Nghệ thuật trà đạo
Tới thành phố cổ Kitsuki thuộc tỉnh Oita, du khách có thể thử làm người Nhật với các trải nghiệm mặc kimono, dạo phố cổ thăm các nhà cổ, và tập pha trà. Tại đây có dịch vụ dạy khách du lịch pha trà, cách thưởng trà miễn phí, tuy nhiên phải đặt trước khi đến. Khâu chuẩn bị cho việc pha trà mất khoảng 15 -20 phút để đảm bảo đủ vật dụng, nguyên liệu cho khách trải nghiệm. Du khách tới sẽ có người hướng dẫn tận tình từng bước. Ảnh: Hương Chi.
Nghệ thuật trà đạo
Tới thành phố cổ Kitsuki thuộc tỉnh Oita, du khách có thể thử làm người Nhật với các trải nghiệm mặc kimono, dạo phố cổ thăm các nhà cổ, và tập pha trà. Tại đây có dịch vụ dạy khách du lịch pha trà, cách thưởng trà miễn phí, tuy nhiên phải đặt trước khi đến. Khâu chuẩn bị cho việc pha trà mất khoảng 15 -20 phút để đảm bảo đủ vật dụng, nguyên liệu cho khách trải nghiệm. Du khách tới sẽ có người hướng dẫn tận tình từng bước. Ảnh: Hương Chi.
Thảm thực vật ở Kusasenri
Du lịch đảo Kyushu không thể bỏ qua vùng cỏ cây xanh tốt và những ngọn núi trùng điệp ở vùng núi lửa Aso, Kumamoto, trong đó có Kusasenri. Du khách có thể trekking các ngọn núi, cưỡi ngựa trên đồng cỏ hoặc ăn trưa ngay tại dãy nhà hàng nhìn ra phía các dãy núi. Phong cảnh yên bình sẽ làm say lòng các du khách yêu thiên nhiên. Ảnh: Phạm Quang Tuân.
Thảm thực vật ở Kusasenri
Du lịch đảo Kyushu không thể bỏ qua vùng cỏ cây xanh tốt và những ngọn núi trùng điệp ở vùng núi lửa Aso, Kumamoto, trong đó có Kusasenri. Du khách có thể trekking các ngọn núi, cưỡi ngựa trên đồng cỏ hoặc ăn trưa ngay tại dãy nhà hàng nhìn ra phía các dãy núi. Phong cảnh yên bình sẽ làm say lòng các du khách yêu thiên nhiên. Ảnh: Phạm Quang Tuân.
Cáp treo Beppu
Cáp treo này nằm ở đỉnh núi Kujyu cách mực nước biển 1.375 m. Từ đây du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố Beppu và núi Yufu, dải núi Kujyu, vùng Chugoku, vùng Shikoku. Nơi đây mùa xuân có hoa đỗ quyên nở đỏ rực rỡ, hoa anh đào hồng thắm, mùa hè sẽ là nơi tránh nóng lý tưởng, mùa thu có lá đỏ vàng, còn mùa đông tuyết phủ trắng xóa. Ảnh: Hương Chi.
Cáp treo Beppu
Cáp treo này nằm ở đỉnh núi Kujyu cách mực nước biển 1.375 m. Từ đây du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố Beppu và núi Yufu, dải núi Kujyu, vùng Chugoku, vùng Shikoku. Nơi đây mùa xuân có hoa đỗ quyên nở đỏ rực rỡ, hoa anh đào hồng thắm, mùa hè sẽ là nơi tránh nóng lý tưởng, mùa thu có lá đỏ vàng, còn mùa đông tuyết phủ trắng xóa. Ảnh: Hương Chi.
"Địa ngục" nước nóng ở Beppu
Cầu treo Yume
Yume là cầu treo cao nhất Nhật Bản nằm tại Kokonoemachi, tỉnh Oita, dành riêng cho người đi bộ. Với độ cao 173 m, chiều dài 390 m, cầu được thiết kế để chịu tải trọng đến 1.800 người lớn. Từ trên cầu có thể ngắm nhìn cảnh lá đỏ bạt ngàn vào mùa thu, và thác nước hùng vĩ nằm trong danh sách "100 thác nước đẹp nhất Nhật Bản". Ngoài ra, tấm ván sàn ở trung tâm cầu có cấu tạo lưới có kẽ hở nên khách có thể quan sát quang cảnh ngay dưới chân mình. Ảnh: Hương Chi.
