Mùa hè ở bán cầu Bắc sao Thổ
Tháng 4/2016, tàu Cassini gửi về Trái Đất hình ảnh mùa hè ở bán cầu Bắc của sao Thổ. Ánh sáng Mặt Trời và các lớp sương mù trong bầu khí quyển tăng lên làm mờ các vùng xoáy và màu sắc của hành tinh này.
Mùa hè ở bán cầu Bắc sao Thổ
Tháng 4/2016, tàu Cassini gửi về Trái Đất hình ảnh mùa hè ở bán cầu Bắc của sao Thổ. Ánh sáng Mặt Trời và các lớp sương mù trong bầu khí quyển tăng lên làm mờ các vùng xoáy và màu sắc của hành tinh này.
Cận cảnh các "vòng nhẫn" đồng tâm của sao Thổ
Hình ảnh được tàu Cassini chụp từ khoảng cách 1,2 triệu km từ bề mặt sao Thổ. Các vành đai đồng tâm này chỉ dày khoảng 10 m, gồm rất nhiều khối đá nhỏ có kích cỡ từ Micron (1/1.000.000 mét) đến hàng chục mét.
Cận cảnh các "vòng nhẫn" đồng tâm của sao Thổ
Hình ảnh được tàu Cassini chụp từ khoảng cách 1,2 triệu km từ bề mặt sao Thổ. Các vành đai đồng tâm này chỉ dày khoảng 10 m, gồm rất nhiều khối đá nhỏ có kích cỡ từ Micron (1/1.000.000 mét) đến hàng chục mét.
Mặt trăng Enceladus và các mạch nước phun trào
Trước khi hình ảnh này được gửi về, các nhà khoa học cho rằng mặt trăng Enceladus của sao Thổ bị đóng băng. Tàu Cassini đã ghi lại hình ảnh các mạch nước phun trào ở cực Nam và mở ra khả năng tồn tại sự sống trên mặt trăng lớn thứ sáu sao Thổ này.
Mặt trăng Enceladus và các mạch nước phun trào
Trước khi hình ảnh này được gửi về, các nhà khoa học cho rằng mặt trăng Enceladus của sao Thổ bị đóng băng. Tàu Cassini đã ghi lại hình ảnh các mạch nước phun trào ở cực Nam và mở ra khả năng tồn tại sự sống trên mặt trăng lớn thứ sáu sao Thổ này.
Mặt trăng Titan
Một trong những hình ảnh đẹp nhất về Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ được tàu Cassini gửi về Trái Đất. Titan có bề mặt lạnh giá và không tồn tại nước lỏng, tuy nhiên Cassani cũng tìm thấy một số dấu hiệu hứa hẹn khả năng tồn tại sự sống.
Mặt trăng Titan
Một trong những hình ảnh đẹp nhất về Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ được tàu Cassini gửi về Trái Đất. Titan có bề mặt lạnh giá và không tồn tại nước lỏng, tuy nhiên Cassani cũng tìm thấy một số dấu hiệu hứa hẹn khả năng tồn tại sự sống.
Vòng xoáy lục lăng ở cực Bắc sao Thổ
Hình lục giác trong khí quyển của sao Thổ rộng gần 25.000 km được chụp rõ nét từ tàu vũ trụ Cassini. Sáu cạnh của lục giác này xoay quanh một vùng gió xoáy rất mạnh ở trung tâm. Trung bình vòng xoáy lục lăng này quay một vòng hết 10 giờ 30 phút.
Vòng xoáy lục lăng ở cực Bắc sao Thổ
Hình lục giác trong khí quyển của sao Thổ rộng gần 25.000 km được chụp rõ nét từ tàu vũ trụ Cassini. Sáu cạnh của lục giác này xoay quanh một vùng gió xoáy rất mạnh ở trung tâm. Trung bình vòng xoáy lục lăng này quay một vòng hết 10 giờ 30 phút.
