Thứ năm, 14/11/2024
Thứ sáu, 28/4/2017, 20:03 (GMT+7)

10 sân bay có địa thế hiểm trở nhất thế giới

Sân bay Gibralta, Anh giao cắt với đại lộ Winston Churchill gần biên giới Tây Ban Nha, làm cản trở giao thông khi có máy bay hạ cánh hoặc khởi hành.

Tenzing Hillary, Nepal
Sân bay này nằm ở thị trấn Lukla, miền đông Nepal, được đặt tên theo Edmund Hillary và Tenzing Norgay, những người đầu tiên leo đến đỉnh Everest. Tenzing Hillary hầu như luôn có gió to, mây mù làm tầm nhìn hạn chế. Đường băng dài 460 m, chỉ phục vụ máy bay nhỏ và trực thăng.

Qamdo Bamda, Trung Quốc
Qando Bamda nằm ở Qamdo, Tây Tạng, Trung Quốc. Nó nằm trên độ cao 4.334 m và có đường băng dân dụng dài nhất thế giới, với chiều dài 5,5 km. Không khí loãng ở đây khiến hành khách cảm thấy chóng mặt, choáng váng, và động cơ máy bay phải chịu nhiều áp lực vì ít lực đẩy được tạo ra hơn.

Toncontin, Honduras
Sân bay quốc tế Toncontin nằm ở thủ đô Tegucigalpa, Honduras, phục vụ cho cả máy bay dân dụng lẫn quân sự. Nó có một đường băng duy nhất nằm trên độ cao 1.005 m, dài khoảng 2.100 m và gần đồi núi. Sân bay này là một trong những sân bay khó hạ cánh nhất thế giới, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu.

Sân bay Gustaf III, đảo Saint Barthelemy
Sân bay Gustaf III nằm trên hòn đảo Saint Barthelemy ở vùng biển Caribe. Sân bay có một đường băng ngắn, khoảng 650 m, nằm ở chân dốc hướng ra bãi biển, chỉ dành cho những máy bay nhỏ có dưới 20 hành khách hạ cánh. Máy bay cất cánh bay qua ngay trên đầu những du khách tắm nắng trên bãi biển.

Sân bay quốc tế Gibraltar, Anh
Sân bay quốc tế Gibralta là sân bay dân sự tại Gibraltar, một vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh. Đường băng của sân bay giao với đại lộ Winston Churchill, con đường chính đến biên giới Tây Ban Nha, khiến đại lộ luôn bị chặn lại mỗi khi máy bay cất hoặc hạ cánh. Việc hạ cánh trong mùa đông gây khó khăn cho các phi công vì luôn có gió lớn.

Sân bay quốc tế Barra, Scotland
Nằm trên đảo Barra, Outer Hebrides, Scotland, sân bay quốc tế Barra là nơi duy nhất trên thế giới mà các chuyến bay được sắp xếp theo lịch trình thủy triều lên xuống, do sử dụng bãi biển làm đường băng. Ba đường băng tạo thành một khu vực tam giác được đánh dấu bằng các cọc gỗ để điều phối máy bay hạ cánh trên bãi cát.

Sân bay Courchevel, Pháp
Sân bay Courchevel phục vụ các máy bay nhỏ và trực thăng ở khu vực trượt tuyết trên dãy Alps, Pháp. Nó nằm trên độ cao 6.588 m và có đường băng dài 525 m. Courchevel không được trang bị hệ thống cất hạ cánh chính xác nên máy bay không thể hạ cánh trong điều kiện thời tiết nhiều mây và sương mù.

Sân bay Juancho E. Yrausquin, Hà Lan
Sân bay Juancho E. Yrausquin nằm trên hòn đảo Saba, một vùng đặc khu của Hà Lan ở vùng biển Caribe. Đường băng dài 400 m, nằm bên sườn núi với hai đầu là biển. Chỉ có những máy bay cánh quạt của hãng hàng không địa phương mới có thể hạ cánh tại đây.

10 sân bay có địa thế hiểm trở nhất
 
 

Sân bay Juancho E. Yrausquin, Hà Lan

Sân bay Madeira, Bồ Đào Nha
Sân bay Madeira nằm trên đảo Madeira, Bồ Đào Nha, được bao quanh bởi núi và biển. Madeira có đường băng dài khoảng 1.600 m, sau đó được mở rộng thêm, nâng chiều dài lên 2.781 m. Do không đủ đất, phần đường băng mở rộng được xây trên 1 mặt phẳng nổi trên nước, được chống đỡ bởi 180 cây cột.

Sân bay Ice Runway, Nam Cực
Sân bay Ice Runway phục vụ cho chương trình nghiên cứu Nam Cực của Mỹ. Đường băng được làm từ băng, dài hơn 3.000 m và chỉ có thể sử dụng khi băng chưa tan. Các phi công nói rằng bề mặt đường băng cũng kiên cố như những sân bay bình thường khác, nhưng bánh xe máy bay có thể bị kẹt vào băng khi hạ cánh.

Theo TheRichest.

Thu Thảo

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về dulich@vnexpress.net