Sắp tới em dự định thực hiện IVF, em có tìm hiểu thấy Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có kỹ thuật tiêm huyết tương giàu tiểu cầu trong IVF giúp tăng tỷ lệ đậu thai. Phương pháp này được thực hiện như thế nào vậy?
Chào chị,
Bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân được tiến hành 1-2 lần cách nhau 48-72 giờ vào ngày 10-12 của chu kỳ. Sau khi thăm khám, siêu âm, nếu thấy đủ điều kiện, không nằm trong trường hợp chống chỉ định bơm huyết tương giàu tiểu cầu, bác sĩ sẽ tư vấn làm thủ thuật bơm PRP. Bệnh nhân sẽ được lấy máu, tùy thuộc loại kit sử dụng, có thể lấy khoảng 20-30ml máu ngoại vi. Sau khi lấy máu vào bộ kit, bộ kit này được chuyển vào Lab để tiến hành tách huyết tương giàu tiểu cầu. Quá trình này hoàn toàn khép kín và thao tác trong phòng sạch để đảm bảo chất lượng của huyết tương.
Quá trình tách mất khoảng 30-45 phút. Sau khi có sản phẩm huyết tương giàu tiểu cầu, bác sĩ tiến hành bơm vào buồng tử cung. Sau bơm, bạn nghỉ ngơi khoảng 10-15 phút là có thể ra về. Hai ngày sau khi bơm lần 1, bạn đến để kiểm tra độ dày nội mạc tử cung, nếu chưa đạt, có thể tiến hành bơm lần 2. Sau 1 lộ trình điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, nếu nội mạc tử cung đạt tiêu chuẩn, các bác sĩ sẽ tiến hành các bước tiếp theo của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm.
Chúc chị sớm có tin vui, nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng gửi câu hỏi về chương trình để được chuyên gia tư vấn.
Tôi năm nay 35 tuổi, bị nội mạc tử cung, đã làm IVF chuyển phôi 2 lần thất bại. Liệu tôi có thể tiến hành bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân được không? Trường hợp của tôi có thể áp dụng bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân được không, có trường hợp nào thì không thực hiện được?
Chào chị,
Bơm huyết tương giàu tiểu cầu giúp cho làm dày niêm mạc tử cung, là một biện pháp thay thế cho các phương pháp khác trong chuẩn bị niêm mạc tử cung và thường được chỉ định cho các trường hợp thất bại trong chuẩn bị nội mạc tử cung trước đó, vì huyết tương giàu tiểu cầu có ưu điểm là dùng được cho những người không đáp ứng với các thuốc nội tiết tố ngoại sinh hay thuốc kích thích buồng trứng.
Huyết tương giàu tiểu cầu không những làm dày niêm mạc tử cung mà vì nó giàu yếu tố tăng trưởng, cytokine,chemokine, có tác dụng kích thích tái tạo mô, kích thích tạo mạch, tăng khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung, vì vậy làm tăng khả năng đậu thai. Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân đặc biệt an toàn và áp dụng rộng rãi.
Trừ những trường hợp bệnh lý chống chỉ định trong thụ tinh ống nghiệm, thì việc bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong đa số các trường hợp điều trị nội mạc tử cung mỏng, trừ trường hợp bệnh lý giảm tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu ở người bình thường từ 150.000-400.000/ul. Nếu tiểu cầu thấp hơn 150.000 thì không nên áp dụng phương pháp này vì có thể sẽ không hiệu quả. Lượng tiểu cầu tối ưu cho mỗi lần bơm được khuyến cáo là 1.000.000 tiểu cầu.
Chúc chị sớm có tin vui, nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng gửi câu hỏi về chương trình để được chuyên gia tư vấn.
Chào bạn,
Trước khi thực hiện các phương pháp Hỗ trợ sinh sản, chúng tôi vẫn khuyến khích các cặp đôi chuẩn bị thật tốt sức khoẻ, tâm lý để sẵn sàng cho 1 chu kỳ đạt được tỷ lệ thành công cao nhất. Về ăn uống nên ăn đa dạng các loại thức ăn kết hợp với tập thể dục thể thao hoặc chế độ ăn phù hợp nếu cần đưa cân nặng về mức tiêu chuẩn, các loại thức ăn bạn kể đến như bơ, trứng, sữa hay các loại hạt đều là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời tuy nhiên nên phối hợp cùng các nhóm thức ăn khác để đảm bảo dưỡng chất.