Bão lớn ở cực Bắc sao Thổ
Hình ảnh cận cảnh về bão trên sao Thổ được tàu Cassani gửi về năm 2006. Cơn bão khổng lồ nằm ở cực Bắc của sao Thổ này dài tới 4.000 km, lớn gấp 50 lần kích thước của bão trên Trái Đất. Vùng xoáy đỏ ở tâm bão là những đám mây tầng thấp; vùng màu xanh lá cây bên ngoài là những đám mây xoáy tầng cao.
Bão lớn ở cực Bắc sao Thổ
Hình ảnh cận cảnh về bão trên sao Thổ được tàu Cassani gửi về năm 2006. Cơn bão khổng lồ nằm ở cực Bắc của sao Thổ này dài tới 4.000 km, lớn gấp 50 lần kích thước của bão trên Trái Đất. Vùng xoáy đỏ ở tâm bão là những đám mây tầng thấp; vùng màu xanh lá cây bên ngoài là những đám mây xoáy tầng cao.
Mặt trăng Dephnis và làn sóng trên vành đai sao Thổ
Dephnis chỉ cách sao thổ 8 km. Khi quay quanh sao Thổ, trọng lực của mặt trăng này tác động lên các khối đá nhỏ trong vành đai của sao Thổ, tạo ra các làn sóng trên đường đi của nó.
Mặt trăng Dephnis và làn sóng trên vành đai sao Thổ
Dephnis chỉ cách sao thổ 8 km. Khi quay quanh sao Thổ, trọng lực của mặt trăng này tác động lên các khối đá nhỏ trong vành đai của sao Thổ, tạo ra các làn sóng trên đường đi của nó.
Titan, Dione và vành đai sao Thổ
Titan và Dione là hai mặt trăng đáng chú ý nhất trong 62 mặt trăng của sao Thổ. Titan là mặt trăng duy nhất được biết đến lúc này có bầu khí quyển. Trong khi đó, hầu hết bề mặt của Dione là nước đá, nhưng tàu Cassini cũng phát hiện được một số dấu hiệu cho thấy khả năng tồn tại một đại dương lỏng trên mặt trăng này.
Titan, Dione và vành đai sao Thổ
Titan và Dione là hai mặt trăng đáng chú ý nhất trong 62 mặt trăng của sao Thổ. Titan là mặt trăng duy nhất được biết đến lúc này có bầu khí quyển. Trong khi đó, hầu hết bề mặt của Dione là nước đá, nhưng tàu Cassini cũng phát hiện được một số dấu hiệu cho thấy khả năng tồn tại một đại dương lỏng trên mặt trăng này.
Sao Thổ nhìn từ vùng tối
Tháng 7/2013, tàu vũ trụ Cassini bay vào vùng tối của sao Thổ và ghi lại được hình ảnh rất hiếm của hành tinh này, với ánh sáng Mặt Trời chiếu qua những khoảng trống trong vành đai sao Thổ.
Sao Thổ nhìn từ vùng tối
Tháng 7/2013, tàu vũ trụ Cassini bay vào vùng tối của sao Thổ và ghi lại được hình ảnh rất hiếm của hành tinh này, với ánh sáng Mặt Trời chiếu qua những khoảng trống trong vành đai sao Thổ.
Trái Đất nhìn từ sao Thổ
Chấm xanh phát sáng trôi nổi trong vũ trụ này chính là Trái Đất của chúng ta, khi nhìn từ khoảng cách 1,44 tỷ km. Tàu Cassini đã chụp được một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất trong suốt hành trình 13 năm vòng quanh sao Thổ của mình. Bức ảnh được chụp vào ngày 19/7/2013.
Trái Đất nhìn từ sao Thổ
Chấm xanh phát sáng trôi nổi trong vũ trụ này chính là Trái Đất của chúng ta, khi nhìn từ khoảng cách 1,44 tỷ km. Tàu Cassini đã chụp được một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất trong suốt hành trình 13 năm vòng quanh sao Thổ của mình. Bức ảnh được chụp vào ngày 19/7/2013.
Đoàn Dương (Ảnh: NASA)