
Hugo Rodallega (Fulham)
Để thắng Everton trong cuộc đấu giá Rodallega hè năm ngoái khi anh này hết hợp đồng ở Wigan, Fulham được cho là phải è cổ trả tiền đạo người Colombia những 75.000 bảng lương tuần.
Nhưng đổi lại, đóng góp từ Rodagella cho đội chủ sân Craven Cottage lại rất nghèo nàn với chỉ 24 trận Ngoại hạng Anh, ba bàn thắng và vẻn vẹn một đường chuyền thành bàn. Hợp đồng giữa hai bên còn hai năm hiệu lực và Fulham có lẽ đang cầu trời khấn phật để chân sút 27 tuổi này lấy lại phong độ ấn tượng như thời ở Wigan từ mùa tới.
Hugo Rodallega (Fulham)
Để thắng Everton trong cuộc đấu giá Rodallega hè năm ngoái khi anh này hết hợp đồng ở Wigan, Fulham được cho là phải è cổ trả tiền đạo người Colombia những 75.000 bảng lương tuần.
Nhưng đổi lại, đóng góp từ Rodagella cho đội chủ sân Craven Cottage lại rất nghèo nàn với chỉ 24 trận Ngoại hạng Anh, ba bàn thắng và vẻn vẹn một đường chuyền thành bàn. Hợp đồng giữa hai bên còn hai năm hiệu lực và Fulham có lẽ đang cầu trời khấn phật để chân sút 27 tuổi này lấy lại phong độ ấn tượng như thời ở Wigan từ mùa tới.

Stewart Downing (Liverpool)
Con số cụ thể không được tiết lộ, nhưng theo báo chí Anh, lương tuần của Downing ở sân Anfield giao động trong khoảng 70.000 đến 80.000 bảng. Nhưng dù con số anh thực lĩnh là bao nhiêu đi nữa trong khoảng này, Downing vẫn là nỗi thất vọng lớn của Liverpool.
Ba bàn thắng và năm đường kiến tạo thành bàn trong hai mùa giải ở sân Anfield rõ ràng không hề tương xứng với khoản phí chuyển nhượng 20 triệu bảng cùng bảy triệu bảng tiền lương mỗi năm Liverpool bỏ ra để có Downing.
Stewart Downing (Liverpool)
Con số cụ thể không được tiết lộ, nhưng theo báo chí Anh, lương tuần của Downing ở sân Anfield giao động trong khoảng 70.000 đến 80.000 bảng. Nhưng dù con số anh thực lĩnh là bao nhiêu đi nữa trong khoảng này, Downing vẫn là nỗi thất vọng lớn của Liverpool.
Ba bàn thắng và năm đường kiến tạo thành bàn trong hai mùa giải ở sân Anfield rõ ràng không hề tương xứng với khoản phí chuyển nhượng 20 triệu bảng cùng bảy triệu bảng tiền lương mỗi năm Liverpool bỏ ra để có Downing.

Abou Diaby (Arsenal)
Khi số lần chấn thương của một cầu thủ trong ba năm bằng phân nửa số trận cầu thủ này thi đấu, đó dứt khoát là một sự lãng phí tài nguyên nghiêm trọng. Càng tệ hơn khi cầu thủ đó lĩnh lương tuần 60.000 bảng và đội bóng của anh ta thì luôn than chật vật trong việc tuyển mộ những ngôi sao lớn vì ngại yếu tố lương bổng.
Nhưng đó chính xác là trường hợp của tiền vệ người Pháp Abou Diaby ở Arsenal.
Abou Diaby (Arsenal)
Khi số lần chấn thương của một cầu thủ trong ba năm bằng phân nửa số trận cầu thủ này thi đấu, đó dứt khoát là một sự lãng phí tài nguyên nghiêm trọng. Càng tệ hơn khi cầu thủ đó lĩnh lương tuần 60.000 bảng và đội bóng của anh ta thì luôn than chật vật trong việc tuyển mộ những ngôi sao lớn vì ngại yếu tố lương bổng.
Nhưng đó chính xác là trường hợp của tiền vệ người Pháp Abou Diaby ở Arsenal.

