Thị trấn Dallol ở Afar Depression, Ethiopia, giữ kỷ lục về nơi có nhiệt độ trung bình năm cao nhất. Từ năm 1960 đến 1966, nhiệt độ trung bình năm của Dallol là 34,5 độ C, nghĩa là nhiệt độ gần như không thay đổi giữa các mùa trong năm. Nhiệt độ cao nhất vào ban ngày thường xuyên lớn hơn 38 độ C trong tất cả các tháng.
Dallol ngày nay được xem là "thị trấn ma", nhưng nơi đây từng là khu khai thác mỏ vào những năm 1960. Điểm hấp dẫn của Dallol chủ yếu là các quặng nhiệt dịch. Dallol nằm trong vùng có núi lửa hoạt động. Sức nóng dường như đến từ mọi phía, Mặt Trời thiêu đốt ở phía trên và chất khoáng nóng phun lên từ dưới mặt đất. Ảnh: Wiki Commons.
Thị trấn Dallol ở Afar Depression, Ethiopia, giữ kỷ lục về nơi có nhiệt độ trung bình năm cao nhất. Từ năm 1960 đến 1966, nhiệt độ trung bình năm của Dallol là 34,5 độ C, nghĩa là nhiệt độ gần như không thay đổi giữa các mùa trong năm. Nhiệt độ cao nhất vào ban ngày thường xuyên lớn hơn 38 độ C trong tất cả các tháng.
Dallol ngày nay được xem là "thị trấn ma", nhưng nơi đây từng là khu khai thác mỏ vào những năm 1960. Điểm hấp dẫn của Dallol chủ yếu là các quặng nhiệt dịch. Dallol nằm trong vùng có núi lửa hoạt động. Sức nóng dường như đến từ mọi phía, Mặt Trời thiêu đốt ở phía trên và chất khoáng nóng phun lên từ dưới mặt đất. Ảnh: Wiki Commons.
Tirat Zvi là vùng đất định cư ở thung lũng Beit She'an, Israel. Ánh nắng Mặt Trời liên tục thiêu đốt nơi đây trong những tháng mùa hè. Tháng 6/1942, Tirat Zvi đạt mức nhiệt độ cao nhất so với các khu vực khác ở châu Á là 53,8 độ C. Để tránh nóng, người dân thường xuyên ngâm mình trong hồ bơi và trồng cây quanh nhà tạo bóng râm. Ảnh: Kinneret Yifrah/Flickr.
Tirat Zvi là vùng đất định cư ở thung lũng Beit She'an, Israel. Ánh nắng Mặt Trời liên tục thiêu đốt nơi đây trong những tháng mùa hè. Tháng 6/1942, Tirat Zvi đạt mức nhiệt độ cao nhất so với các khu vực khác ở châu Á là 53,8 độ C. Để tránh nóng, người dân thường xuyên ngâm mình trong hồ bơi và trồng cây quanh nhà tạo bóng râm. Ảnh: Kinneret Yifrah/Flickr.
Thành phố Timbuktu, Mali nằm tại giao lộ của các tuyến đường thương mại cổ đại xuyên qua sa mạc Sahara. Sa mạc hóa đang là mối lo ngại chính ở Timbuktu, khi những cồn cát lớn dần bao phủ khắp thành phố. Nhiệt độ ở đây rất cao, mức cao nhất từng được ghi nhận là 54,4 độ C. Ảnh: Emilio Labrador/Flickr.
Thành phố Timbuktu, Mali nằm tại giao lộ của các tuyến đường thương mại cổ đại xuyên qua sa mạc Sahara. Sa mạc hóa đang là mối lo ngại chính ở Timbuktu, khi những cồn cát lớn dần bao phủ khắp thành phố. Nhiệt độ ở đây rất cao, mức cao nhất từng được ghi nhận là 54,4 độ C. Ảnh: Emilio Labrador/Flickr.
Kebili, một ốc đảo miền trung Tunisia, là nơi người dân thường lui tới để tránh nóng do có những cây cọ tạo bóng râm và nguồn nước. Nhưng Kebili là một trong những nơi có nhiệt độ cao nhất tại châu Phi. Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở Kebili khoảng 55 độ C. Ảnh: Dennis Jarvis/Flickr.
Kebili, một ốc đảo miền trung Tunisia, là nơi người dân thường lui tới để tránh nóng do có những cây cọ tạo bóng râm và nguồn nước. Nhưng Kebili là một trong những nơi có nhiệt độ cao nhất tại châu Phi. Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở Kebili khoảng 55 độ C. Ảnh: Dennis Jarvis/Flickr.
Rub' al Khali, sa mạc cát bao phủ liên tục lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 1/3 diện tích bán đảo Arab. Đây là khu vực bao gồm lãnh thổ của các quốc gia: Arab Saudi, Oman, Yemen và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Khí hậu sa mạc Rub' al Khali rất nóng và khô, nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận ở 56,1 độ C. Ảnh: Nepenthes/WikiMedia.
