Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể chậm, tuy nhiên một lực lượng hùng hậu từ người tiêu dùng ở tầng lớp trung lưu nước này đang ngày càng tăng lên mạnh mẽ.
Sự kết hợp của 2 xu hướng trên – tăng trưởng chậm và người tiêu dùng ngày càng sành điệu hơn - có thể báo hiệu cho sự xuất hiện một kỷ nguyên mới đối với những tập đoàn khổng lồ Trung Quốc, theo báo cáo gần đây của Milward Brown Optimor và WPP Brandz. Báo cáo mới này xếp hạng 50 thương hiệu có giá trị nhất Trung Quốc, theo tính toán riêng của họ.
Dưới đây là top 10 tập đoàn lớn mạnh nhất Trung Quốc:
Sinopec |
Kweichow Moutai |
Bank of China |
China Life |
Agricultural Bank of China Giá trị thương hiệu: 17,3 tỷ USD Trụ sở chính tại: Bắc Kinh Lĩnh vực: Tổ chức tài chính Năm thành lập: 1951 Là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Trung Quốc, ngân hàng này đã thật sự lên hương hồi năm ngoái nhờ vào công nghệ tiên tiến kết nối được với các khách hàng trong nước và mở rộng sự hiện diện ở nước ngoài. Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc chững lại, các ngân hàng vẫn đạt mức lợi nhuận tốt trong nửa đầu năm 2012, nhờ khách hàng đông đảo từ khu vực nông thôn. |
Tencent Giá trị thương hiệu: 20,2 tỷ USD Trụ sở chính tại: Thâm Quyến Lĩnh vực: Công nghệ Năm thành lập: 1998 Tencent là công ty hàng đầu về công nghệ tại Trung Quốc. Công ty sở hữu sản phẩm như Weibo, một dạng trang tiểu blog như Twitter, trình ứng dụng nhắn tin qua di động phổ biến là Weixin và dịch vụ tin nhắn tức thời QQ với hơn 700 triệu người sử dụng. Hiện Tencent đang mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, gần đây công ty đã mua 49% cổ phần của công ty sản xuất game Level Up, trụ sở Singapore và ký thỏa thuận với hãng Disney, Mỹ. |
Baidu Inc. Giá trị thương hiệu: 22,7 tỷ USD Trụ sở chính tại: Bắc Kinh Lĩnh vực: Công nghệ Năm thành lập: 2000 Baidu, công cụ tìm kiếm lớn thứ hai thế giới và đây là công ty Trung Quốc đầu tiên được vào danh sách trong chỉ số NASDAQ-100. Baidu được coi là Google của Trung Quốc. Vào năm 2012, Baidu đã tung ra một điện thoại thông minh giá rẻ dùng hệ điều hành riêng của nó, đồng thời công ty giới thiệu thêm dịch vụ Baidu Cloud và một trình duyệt dành cho điện thoại Android. Doanh số điện thoại di động của Baidu tăng gấp 3 lần năm ngoái. |
China Construction Bank Giá trị thương hiệu: 24 tỷ USD Trụ sở chính tại: Bắc Kinh Lĩnh vực: Tổ chức tài chính Năm thành lập: 1954 Hoạt động vay nợ của chính phủ Trung Quốc để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng và kích thích kinh tế đã giúp China Construction Bank vượt qua sự suy giảm kinh tế gần đây. Ngoài việc mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế, ngân hàng này cũng đã phát triển mối quan hệ với các doanh nghiệp hàng đầu như PetroChina và Ningbo để kiểm soát rủi ro và đảm bảo tốc độ tăng trưởng đều đặn ở thị trường trong nước trong những năm tới. |
ICBC Giá trị thương hiệu: 40,4 tỷ USD Trụ sở chính tại: Bắc Kinh Lĩnh vực: Tổ chức tài chính Năm thành lập: 1984 Khi ICBC được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong và Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải vào tháng 10/2006, ICBC thiết lập kỷ lục thế giới về vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất, trị giá 21,9 tỷ USD. Hiện nay, ICBC đang đẩy mạnh các kế hoạch mở rộng hoạt động ở nước ngoài, chủ yếu là thị trường Mỹ Latin. Ngân hàng này sẽ sớm mở chi nhánh ở Argentina, Brazil, Peru và Mumbai. |
China Mobile Giá trị thương hiệu: 50,6 tỷ USD Trụ sở chính tại: Bắc Kinh Lĩnh vực: Nhà cung cấp viễn thông Năm thành lập: 1997 Với gần 700 triệu khách hàng thuê bao, China Mobile là nhà cung cấp dịch vụ không dây lớn nhất thế giới. Công ty này đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng trong việc truyền dữ liệu trên di động và họ tiếp tục theo xu thế này. Gần đây, China Mobile đã mở rộng dịch vụ 3G và hiện đang chạy thử nghiệm dịch vụ 4G. |
Mai Phương (theo BI)