Về thực phẩm chức năng hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về lợi ích của nó mang lại, nhưng việc tập luyện và thay đổi tiến dần đến lối sống lành mạnh, bỏ thuốc lá/thuốc lào và giảm rượu bia thì đã được chứng mình rõ là rất có ý nghĩa trong cải thiện khả năng sinh sản. Đối với acid folic hiện có nhiều chế phẩm, bạn có thể dùng với hàm lượng 400-800 mcg/ ngày từ 2-3 tháng trước khi mang thai.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Em bị chẩn đoán là buồng trứng đa nang, lẽ ra AMH của em phải trên 6.5 nhưng ra kết quả AMH chỉ có 1.1 như vậy có phải là trứng em cũng yếu đúng không ạ. Đợt tháng 5 vừa rồi em chọc được 14 trứng, tạo được 3 phôi ngày 5, chuyển 2 phôi nhưng sảy ở 6 tuần. Từ đó tới giờ ...
Chào bạn!
Chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang dựa vào 3 yếu tố: số nang thứ cấp, rối loạn kinh nguyệt và biểu hiện cường androgen. Phần lớn các trường hợp có hội chứng này thường có dự trữ buồng trứng (AMH) cao còn đối với AMH 1,1 thì được xếp loại là suy giảm dự trữ buồng trứng rồi. Do đó chúng tôi cần trực tiếp thăm khám kỹ trường hợp của bạn để xác định chẩn đoán chính xác đồng thời tìm hiểu nguyên nhân chưa ra kinh nguyệt của bạn. Chúc bạn sớm đón được con yêu.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Chào bạn!
Hở eo cổ tử cung là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sảy thai và sinh non. Có nhiều phương pháp điều trị hở eo cổ tử cung hiện nay và khâu vòng cổ tử cung là một phương pháp được ưa chuộng sử dụng khi có chỉ định, việc đưa ra chỉ định phù hợp sẽ do bác sĩ trực tiếp điều trị chỉ định là tối ưu nhất. Đối với keo gắn phôi thực chất là môi trường đưa vào buồng tử cung khi chuyển phôi làm tăng khả năng làm tổ của phôi, sau khi làm tổ thì phôi thai sẽ phát triển như 1 thai tự nhiên do đó hở eo cổ tử cung ảnh hưởng đến thai kì tương đương nhau giữa thai có sử dụng keo dính phôi và không.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Em sắp chuyển phôi, bác sĩ cho em xin kinh nghiệm trước và sau khi chuyển phôi với ạ. Sau khi chuyển phôi xong thì nên nằm viện bao lâu ạ?
Chào bạn!
Trước chuyển phôi, bạn có thể tiêm các vaccine như sởi, quai bị, rubella (trước 3-6 tháng), vaccine covid-19 (kết thúc mũi 2 trước chuyển phôi tối thiểu 1 tháng), dùng acid folic 400-800 mcg/ngày 2-3 tháng trước chuyển phôi, tập luyện thể dục thể thao cũng như ăn uống đa dạng các nhóm thực phẩm để có sức khoẻ tốt và đưa cân nặng về tiêu chuẩn.
Sau chuyển phôi, bạn sẽ được nghỉ ngơi và theo dõi 1-2 tiếng sau đó có thể ra về, sau đó bạn vẫn có thể và nên hoạt động nhẹ nhàng bình thường. Cuối cùng hãy luôn tin tưởng con yêu sẽ về để có tâm lý thoải mái và tốt nhất.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Tôi 49 tuổi, vợ 42 tuổi, muốn sinh con thứ 3. Hai vợ chồng tôi vẫn quan hệ bình thường không sử dụng biện pháp tránh thai gần một năm mà không thụ thai. Chúng tôi không còn khả năng sinh con tự nhiên phải không?
Chào anh chị.