Cầu treo Yume
Yume là cầu treo cao nhất Nhật Bản nằm tại Kokonoemachi, tỉnh Oita, dành riêng cho người đi bộ. Với độ cao 173 m, chiều dài 390 m, cầu được thiết kế để chịu tải trọng đến 1.800 người lớn. Từ trên cầu có thể ngắm nhìn cảnh lá đỏ bạt ngàn vào mùa thu, và thác nước hùng vĩ nằm trong danh sách "100 thác nước đẹp nhất Nhật Bản". Ngoài ra, tấm ván sàn ở trung tâm cầu có cấu tạo lưới có kẽ hở nên khách có thể quan sát quang cảnh ngay dưới chân mình. Ảnh: Hương Chi.
Công viên hoa Kujyu
Nơi đây hiện trồng hơn 500 loài hoa khác nhau, tạo thành những thảm lớn. Hoa tulip khoe sắc vào mùa xuân, oải hương, cẩm tú cầu vào mùa hè, hoa cúc cosmos vào mùa thu và rất nhiều loại cây xanh khác. Du khách còn có thể mua sắm tại những hàng lưu niệm, thư giãn ở các quán cà phê hay ăn uống tại nhà hàng bên trong công viên. Ảnh: Hương Chi.
Công viên hoa Kujyu
Nơi đây hiện trồng hơn 500 loài hoa khác nhau, tạo thành những thảm lớn. Hoa tulip khoe sắc vào mùa xuân, oải hương, cẩm tú cầu vào mùa hè, hoa cúc cosmos vào mùa thu và rất nhiều loại cây xanh khác. Du khách còn có thể mua sắm tại những hàng lưu niệm, thư giãn ở các quán cà phê hay ăn uống tại nhà hàng bên trong công viên. Ảnh: Hương Chi.
Bảo tàng bom nguyên tử Nagasaki
Bảo tàng được xây dựng để tưởng nhớ những người đã chết bởi vụ đánh bom nguyên tử xuống Nagasaki vào ngày 9/8/1945, và cũng là nơi để cầu nguyện cho hòa bình. Bảo tàng gồm tầng trên mặt đất và hai tầng hầm. Tầng thứ nhất trưng bày vật kỷ niệm của các nạn nhân đã mất trong vụ đánh bom, và những câu nói ấn tượng được viết trong đó. Tầng hầm thứ hai trưng bày giấy viết tay, di ảnh, kỷ vật và hình ảnh liên quan đến những nạn nhân đó. Xung quanh còn có bảo tàng tư liệu về nguyên tử Nagasaki và hội quán hòa bình Nagasaki cho những du khách muốn kết hợp tham quan. Ảnh: Hương Chi.
Bảo tàng bom nguyên tử Nagasaki
Bảo tàng được xây dựng để tưởng nhớ những người đã chết bởi vụ đánh bom nguyên tử xuống Nagasaki vào ngày 9/8/1945, và cũng là nơi để cầu nguyện cho hòa bình. Bảo tàng gồm tầng trên mặt đất và hai tầng hầm. Tầng thứ nhất trưng bày vật kỷ niệm của các nạn nhân đã mất trong vụ đánh bom, và những câu nói ấn tượng được viết trong đó. Tầng hầm thứ hai trưng bày giấy viết tay, di ảnh, kỷ vật và hình ảnh liên quan đến những nạn nhân đó. Xung quanh còn có bảo tàng tư liệu về nguyên tử Nagasaki và hội quán hòa bình Nagasaki cho những du khách muốn kết hợp tham quan. Ảnh: Hương Chi.
Đền Dazaifu
Đền thờ Sugawara no Michizan, người được tôn sùng như một vị thần của học vấn, sự thành thật và trừ tai họa, do đó hàng năm có khoảng 7 triệu lượt người đến viếng đền. Đây là một địa điểm thu hút nhiều sĩ tử đến cầu nguyện vào mỗi mùa thi. Ngoài ra, nơi làm đền Dazaifu từng là vùng đất giao lưu văn hóa giữa các nước châu Á. Hiện tại ngôi đền này nổi tiếng là có nhiều khách nước ngoài tới tham quan, chủ yếu là từ khu vực châu Á. Cổng đền có trâu đá được nhiều sĩ tử và khách tới chạm vào để lấy may. Bên trong đền có khu vực bốc thẻ, ghi lời ước nguyện... Ảnh: Hương Chi.