Rub' al Khali, sa mạc cát bao phủ liên tục lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 1/3 diện tích bán đảo Arab. Đây là khu vực bao gồm lãnh thổ của các quốc gia: Arab Saudi, Oman, Yemen và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Khí hậu sa mạc Rub' al Khali rất nóng và khô, nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận ở 56,1 độ C. Ảnh: Nepenthes/WikiMedia.
Ngày 13/9/1922, một trạm thời tiết ở El Azizia, Libya ghi lại nhiệt độ cao nhất từng đo trực tiếp trên Trái Đất là 58 độ C. Kỷ lục này được giữ trong 90 năm cho đến khi Tổ chức Khí tượng Thế giới công bố số liệu này không hợp lệ vào năm 2012.
Dù kỷ lục về nhiệt độ của El Azizia bị gỡ bỏ, nhưng khu vực này có khả năng thiết lập kỷ lục mới do nhiệt độ thường xuyên cao hơn 48,9 độ C trong các tháng mùa hè. Ảnh: David Stanley/flickr.
Ngày 13/9/1922, một trạm thời tiết ở El Azizia, Libya ghi lại nhiệt độ cao nhất từng đo trực tiếp trên Trái Đất là 58 độ C. Kỷ lục này được giữ trong 90 năm cho đến khi Tổ chức Khí tượng Thế giới công bố số liệu này không hợp lệ vào năm 2012.
Dù kỷ lục về nhiệt độ của El Azizia bị gỡ bỏ, nhưng khu vực này có khả năng thiết lập kỷ lục mới do nhiệt độ thường xuyên cao hơn 48,9 độ C trong các tháng mùa hè. Ảnh: David Stanley/flickr.
Thung lũng Chết nằm trên sa mạc Mojave, California, Mỹ, là khu vực nóng và khô hạn nhất Bắc Mỹ. Năm 2012, Tổ chức Khí tượng Thế giới công nhận Thung lũng Chết là nơi giữ kỷ lục nhiệt độ đo trực tiếp cao nhất bằng 56,7 độ C.
Thung lũng Chết nổi tiếng với những tảng đá chuyển động bí ẩn, để lại những dấu vết dài trên mặt đất. Ảnh: Discovery News.
Thung lũng Chết nằm trên sa mạc Mojave, California, Mỹ, là khu vực nóng và khô hạn nhất Bắc Mỹ. Năm 2012, Tổ chức Khí tượng Thế giới công nhận Thung lũng Chết là nơi giữ kỷ lục nhiệt độ đo trực tiếp cao nhất bằng 56,7 độ C.
Thung lũng Chết nổi tiếng với những tảng đá chuyển động bí ẩn, để lại những dấu vết dài trên mặt đất. Ảnh: Discovery News.
Dãy núi Flaming nằm trong khu vực núi Tian Shan, Tân Cương, Trung Quốc. Dù không có trạm thời tiết để đo nhiệt độ trực tiếp, nhưng một vệ tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đo nhiệt độ bề mặt ở đây khoảng 66,7 độ C vào năm 2008. Ảnh: Clemson/Flickr.
Dãy núi Flaming nằm trong khu vực núi Tian Shan, Tân Cương, Trung Quốc. Dù không có trạm thời tiết để đo nhiệt độ trực tiếp, nhưng một vệ tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đo nhiệt độ bề mặt ở đây khoảng 66,7 độ C vào năm 2008. Ảnh: Clemson/Flickr.
Australia là lục địa có người ở khô cằn nhất thế giới. Năm 2003, Australia xảy ra đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino. Vệ tinh của NASA đo được nhiệt độ mặt đất ở vùng Queensland khoảng 69,2 độ C. Ảnh: Rob & Stephanie Levy/Flickr.
Australia là lục địa có người ở khô cằn nhất thế giới. Năm 2003, Australia xảy ra đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino. Vệ tinh của NASA đo được nhiệt độ mặt đất ở vùng Queensland khoảng 69,2 độ C. Ảnh: Rob & Stephanie Levy/Flickr.
Dasht-e Lut, Iran hay sa mạc Lut là nơi nóng nhất trên Trái Đất. Khu vực này rất khô cằn và hoang vắng. Vệ tinh không gian của NASA từng đo được nhiệt độ cao nhất ở đây là 70,7 độ C vào năm 2005. Ảnh: ix4svs/Flickr.
Dasht-e Lut, Iran hay sa mạc Lut là nơi nóng nhất trên Trái Đất. Khu vực này rất khô cằn và hoang vắng. Vệ tinh không gian của NASA từng đo được nhiệt độ cao nhất ở đây là 70,7 độ C vào năm 2005. Ảnh: ix4svs/Flickr.
Lê Hùng