Đối với những phụ nữ trên 35 tuổi, nếu không thể thụ thai dù mong muốn có thai và không sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào trong 6 tháng liên tục (khoảng thời gian này có thể ngắn hơn trong một số trường hợp) thì nên được khám xét, đánh giá, và điều trị nếu có chỉ định. Bởi có thể trong nhiều trường hợp, khả năng sinh sản của họ bị suy giảm liên quan tới độ tuổi, đồng thời có nguy cơ cao xuất hiện các rối loạn tác động tới khả năng sinh sản cũng như nguy cơ cao bị sảy thai.
Đối với những phụ nữ đã trên 40 tuổi thì việc thăm khám đánh giá và can thiệp điều trị lại càng trở nên cần thiết. Mặc dù khả năng có thai tự nhiên vẫn có (dù thấp) nhưng nếu 2 vợ chồng đã thả tự nhiên 1 năm rồi và mong muốn có thêm con thứ 3 thì nên cân nhắc tìm đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản để có thể sớm có con. Chúc anh chị sớm có tin vui.
Chào bạn! Như bạn mô tả thì trường hợp của bạn có thể là polyp xuất hiện tại cổ tử cung. Có 2 khả năng xảy ra với polyp: một là polyp nhỏ đã tự rụng, trường hợp thứ 2 có thể xảy ra nếu polyp có chân trong tử cung hoặc cổ tử cung nên khi quan sát bằng mắt thường qua đặt mỏ vith chỉ thấy polyp và cuống chứ không thấy chân. Trường hợp của bạn trong quá trình thăm khám để chuẩn bị niêm mạc chuyển phôi (nếu chuyển phôi trữ) bác sĩ thăm khám trực tiếp sẽ trả lời cụ thể.
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Chào bạn!
Trong những ngày đầu sau chuyển phôi việc theo dõi thai kỳ chỉ dựa vào chỉ số beta hCG trong máu người mẹ, tuy nhiên chỉ số này có giới hạn tiên lượng rất lớn từ vài chục đến vài nghìn đơn vị. Do đó tiên lượng thai kỳ theo chỉ số beta hCG cũng phải rất linh động và khác nhau giữa từng cá thể.
Trường hợp của bạn không rõ chuyển mấy phôi, phôi ngày mấy, tuy nhiên xét nghiệm tại thời điểm ngày 8 và ngày 10 như vậy nhìn chung vẫn đang trong giới hạn bình thường. Bạn nên tiếp tục theo dõi theo chỉ định của Bác sĩ theo dõi. Chúc bạn sớm đón được con yêu.
Chào chị, với thông tin chị chia sẻ thì có thể thấy độ dày niêm mạc 9,7 mm vào ngày 8 kích trứng, không có dịch trong buồng tử cung là bình thường. Tuy nhiên thông tin "niêm mạc không được đẹp" không rõ ràng, với mô tả như vậy không thể nhận biết được niêm mạc bình thường hay có nghi ngờ gì bất thường để đưa ra hướng xử trí cho chị được. Do đó chị nên trao đổi lại với bác sĩ siêu âm trực tiếp cho chị để nhận được tư vấn chính xác nhất.
Chúc vợ chồng chị sớm có tin vui.
Chào chị,
Kỹ thuật trưởng thành trứng non trong ống nghiệm (In vitro maturation – IVM) là kỹ thuật mà trong đó noãn được chọc hút ở giai đoạn chưa trưởng thành (giai đoạn túi mầm – GV hoặc Metaphase I – MI), được nuôi cấy trong môi trường chuyên biệt cho đến khi hoàn toàn trưởng thành (Metaphase II – MII). Các giai đoạn sau đó như tạo phôi, nuôi cấy phôi vẫn diễn ra như một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thông thường.
IVM được chỉ định trong một số trường hợp như người vợ bị buồng trứng đa nang, đáp ứng kém, buồng trứng kháng FSH, lạc nội mạc tử cung hay những người ung thư muốn dự trữ noãn. Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ noãn chọc hút được khi làm IVM vào khoảng 50%, tỷ lệ thụ thai vào khoảng 20-33%, trường hợp nuôi được đến phôi nang thì tỷ lệ có thai sẽ lên đến 54%.