Đền Dazaifu
Đền thờ Sugawara no Michizan, người được tôn sùng như một vị thần của học vấn, sự thành thật và trừ tai họa, do đó hàng năm có khoảng 7 triệu lượt người đến viếng đền. Đây là một địa điểm thu hút nhiều sĩ tử đến cầu nguyện vào mỗi mùa thi. Ngoài ra, nơi làm đền Dazaifu từng là vùng đất giao lưu văn hóa giữa các nước châu Á. Hiện tại ngôi đền này nổi tiếng là có nhiều khách nước ngoài tới tham quan, chủ yếu là từ khu vực châu Á. Cổng đền có trâu đá được nhiều sĩ tử và khách tới chạm vào để lấy may. Bên trong đền có khu vực bốc thẻ, ghi lời ước nguyện... Ảnh: Hương Chi.
Tháp Fukuoka
Tháp cao 234 m là tháp ven biển cao nhất Nhật Bản. Đây là đài kỷ niệm "Asian Pacific Expo (Yokatopia)", được xây dựng vào năm 1989 nhân kỷ niệm 100 năm thành lập chính quyền thành phố Fukuoka. Từ phòng quan sát ở độ cao 116 m có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố trong tầm mắt. Năm 2010, ngọn tháp thu hút tới 10 triệu lượt khách tham quan. Ảnh: Hương Chi.
Tháp Fukuoka
Tháp cao 234 m là tháp ven biển cao nhất Nhật Bản. Đây là đài kỷ niệm "Asian Pacific Expo (Yokatopia)", được xây dựng vào năm 1989 nhân kỷ niệm 100 năm thành lập chính quyền thành phố Fukuoka. Từ phòng quan sát ở độ cao 116 m có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố trong tầm mắt. Năm 2010, ngọn tháp thu hút tới 10 triệu lượt khách tham quan. Ảnh: Hương Chi.
Thịt ngựa sống Basashi
Với khách nước ngoài, basashi thuộc top những món ăn kinh dị nhất, nhưng với người Nhật đây lại là đặc sản truyền thống rất được ưa chuộng. Và nhắc tới thịt ngựa sống không thể quên Kumamoto bởi món này là đặc sản của thành phố. Thịt ngựa thường được chia làm ba loại: nhiều mỡ, nhiều nạc, trung hòa cả nạc và mỡ. Basashi được bảo quản lạnh và thường ăn cùng tương shoyu, tỏi, gừng, wasabi, hành.
Với những thực khách lần đầu ăn như tôi, ý nghĩ đầu tiên là thịt có thể có mùi hôi khó ăn vì còn sống. Nhưng tuyệt nhiên khi ăn xong lại có cảm giác khác hẳn. Thịt mềm, vị thanh ngọt, không hề có mùi khó chịu, tuy nhiên loại nhiều nạc ăn thích hơn so với nhiều mỡ. Ảnh: Hương Chi.
Thịt ngựa sống Basashi
Với khách nước ngoài, basashi thuộc top những món ăn kinh dị nhất, nhưng với người Nhật đây lại là đặc sản truyền thống rất được ưa chuộng. Và nhắc tới thịt ngựa sống không thể quên Kumamoto bởi món này là đặc sản của thành phố. Thịt ngựa thường được chia làm ba loại: nhiều mỡ, nhiều nạc, trung hòa cả nạc và mỡ. Basashi được bảo quản lạnh và thường ăn cùng tương shoyu, tỏi, gừng, wasabi, hành.
Với những thực khách lần đầu ăn như tôi, ý nghĩ đầu tiên là thịt có thể có mùi hôi khó ăn vì còn sống. Nhưng tuyệt nhiên khi ăn xong lại có cảm giác khác hẳn. Thịt mềm, vị thanh ngọt, không hề có mùi khó chịu, tuy nhiên loại nhiều nạc ăn thích hơn so với nhiều mỡ. Ảnh: Hương Chi.
Hương Chi