Darren Bent (Aston Villa)
Chín bàn thắng của Bent cuối mùa 2010-2011 cứu cho Aston Villa khỏi xuống hạng mùa đó và phần nào chứng tỏ ban lãnh đạo đã không sai khi chi tới 20 triệu bảng để mua chân sút này về từ Sunderland.
Nhưng hiện tại, sự hiện diện của Bent chỉ khiến Aston Villa thêm đau đầu vì chuyện tài chính. Mức lương tuần 70.000 bảng trả cho anh này là gánh nặng quá lớn cho đội chủ sân Villa Park khi Bent chỉ đá chính được đúng tám trận Ngoại hạng Anh mùa vừa qua vì phong độ sa sút không phanh.
Một số báo Anh gần đây đưa tin Aston Villa sẵn sàng chịu lỗ 14 triệu bán Bent ngay hè này với giá chỉ 6 triệu, chỉ để không phải è cổ gánh khoản tiền lương quá lớn của anh.
Darren Bent (Aston Villa)
Chín bàn thắng của Bent cuối mùa 2010-2011 cứu cho Aston Villa khỏi xuống hạng mùa đó và phần nào chứng tỏ ban lãnh đạo đã không sai khi chi tới 20 triệu bảng để mua chân sút này về từ Sunderland.
Nhưng hiện tại, sự hiện diện của Bent chỉ khiến Aston Villa thêm đau đầu vì chuyện tài chính. Mức lương tuần 70.000 bảng trả cho anh này là gánh nặng quá lớn cho đội chủ sân Villa Park khi Bent chỉ đá chính được đúng tám trận Ngoại hạng Anh mùa vừa qua vì phong độ sa sút không phanh.
Một số báo Anh gần đây đưa tin Aston Villa sẵn sàng chịu lỗ 14 triệu bán Bent ngay hè này với giá chỉ 6 triệu, chỉ để không phải è cổ gánh khoản tiền lương quá lớn của anh.

Emmanuel Adebayor (Tottenham)
Adebayor từng chơi ấn tượng khi khoác áo Tottenham dưới dạng cho mượn, nhưng sau khi được CLB thành London này mua và trả lương 100.000 bảng mỗi tuần, anh lại sa sút không phanh.
Phong độ tệ hại cùng đóng góp khiêm tốn của tiền đạo 29 tuổi người Togo mùa vừa qua - đá 24 trận, ghi năm bàn và chỉ có hai đường kiến tạo ở Ngoại hạng Anh - khiến Tottenham thấy hối hận vì đã đề nghị trả anh này mức lương quá cao.
Theo tờ Sport Mail (Anh), Tottenham đang tìm cách tống khứ Adebayor ngay hè này.
Emmanuel Adebayor (Tottenham)
Adebayor từng chơi ấn tượng khi khoác áo Tottenham dưới dạng cho mượn, nhưng sau khi được CLB thành London này mua và trả lương 100.000 bảng mỗi tuần, anh lại sa sút không phanh.
Phong độ tệ hại cùng đóng góp khiêm tốn của tiền đạo 29 tuổi người Togo mùa vừa qua - đá 24 trận, ghi năm bàn và chỉ có hai đường kiến tạo ở Ngoại hạng Anh - khiến Tottenham thấy hối hận vì đã đề nghị trả anh này mức lương quá cao.
Theo tờ Sport Mail (Anh), Tottenham đang tìm cách tống khứ Adebayor ngay hè này.