Tỷ lệ thành công của IVM ngày càng được nâng cao và những lợi ích mà IVM đem lại cho bệnh nhân rất lớn như giảm được chi phí điều trị, giảm liều thuốc sử dụng, cũng như giảm thiểu được nguy cơ quá kích buồng trứng. Tuy nhiên để lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất IVF hay IVM, ngoài dựa vào tiền sử một lần đáp ứng kém của chị, chúng tôi còn phải đánh giá các xét nghiệm nôi tiết, AMH, siêu âm cũng như các xét nghiệm của chồng, do đó nếu anh chị muốn làm hỗ trợ sinh sản tiếp thì mời anh chị đến thăm khám đánh giá trực tiếp.
Chúc vợ chồng chị sớm có tin vui. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Chào chị.
ERA (Endometrial receptivity array) test là một xét nghiệm "cao cấp" được ứng dụng trong hỗ trợ sinh sản tại các nước phát triển trên thế giới nhằm đánh giá khả năng tiếp nhận phôi của lớp lót niêm mạc tử cung. Xét nghiệm này sử dụng công nghệ mới nhất, phân tích mức độ biểu hiện của hàng trăm gen ở niêm mạc tử cung, qua đó tối ưu hóa thời gian đặt phôi vào tử cung để thúc đẩy quá trình làm tổ và mang thai. Xét nghiệm này nên làm ở những trường hợp thất bại làm tổ nhiều lần để đánh giá chính xác cửa sổ làm tổ. Người phụ nữ sẽ được dùng thuốc như một chu kỳ chuẩn bị niêm mạc sau đó sẽ tiến hành sinh thiết nội mạc tử cung, thu thập mẫu mô và đưa đi phân tích tại phòng thí nghiệm của hãng iGenomix (hãng nghiên cứu xét nghiệm Era tại Nhật Bản). Moi bước thực hiện đều đảm bảo tuân thủ quy trình và mẫu bênh phẩm được bảo quản theo quy định trong quá trình vận chuyển, do đó chị có thể yên tâm về kết quả nhận được.
Chúc vợ chồng chị sớm có tin vui.
Cả 2 lần thai tự nhiên của em đều lưu ở tuần 5-6w và từ đó đến giờ em chưa có lại. Vừa rồi vợ chồng em có làm IVF, lần 1 thai sinh hoá khi beta trên 300. Lần 2 thai 6 tuần 1 ngày túi thai kém phát triển. Khi IVF em đã sử dụng đủ các loại thuốc hỗ trợ giảm co, ...
Chào chị, chúng tôi vô cùng chia sẻ với những lần mang thai không thành công trước đây của chị. Có nhiều nguyên nhân gây sảy hoặc lưu thai liên tiếp trong đó có nguyên nhân phôi bất thường nhiễm sắc thể. Nếu đã thăm khám loại trừ các nguyên nhân bất thường tử cung, gen đông máu, bất thường nhiễm sấc thể hai vợ chồng thì có thể IVF- sàng lọc phôi để loại bỏ phôi bất thường. Sàng lọc phôi tiền làm tổ giúp phân tích bản chất di truyền của phôi để chọn được những phôi bình thường về hình thái và di truyền, bảo đảm khả năng thành công cao, giảm số lượng phôi trong một lần chuyển, giảm tỷ lệ đa thai và ngăn ngừa tình trạng trẻ sinh ra bị mắc các bệnh di truyền hoặc giảm tỷ lệ buộc phải ngưng thai kỳ do các dị tật di truyền.
Tuy nhiên sàng lọc phôi cũng không thể đảm bảo loại trừ 100% bất thường và đảm bảo 100% có thể giữ thai do trong quả trình mang thai coàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do đó anh chị có thể cân nhắc để lựa chọn sàng lọc phôi như một phương pháp có thể giúp cải thiện kết quả khi làm IVF.
Chúc vợ chồng chị sớm có tin vui.
Thai đầu của em bị sinh non tuần 18 do tử cung dị dạng, bé mất sau 1 tuần. Từ đó tới nay nhà em có thả tự nhiên nhưng cũng không đậu thai. Giờ em làm IVF với trường hợp tử cung dị dạng thì có khả năng sảy thai hay sinh non như trước không?
