Atletico Madrid (hè 2014 - 137 triệu đôla)
Mất Thibaut Courtois, Filipe Luis và Diego Costa, nhà vô địch La Liga quyết định chi đậm để tiếp tục đua tranh các danh hiệu lớn trong mùa 2014-2014. Tuy nhiên, phần lớn các tên tuổi lớn mà họ đưa về đều chưa thể đáp ứng kỳ vọng. Trừ Mario Manzukic (giữa) đạt phong độ tốt, những Jan Oblak (trái), Alessico Cerci, Raul Jimenez đều chơi rất kém, Antoine Griezmann thì khi tỏ khi mờ.
Atletico Madrid (hè 2014 - 137 triệu đôla)
Mất Thibaut Courtois, Filipe Luis và Diego Costa, nhà vô địch La Liga quyết định chi đậm để tiếp tục đua tranh các danh hiệu lớn trong mùa 2014-2014. Tuy nhiên, phần lớn các tên tuổi lớn mà họ đưa về đều chưa thể đáp ứng kỳ vọng. Trừ Mario Manzukic (giữa) đạt phong độ tốt, những Jan Oblak (trái), Alessico Cerci, Raul Jimenez đều chơi rất kém, Antoine Griezmann thì khi tỏ khi mờ.
Ajax Amsterdam (hè 2008 - 43,6 triệu đôla)
43,6 triệu đôla có thể chỉ là con số nhỏ so với những CLB lớn, giàu có, nhưng với Ajax, đó là cả núi tiền. Đội bóng này cách đây sáu năm lập kỷ lục chuyển nhượng của bóng đá Hà Lan khi bỏ ra 19 triệu đôla, rước chân sút Miralem Sulejmani (trong ảnh) về từ Heerenveen, bên cạnh những bản hợp đồng không hề rẻ khác như Dario Cvitanich, Oleguer, Evander Sno và Ismail Aissati, hòng giúp tân HLV Marco Van Basten có đội hình mạnh nhất. Nhưng hai cái tên được kỳ vọng hơn cả là Sulejmani và Cvitanich lại rớt phong độ thảm hại. Ajax cuối mùa 2008-2009 chỉ cán đích thứ nhì ở giải VĐQG.
Ajax Amsterdam (hè 2008 - 43,6 triệu đôla)
43,6 triệu đôla có thể chỉ là con số nhỏ so với những CLB lớn, giàu có, nhưng với Ajax, đó là cả núi tiền. Đội bóng này cách đây sáu năm lập kỷ lục chuyển nhượng của bóng đá Hà Lan khi bỏ ra 19 triệu đôla, rước chân sút Miralem Sulejmani (trong ảnh) về từ Heerenveen, bên cạnh những bản hợp đồng không hề rẻ khác như Dario Cvitanich, Oleguer, Evander Sno và Ismail Aissati, hòng giúp tân HLV Marco Van Basten có đội hình mạnh nhất. Nhưng hai cái tên được kỳ vọng hơn cả là Sulejmani và Cvitanich lại rớt phong độ thảm hại. Ajax cuối mùa 2008-2009 chỉ cán đích thứ nhì ở giải VĐQG.
Real Madrid (hè 2009 - 324 triệu đôla)
Perez trở lại ghế chủ tịch và sân Bernabeu, trong hè 2009, liên tục sáng đèn chào đó những Kaka, Benzema, Ronaldo, Alonso, Raul Albiol, Alvaro Arbeloa, Ezequiel Garay, Esteban Granero với ước vọng sẽ giúp Real xô đổ sự thống trị của Barca ở cả La Liga lẫn Champions League.
Nhưng trong số này chỉ có Benzema, Ronaldo và Alonso chơi tốt, phần còn lại, đặc biệt là Kaka - bản hợp đồng trị giá 81 triệu đôla - gây thất vọng não nề. Real cuối mùa đó cũng chỉ về nhì La Liga và bị loại sớm từ vòng 1/8 Champions League.
Real Madrid (hè 2009 - 324 triệu đôla)
Perez trở lại ghế chủ tịch và sân Bernabeu, trong hè 2009, liên tục sáng đèn chào đó những Kaka, Benzema, Ronaldo, Alonso, Raul Albiol, Alvaro Arbeloa, Ezequiel Garay, Esteban Granero với ước vọng sẽ giúp Real xô đổ sự thống trị của Barca ở cả La Liga lẫn Champions League.
Nhưng trong số này chỉ có Benzema, Ronaldo và Alonso chơi tốt, phần còn lại, đặc biệt là Kaka - bản hợp đồng trị giá 81 triệu đôla - gây thất vọng não nề. Real cuối mùa đó cũng chỉ về nhì La Liga và bị loại sớm từ vòng 1/8 Champions League.
