Âm thanh làm tình của rùa biển tạo hiệu ứng tốt
Âm thanh mỗi loài động vật phát ra rất hữu ích trong việc thu hút đối phương và bạn tình. Để tạo hiệu ứng âm thanh của khủng long Velociraptor, các nhà làm phim của Công viên kỷ Jura đã sử dụng các bản ghi âm về âm thanh giao phối của rùa biển.
Cá mập có khả năng thay đổi hình thức sinh sản
Các nhà khoa học Australia đã tìm thấy cá mập có khả năng sinh sản đồng trinh hay gọi là sinh sản vô tính. Trong đó, cá mập vằn tên là Leonie từng sinh sản sau khi giao phối với con đực, sau đó có thể đẻ trứng mà không cần con đực trong suốt 3 năm. Chúng trở thành loài cá mập đầu tiên vừa có khả năng sinh sản vô tính vừa có khả năng sinh sản hữu tính.
Sâu có thể sinh sản vô tính
Sau khi sắp xếp trình tự DNA của loài sâu sinh sản vô tính, các nhà khoa học đã phát hiện loài sâu có tên là Diplowscapter pachys chưa hề có quan hệ tình dục trong suốt 18 triệu năm. Nhưng là một trong những loài sâu sinh sản vô tính được biết đến lâu nhất.
Mùi hương có thể thu hút hổ và báo đốm
Theo nghiên cứu, hổ, báo đốm có thể bị kích thích và cuốn hút bằng mùi hương hoặc nước hoa. Vì vậy kiểm lâm thường hay sử dụng dầu thơm để dụ hổ và báo đốm.
Hàu biển thay đổi hình dạng dương vật
Dương vật của hàu biển có thể kéo dài gấp 8 lần chiều dài cơ thể trong khi chỉ có một số loài linh trưởng mới có thể thay đổi kích cỡ dương vật. Hàu biển còn có thể thay đổi hình dạng dương vật để thích nghi với môi trường xung quanh.
Bọ nước phát ra âm thanh lớn khi giao phối
Vào mùa giao phối, loài bọ nước Micronecta scholtzi có khả năng phát ra âm thanh 100 decibel (đơn vị đo cường độ âm thanh), lớn hơn âm thanh của một con cá nhà táng nếu tính theo kích thước. Âm thanh giao phối của loài bọ nước này tương đương với âm thanh bạn nghe một buổi hòa nhạc rock.
Vịt cái bảo vệ bản thân bằng âm đạo của chúng
Khác với những loài khác, một số loài vịt có âm đạo và dương vật hình xoắn dài. Để chống lại sự ép buộc giao phối của vịt đực, âm đạo của vịt cái đã dần tiến hóa với hình xoắn theo hướng ngược lại so với vịt đực, ngăn không cho vịt đực đến gần.
Đa số các loài chim đều không có dương vật
Chỉ 3% loài chim có dương vật như đà điểu và vịt. Ở những loài gia cầm không có dương vật, chúng giao phối theo cách mà các nhà sinh vật học gọi là "chạm nhau qua lỗ huyệt" (cloacal kiss), tức là sự tiếp xúc nhanh qua một lỗ có ở cả 2 giống đực và cái – lỗ này vừa có chức năng bài tiết vừa là phương tiện để phóng trứng và tinh trùng.
Chim đực có thể liều mạng để gây ấn tượng với bạn tình
Một số loài chim nhỏ như chim bạc má thường tụ tập để săn con mồi lớn hơn mình. Nhiều người cho rằng hành động đó nhằm mục đích bảo vệ nhưng nhà nghiên cứu Brazil đã đưa ra kết luận khác. Họ làm một vài con cú giả, những con cú giả này là loài ăn những loài chim nhỏ hơn mình và là loài không ăn thịt. Kết quả cho thấy, những con cú không ăn thịt đều bị chim bạc má tấn công nhiều hơn. Như vậy, chim đực thường tìm đối thủ yếu hơn để có cơ hội thể hiện được kỹ năng phòng thủ tự vệ cho bạn tình của chúng xem.
Động vật có thể giao phối ở ngoài không gian
NASA cho biết một số loài động vật có khả năng giao phối và sinh sản ngoài không gian. Năm 2018, NASA thực hiện nhiệm vụ đưa tinh trùng của con người và tinh trùng của bò đực ra ngoài vũ trụ với mục đích nghiên cứu không gian vi trọng lượng sẽ ảnh hưởng tới sự vận động của các tế bào tinh trùng.
Nguyễn Xuân (Theo Mentalfloss)