làng TDDC với bốn tấm HC vàng đoạt được ở SEA Games 28, trong đó có nội dung khó khăn nhất: toàn năng. Đây là thành công tiếp nối tấm HC đồng anh nhận được ở ASIAD 17.
Phương Thành được đánh giá cao ở sự tinh tế trong từng động tác khi trình diễn bài thi. VĐV sinh năm 1995 còn được biết đến với nghị lực phi thường, vượt qua những ngày tháng bệnh tật và xa gia đình đi tập huấn ở Trung Quốc khi còn nhỏ. Mục tiêu tiếp theo của Đinh Phương Thành là đấu trường Olympic.
3. Nguyễn Thị Huyền (Điền kinh)
Nếu Ánh Viên là thành công nằm trong kỳ vọng của người hâm mộ thì Nguyễn Thị Huyền lại là một bất ngờ lớn. VĐV quê Nam Định không được đầu tư chuyên biệt như đồng đội Quách Thị Lan nhưng tỏa sáng rực rỡ ở SEA Games 28. Cô gái sinh năm 1993 giành ba HC vàng ở các nội dung 400 mét rào, 400 mét và 4x 400 mét tiếp sức nữ.
Nguyễn Thị Huyền phá một kỷ lục SEA Games và đạt chuẩn dự Olympic 2016 tới hai nội dung chạy cá nhân. Ba HC vàng của Nguyễn Thị Huyền góp vào thành công chưa từng có của điền kinh Việt Nam ở một đại hội (giành tổng cộng 11 HC vàng).
3. Nguyễn Thị Huyền (Điền kinh)
Nếu Ánh Viên là thành công nằm trong kỳ vọng của người hâm mộ thì Nguyễn Thị Huyền lại là một bất ngờ lớn. VĐV quê Nam Định không được đầu tư chuyên biệt như đồng đội Quách Thị Lan nhưng tỏa sáng rực rỡ ở SEA Games 28. Cô gái sinh năm 1993 giành ba HC vàng ở các nội dung 400 mét rào, 400 mét và 4x 400 mét tiếp sức nữ.
Nguyễn Thị Huyền phá một kỷ lục SEA Games và đạt chuẩn dự Olympic 2016 tới hai nội dung chạy cá nhân. Ba HC vàng của Nguyễn Thị Huyền góp vào thành công chưa từng có của điền kinh Việt Nam ở một đại hội (giành tổng cộng 11 HC vàng).
4. Nguyễn Tiến Nhật (Đấu kiếm)
Tiến Nhật là VĐV mang về tấm HC vàng đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam. Anh sau đó cũng có thêm một lần nhận HC vàng ở nội dung đồng đội kiếm ba cạnh.
Tiến Nhật cũng vào danh sách các VĐV tiêu biểu ở SEA Games 28 do báo Singapore bầu chọn với sự lấn lướt các tay kiếm chủ nhà, đặc biệt là Lim Wen Wei. Tay kiếm 25 tuổi không phải là người xa lạ với người hâm mộ đấu kiếm. Anh từng giành vé đi Olympic, giành HC đồng ở ASIAD 17.
4. Nguyễn Tiến Nhật (Đấu kiếm)
Tiến Nhật là VĐV mang về tấm HC vàng đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam. Anh sau đó cũng có thêm một lần nhận HC vàng ở nội dung đồng đội kiếm ba cạnh.
Tiến Nhật cũng vào danh sách các VĐV tiêu biểu ở SEA Games 28 do báo Singapore bầu chọn với sự lấn lướt các tay kiếm chủ nhà, đặc biệt là Lim Wen Wei. Tay kiếm 25 tuổi không phải là người xa lạ với người hâm mộ đấu kiếm. Anh từng giành vé đi Olympic, giành HC đồng ở ASIAD 17.
5. Phan Thị Hà Thanh (Thể dục dụng cụ)
TDDC vẫn là mỏ vàng của thể thao Việt Nam và Hà Thanh cũng đóng vai trò quan trọng. VĐV quê Hải Phòng giành được ba HC vàng, một HC đồng dù gặp chấn thương trước ngày thi đấu ở SEA Games 28.
Hà Thanh vẫn thống trị ở nội dung toàn năng nữ, cầu thăng bằng, nhảy chống. Ở các nội dung khác không phải sở trường như xà lệch, biểu diễn tự do, Hà Thanh vẫn cố gắng thử sức để hoàn thiện bản thân.