Liverpool (hè 2014 - 200 triệu đôla)
Suarez ra đi và để bù đắp cho khoảng trống mà anh này để lại, Liverpool đưa về một loạt hảo thủ như Mario Balotelli (phải, trong ảnh), Adam Lallana, Dejan Lovren, Lazar Markovic, Alberto Moreno. Nhưng đến giờ, qua gần nửa mùa giải, không ai trong số này tỏa sáng như kỳ vọng. Liverpool vì thế cũng sa sút theo, không còn nhiều hy vọng đua tranh ngôi vô địch Ngoại hạng Anh, đồng thời đã kết thúc cuộc phiêu lưu ở Champions League, nơi họ chỉ về thứ ba ở vòng bảng.
Liverpool (hè 2014 - 200 triệu đôla)
Suarez ra đi và để bù đắp cho khoảng trống mà anh này để lại, Liverpool đưa về một loạt hảo thủ như Mario Balotelli (phải, trong ảnh), Adam Lallana, Dejan Lovren, Lazar Markovic, Alberto Moreno. Nhưng đến giờ, qua gần nửa mùa giải, không ai trong số này tỏa sáng như kỳ vọng. Liverpool vì thế cũng sa sút theo, không còn nhiều hy vọng đua tranh ngôi vô địch Ngoại hạng Anh, đồng thời đã kết thúc cuộc phiêu lưu ở Champions League, nơi họ chỉ về thứ ba ở vòng bảng.
Juventus (2009 - 68,5 triệu đôla)
Trong hai mùa liên tiếp sau khi trở lại Serie A từ hè 2007, Juventus chưa bao giờ là kẻ thách thức thật sự trên đường đua tranh scudetto. Đó là lý do khiến họ chi đậm để tậu bộ đôi Brail, Diego Ribas (thứ hai từ phải sang) và Felipe Melo (ngoài cùng, phải), cùng hậu vệ dày dạn kinh nghiệm Fabio Grosso về trong hè 2009. Nhưng bộ ba này đều gây thất vọng, và Juventus chỉ có thể lấy lại vị thế ông lớn kể từ khi Antonio Conte được chỉ định làm HLV từ hè 2011.
Juventus (2009 - 68,5 triệu đôla)
Trong hai mùa liên tiếp sau khi trở lại Serie A từ hè 2007, Juventus chưa bao giờ là kẻ thách thức thật sự trên đường đua tranh scudetto. Đó là lý do khiến họ chi đậm để tậu bộ đôi Brail, Diego Ribas (thứ hai từ phải sang) và Felipe Melo (ngoài cùng, phải), cùng hậu vệ dày dạn kinh nghiệm Fabio Grosso về trong hè 2009. Nhưng bộ ba này đều gây thất vọng, và Juventus chỉ có thể lấy lại vị thế ông lớn kể từ khi Antonio Conte được chỉ định làm HLV từ hè 2011.
Lazio (hè 2001 - 150 triệu đôla)
Lazio khi đó nuôi tham vọng trở thành một quyền lực của bóng đá châu Âu và để phục vụ tham vọng ấy, họ đưa về Gaizka Mendieta, Darko Kovacevic, Stefano Fiore, Giuliano Giannichedda và Jaap Stam.
Người đắt nhất trong số này khi ngốn của CLB khoản phí 60 triệu đôla là Mendieta (áo xanh trong ảnh) trở thành nỗi thất vọng lớn nhất, còn Kovacevic thì khi tỏ khi mờ. Stam chơi ổn nhất, nhưng một mình anh không đủ vực dậy cả đội bóng. Lazio mùa đó trắng tay trên mọi mặt trận.
Lazio (hè 2001 - 150 triệu đôla)
Lazio khi đó nuôi tham vọng trở thành một quyền lực của bóng đá châu Âu và để phục vụ tham vọng ấy, họ đưa về Gaizka Mendieta, Darko Kovacevic, Stefano Fiore, Giuliano Giannichedda và Jaap Stam.
Người đắt nhất trong số này khi ngốn của CLB khoản phí 60 triệu đôla là Mendieta (áo xanh trong ảnh) trở thành nỗi thất vọng lớn nhất, còn Kovacevic thì khi tỏ khi mờ. Stam chơi ổn nhất, nhưng một mình anh không đủ vực dậy cả đội bóng. Lazio mùa đó trắng tay trên mọi mặt trận.
Monaco (hè 2013 - 237 triệu đôla)
Nhờ bầu sữa từ ông chủ tỷ phú Nga, Monaco liên tục giật bom tấn trên sàn chuyển nhượng hè 2009, sau khi họ thăng hạng trở lại Ligue 1. Sân Louis II được ví như một dải ngân hà lung linh với những Radamel Falcao, Joao Moutinho, James Rodriguez, Geoffrey Kondogbia, Jeremy Toulalan, Ricardo Carvalho.
Nhưng Falcao chấn thương từ giữa mùa giải và nghỉ suốt nửa cuối, trước khi sang Man Utd. James bị bán cho Real Madrid sau khi tỏa sáng ở World Cup. Moutinho, Toulalan đều gây thất vọng so với phong độ của chính họ ở các đội bóng cũ là Porto và Malaga. Monaco chỉ về nhì ở Ligue 1.