Fernando Torres (Chelsea)
Một cầu thủ ghi 23 bàn thắng một mùa có lẽ không đáng bị xếp vào diện điển hình về sự phung phí tiền lương. Nhưng nếu cầu thủ này chỉ ghi được 8 trong 23 bàn đó ở giải Ngoại hạng và lĩnh lương tuần tới 175.000 bảng, thì câu chuyện sẽ rất khác.
Nói về Torres ở Chelsea hiện tại là nói về một cầu thủ ăn mức lương của các ngôi sao hàng đầu thế giới, nhưng chỉ có đóng góp ngang một cầu thủ bậc trung cho đội bóng trả lương cho anh.
Fernando Torres (Chelsea)
Một cầu thủ ghi 23 bàn thắng một mùa có lẽ không đáng bị xếp vào diện điển hình về sự phung phí tiền lương. Nhưng nếu cầu thủ này chỉ ghi được 8 trong 23 bàn đó ở giải Ngoại hạng và lĩnh lương tuần tới 175.000 bảng, thì câu chuyện sẽ rất khác.
Nói về Torres ở Chelsea hiện tại là nói về một cầu thủ ăn mức lương của các ngôi sao hàng đầu thế giới, nhưng chỉ có đóng góp ngang một cầu thủ bậc trung cho đội bóng trả lương cho anh.

Marouane Chamakh (Arsenal)
Một nguồn tin của tờ Mirror (Anh) mới đây tiết lộ Arsenal mất tới 14 triệu bảng tiền lương trả cho Chamakh trong ba năm qua. Đây là một sự lãng phí khủng khiếp, nếu xét tới việc tiền đạo người Marocco này chỉ ghi được vẻn vẹn một bàn thắng cho các "Pháo Thủ" ở Ngoại hạng Anh hai năm qua.
Ngay cả khi đẩy Chamakh sang West Ham theo hợp đồng cho mượn hồi tháng 1, Arsenal vẫn phải chấp nhận trả một nửa khoản lương tuần 93.000 bảng của anh này. Trong khi đó, dù chỉ phải trả một nửa con số trên, phía West Ham về sau vẫn tỏ ý hối tiếc vì đã mượn phải "họng pháo xịt" của CLB cùng thành phố.
Marouane Chamakh (Arsenal)
Một nguồn tin của tờ Mirror (Anh) mới đây tiết lộ Arsenal mất tới 14 triệu bảng tiền lương trả cho Chamakh trong ba năm qua. Đây là một sự lãng phí khủng khiếp, nếu xét tới việc tiền đạo người Marocco này chỉ ghi được vẻn vẹn một bàn thắng cho các "Pháo Thủ" ở Ngoại hạng Anh hai năm qua.
Ngay cả khi đẩy Chamakh sang West Ham theo hợp đồng cho mượn hồi tháng 1, Arsenal vẫn phải chấp nhận trả một nửa khoản lương tuần 93.000 bảng của anh này. Trong khi đó, dù chỉ phải trả một nửa con số trên, phía West Ham về sau vẫn tỏ ý hối tiếc vì đã mượn phải "họng pháo xịt" của CLB cùng thành phố.

Anderson (Manchester United)
"Chúng tôi rất vui. Anderson tiến bộ đáng kể từ khi gia nhập MU và cậu ấy sắp trở thành một cầu thủ hàng đầu thực thụ", Ferguson nói như thế khi Anderson ký vào bản hợp đồng mới có thời hạn năm năm với Man Utd, với mức lương tuần được cho là tăng lên 80.000 bảng.
Nhưng ba năm sau thời điểm đó, Ferguson có lẽ sẽ thấy hối tiếc vì dự báo lạc quan quá sớm của ông về học trò người Brazil. Trong suốt ba năm đó, Anderson phần lớn đánh bạn với băng ghế dự bị và chỉ ra sân cả thảy 31 lần ở Ngoại hạng Anh.
Ngay cả khi Man Utd bán được Anderson trong hè 2013, theo ước tính của các CĐV, đội chủ sân Old Trafford vẫn mất toi 50 triệu bảng bao gồm phí chuyển nhượng, tiền lương, thưởng cho anh này.
Anderson (Manchester United)
"Chúng tôi rất vui. Anderson tiến bộ đáng kể từ khi gia nhập MU và cậu ấy sắp trở thành một cầu thủ hàng đầu thực thụ", Ferguson nói như thế khi Anderson ký vào bản hợp đồng mới có thời hạn năm năm với Man Utd, với mức lương tuần được cho là tăng lên 80.000 bảng.
Nhưng ba năm sau thời điểm đó, Ferguson có lẽ sẽ thấy hối tiếc vì dự báo lạc quan quá sớm của ông về học trò người Brazil. Trong suốt ba năm đó, Anderson phần lớn đánh bạn với băng ghế dự bị và chỉ ra sân cả thảy 31 lần ở Ngoại hạng Anh.
Ngay cả khi Man Utd bán được Anderson trong hè 2013, theo ước tính của các CĐV, đội chủ sân Old Trafford vẫn mất toi 50 triệu bảng bao gồm phí chuyển nhượng, tiền lương, thưởng cho anh này.