5. Phan Thị Hà Thanh (Thể dục dụng cụ)
TDDC vẫn là mỏ vàng của thể thao Việt Nam và Hà Thanh cũng đóng vai trò quan trọng. VĐV quê Hải Phòng giành được ba HC vàng, một HC đồng dù gặp chấn thương trước ngày thi đấu ở SEA Games 28.
Hà Thanh vẫn thống trị ở nội dung toàn năng nữ, cầu thăng bằng, nhảy chống. Ở các nội dung khác không phải sở trường như xà lệch, biểu diễn tự do, Hà Thanh vẫn cố gắng thử sức để hoàn thiện bản thân.
6. Lâm Quang Nhật (Bơi)
VĐV quê Bạc Liêu không chỉ bảo vệ thành công HC vàng ở cự ly 1500 mét tự do, mà còn phá luôn kỷ lục SEA Games nhờ sức bền đáng kinh ngạc dù thể hình không nổi trội.
Thành tích 15 phút 31 giây 03 của Quang Nhật vượt qua đỉnh cao cũ của SEA Games đã tồn tại sáu năm, do VĐV Ryan Arabejo thiết lập ở SEA Games 2009 tại Lào.
6. Lâm Quang Nhật (Bơi)
VĐV quê Bạc Liêu không chỉ bảo vệ thành công HC vàng ở cự ly 1500 mét tự do, mà còn phá luôn kỷ lục SEA Games nhờ sức bền đáng kinh ngạc dù thể hình không nổi trội.
Thành tích 15 phút 31 giây 03 của Quang Nhật vượt qua đỉnh cao cũ của SEA Games đã tồn tại sáu năm, do VĐV Ryan Arabejo thiết lập ở SEA Games 2009 tại Lào.
7. Nguyễn Văn Lai (Điền kinh)
Kiện tướng điền kinh giành HC vàng ở nội dung chạy 5000 mét. Thành tích 14 phút 04 giây 82 giúp cựu anh nuôi quân đội này phá một trong những kỷ lục tồn tại lâu nhất SEA Games, 14 phút 08 giây 97, do Ramachandran Murusamy (Malaysia) lập cách đây 22 năm.
7. Nguyễn Văn Lai (Điền kinh)
Kiện tướng điền kinh giành HC vàng ở nội dung chạy 5000 mét. Thành tích 14 phút 04 giây 82 giúp cựu anh nuôi quân đội này phá một trong những kỷ lục tồn tại lâu nhất SEA Games, 14 phút 08 giây 97, do Ramachandran Murusamy (Malaysia) lập cách đây 22 năm.
8. Hoàng Quý Phước (Bơi lội)
Ở nội dung 200m tự do nam, Quý Phước đánh bại các đối thủ nặng ký của Singapore và Thái Lan để cán đích đầu tiên với 1 phút 48 giây 96, vượt qua kỷ lục 1 phút 49 giây 22 do Henry Bego Daniel William của Malaysia xác lập từ năm 2009.
8. Hoàng Quý Phước (Bơi lội)
Ở nội dung 200m tự do nam, Quý Phước đánh bại các đối thủ nặng ký của Singapore và Thái Lan để cán đích đầu tiên với 1 phút 48 giây 96, vượt qua kỷ lục 1 phút 49 giây 22 do Henry Bego Daniel William của Malaysia xác lập từ năm 2009.
9. Trương Đình Hoàng (Quyền anh)
Đây là nam võ sĩ đầu tiên giành HC vàng ở các kỳ SEA Games cho quyền anh Việt Nam. VĐV người Tây Nguyên vô địch ở hạng cân dưới 75 kg. Trong trận chung kết, Đình Hoàng hạ gục tay đấm Khakhokkhruea Aphisit – nhà vô địch quyền anh thế giới năm 2013.
9. Trương Đình Hoàng (Quyền anh)
Đây là nam võ sĩ đầu tiên giành HC vàng ở các kỳ SEA Games cho quyền anh Việt Nam. VĐV người Tây Nguyên vô địch ở hạng cân dưới 75 kg. Trong trận chung kết, Đình Hoàng hạ gục tay đấm Khakhokkhruea Aphisit – nhà vô địch quyền anh thế giới năm 2013.
10. Lê Trọng Hinh (Điền kinh)
Chân chạy 19 tuổi gây bất ngờ khi giành HC vàng ở cự ly 200 mét. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử điền kinh Việt Nam có một VĐV nam lên ngôi tại SEA Games ở cự ly này.
10. Lê Trọng Hinh (Điền kinh)
Chân chạy 19 tuổi gây bất ngờ khi giành HC vàng ở cự ly 200 mét. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử điền kinh Việt Nam có một VĐV nam lên ngôi tại SEA Games ở cự ly này.
VnExpress