Trong ảnh, từ trái sang là Falcao, James Rodriguez, Moutinho và Toulalan.
Monaco (hè 2013 - 237 triệu đôla)
Nhờ bầu sữa từ ông chủ tỷ phú Nga, Monaco liên tục giật bom tấn trên sàn chuyển nhượng hè 2009, sau khi họ thăng hạng trở lại Ligue 1. Sân Louis II được ví như một dải ngân hà lung linh với những Radamel Falcao, Joao Moutinho, James Rodriguez, Geoffrey Kondogbia, Jeremy Toulalan, Ricardo Carvalho.
Nhưng Falcao chấn thương từ giữa mùa giải và nghỉ suốt nửa cuối, trước khi sang Man Utd. James bị bán cho Real Madrid sau khi tỏa sáng ở World Cup. Moutinho, Toulalan đều gây thất vọng so với phong độ của chính họ ở các đội bóng cũ là Porto và Malaga. Monaco chỉ về nhì ở Ligue 1.
Trong ảnh, từ trái sang là Falcao, James Rodriguez, Moutinho và Toulalan.
Tottenham (hè 2013 - 187 triệu đôla)
Bi kịch của Liverpool hiện tại từng xảy ra với Tottenham trước đó một năm, khi CLB thành London cũng vung tiền ồ ạt để khỏa lấp khoảng trống mà Gareth Bale để lại. Roberto Soldado, Erik Lamela, Paulinho, Christian Eriksen cùng một số cầu thủ giàu tiềm năng khác được mua về. Nhưng trừ Eriksen phần nào đáp ứng kỳ vọng, số còn lại đều chơi nhạt nhòa.
Tottenham (hè 2013 - 187 triệu đôla)
Bi kịch của Liverpool hiện tại từng xảy ra với Tottenham trước đó một năm, khi CLB thành London cũng vung tiền ồ ạt để khỏa lấp khoảng trống mà Gareth Bale để lại. Roberto Soldado, Erik Lamela, Paulinho, Christian Eriksen cùng một số cầu thủ giàu tiềm năng khác được mua về. Nhưng trừ Eriksen phần nào đáp ứng kỳ vọng, số còn lại đều chơi nhạt nhòa.
QPR (2012 - 62 triệu đôla)
Suýt rớt hạng mùa 2011-2012, QPR quyết định thay máu với hy vọng không còn thắc thỏm với nguy cơ trở lại giải Hạng nhất. Ji-Sung Park, Jose Bosingwa, Julio Cesar, Esteban Granero, Stephane M'Bia, và Loic Remy ồ ạt đổ bộ xuống sân Loftus Park trong mùa hè đắt đỏ nhất lịch sử CLB. Nhưng chẳng ai trong số này xứng đáng với khoản đầu tư và kỳ vọng của CLB, cuối mùa, QPR xuống hạng ở vị trí thứ 20.
QPR (2012 - 62 triệu đôla)
Suýt rớt hạng mùa 2011-2012, QPR quyết định thay máu với hy vọng không còn thắc thỏm với nguy cơ trở lại giải Hạng nhất. Ji-Sung Park, Jose Bosingwa, Julio Cesar, Esteban Granero, Stephane M'Bia, và Loic Remy ồ ạt đổ bộ xuống sân Loftus Park trong mùa hè đắt đỏ nhất lịch sử CLB. Nhưng chẳng ai trong số này xứng đáng với khoản đầu tư và kỳ vọng của CLB, cuối mùa, QPR xuống hạng ở vị trí thứ 20.
Anzhi (2011 - 143 triệu đôla)
Đội bóng vùng Bắc Caucausus tuyển mộ Roberto Carlos (phải), Samuel Eto’o (trái), M’bark Boussoufa, Jucilei và Mehdi Carcela cùng một số cầu thủ khác hòng hiện thực hóa tham vọng bá chủ bóng đá Nga của tỷ phú Suleyman Kerimov. Nhưng mục tiêu đó không bao giờ thành hiện thực, để rồi Anzhi phải bán tống bán tháo các ngôi sao trên khi Kerimov cắt giảm ngân sách, dẫn tới việc đội phải xuống hạng ở mùa giải 2014 vừa qua.
Anzhi (2011 - 143 triệu đôla)
Đội bóng vùng Bắc Caucausus tuyển mộ Roberto Carlos (phải), Samuel Eto’o (trái), M’bark Boussoufa, Jucilei và Mehdi Carcela cùng một số cầu thủ khác hòng hiện thực hóa tham vọng bá chủ bóng đá Nga của tỷ phú Suleyman Kerimov. Nhưng mục tiêu đó không bao giờ thành hiện thực, để rồi Anzhi phải bán tống bán tháo các ngôi sao trên khi Kerimov cắt giảm ngân sách, dẫn tới việc đội phải xuống hạng ở mùa giải 2014 vừa qua.
Linh Linh