Shay Given (Aston Villa)
Đội chủ sân Villa Park được cho là đang chuẩn bị sẵn năm triệu bảng tiền đền bù chờ Given trở lại tập trung để thuyết phục anh này chấp nhận kết thúc sớm hợp đồng. Năm triệu bảng không hề là con số nhỏ, nhưng vẫn hứa hẹn nhỏ hơn đáng kể so với cả núi tiền lương mà Aston Villa sẽ phải trả cho Given nếu anh ở lại và thực hiện hết bản hợp đồng còn ba năm hiệu lực với mức lương tuần là 60.000 bảng.
Cả mùa vừa qua, Given gần như chỉ được dùng để đánh bóng băng ghế dự bị của Aston Villa, do thủ môn Brad Guzan được chọn bắt chính và chơi rất ổn định.
Shay Given (Aston Villa)
Đội chủ sân Villa Park được cho là đang chuẩn bị sẵn năm triệu bảng tiền đền bù chờ Given trở lại tập trung để thuyết phục anh này chấp nhận kết thúc sớm hợp đồng. Năm triệu bảng không hề là con số nhỏ, nhưng vẫn hứa hẹn nhỏ hơn đáng kể so với cả núi tiền lương mà Aston Villa sẽ phải trả cho Given nếu anh ở lại và thực hiện hết bản hợp đồng còn ba năm hiệu lực với mức lương tuần là 60.000 bảng.
Cả mùa vừa qua, Given gần như chỉ được dùng để đánh bóng băng ghế dự bị của Aston Villa, do thủ môn Brad Guzan được chọn bắt chính và chơi rất ổn định.

Maicon (Man City)
Man City từng mừng như bắt được vàng khi chỉ mất ba triệu bảng để tuyển mộ Maicon về từ Inter hè năm ngoái. Họ khi đó tin rằng cầu thủ người Brazil vẫn là một chiếc phản lực cơ bên cánh trái như thời cùng Inter đoạt cú ăn ba năm 2010 và vì thế, trả anh 100.000 bảng lương tuần.
Nhưng chỉ sau một năm, Man City nhận ra rõ đó là sai lầm lớn nhất của họ trong phiên chợ hè năm ngoái. Maicon chỉ ra sân vẻn vẹn 13 trận cho Man City trên mọi giải đấu và ngay cả trong những trận đó, anh cũng chẳng có đóng góp gì tích cực cho CLB. Bây giờ, dù tìm đỏ mắt, Man City vẫn chưa thấy đối tác nào chịu rước giúp họ cục nợ người Brazil này.
Maicon (Man City)
Man City từng mừng như bắt được vàng khi chỉ mất ba triệu bảng để tuyển mộ Maicon về từ Inter hè năm ngoái. Họ khi đó tin rằng cầu thủ người Brazil vẫn là một chiếc phản lực cơ bên cánh trái như thời cùng Inter đoạt cú ăn ba năm 2010 và vì thế, trả anh 100.000 bảng lương tuần.
Nhưng chỉ sau một năm, Man City nhận ra rõ đó là sai lầm lớn nhất của họ trong phiên chợ hè năm ngoái. Maicon chỉ ra sân vẻn vẹn 13 trận cho Man City trên mọi giải đấu và ngay cả trong những trận đó, anh cũng chẳng có đóng góp gì tích cực cho CLB. Bây giờ, dù tìm đỏ mắt, Man City vẫn chưa thấy đối tác nào chịu rước giúp họ cục nợ người Brazil này.
Phương My