Chào chị,
Dị dạng tử cung là bất thường ở tử cung có thể gây ra vô sinh, làm tăng nguy cơ sẩy thai tháng thứ nhất và tháng thứ hai, sinh non, thai chậm phát triển trong tử cung, tiền sản giật và ngôi thai bất thường kể cả khi có thai tự nhiên hay với thai IVF. Tuy nhiên chị không chia sẻ thêm thông tin dị dạng tử cung mức độ nào hay loại gì, do đó chúng tôi không thể tư vấn cụ thể về hướng xử trí hay các can thiệp có thể làm trước khi chuyển phôi vào buồng tử cung được. Để có phương pháp điều trị hiệu quả mời chị qua thăm khám để đánh giấ trực tiếp, khi đi chị mang theo các kết qủa thăm khám đã có.
Chúc vợ chồng chị sớm có tin vui. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Em đang cân nhắc nhiều bệnh viện để làm IVF, em thấy bên mình có công nghệ AI với timeslapse để giám sát phôi nhưng vẫn chưa hiểu lắm. Vì em nghĩ phôi có thành hay không chủ yếu do chất lượng trứng với tinh trùng. Vậy 2 ứng dụng đó thì có vai trò gì, giờ em làm IVF không áp dụng AI với ...
Chào chị. Nuôi cấy Time-lapse là dạng tủ nuôi cấy có tích hợp kính hiển vi và camera tự động trong mỗi ngăn tủ giúp chuyên viên phôi học dễ dàng ghi nhận thông tin của hợp tử và phôi, nhanh chóng phát hiện những bất thường trong quá trình phân chia mà những bất thường này có thể không phát hiện được khi nuôi cấy thông thường. Nuôi phôi bằng Timelapse sẽ không phải lấy phôi ra để đánh giá do đó đảm bảo môi trường và điều kiện tối ưu nhất cho phôi phát triển. Đồng thời trí tuệ nhân tạo AI là các thuật toán giúp đánh giá chất lượng phôi chính xác dựa vào hình thái và động học phôi.
Sử dụng Timelapse và AI trong nuôi cấy phôi là xu hướng mới giúp tăng tỷ lệ thành công trong IVF. Tuy nhiên nếu anh chị muốn làm IVF mà không ứng dụng Timelapse và AI thì cũng hoàn toàn có thể được.
Chúc vợ chồng chị sớm có tin vui.
Em chào bác sĩ. Em năm nay 38 tuổi. Em đã từng sinh non một bé lúc 26 tuần vào năm 2012. Hiện tại em muốn sinh em bé nữa, nhưng em bị thai lưu 2 lần ở tuần thứ 5 và thứ 8. Em đi khám thì phát hiện em bị tử cung đôi. Bác sĩ cho em hỏi em sinh non và bị ...
Chào anh chị, rất chân thành chia sẻ cùng lo lắng của vợ chồng anh chị. Tử cung đôi là một trong số các dị tật bẩm sinh hiếm gặp, hình thái tử cung này là 1 trong số những nguyên nhân gây sẩy thai và hiếm muộn. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp người phụ nữ có tử cung đôi vẫn có thể mang thai và sinh con khoẻ mạnh.
Với tiền sử sinh non 1 lần lúc thai 26 tuần, 2 lần thai lưu ở tuổi thai 5 tuần và 8 tuần kết hợp với yếu tố tuổi của chị đã bắt đầu bước qua ngưỡng sau 35 thì chất lượng và số lượng trứng cũng đã giảm kèm theo nguy cơ noãn (trứng) có vật chất di truyền bất thường cũng tăng lên, khả năng tạo ra phôi khoẻ mạnh cũng sẽ hạn chế hơn so với khi chị còn trẻ. Và đó cũng là một trong số những vấn đề chị cần cân nhắc để có thể bắt đầu điều trị sớm càng sớm càng tốt.
Việc điều trị của chị trong thời gian sắp tới có thể bắt đầu từ những kiểm tra căn bản về sức khoẻ sinh sản, khảo sát đánh giá lại chính xác đặc điểm tử cung của mình và 1 đánh giá quan trọng không kém đó là kiểm tra số lượng và trữ lượng trứng còn lại trên 2 buồng trứng của chị. Từ đó chúng tôi có thể đưa ra những phương pháp và liệu trình điều trị phù hợp với chị.
Chào bác sĩ, chồng em năm nay 41 tuổi, em 32 tuổi. Đi khám được chẩn đoán bị mắc hội chứng 47XXY. Bác sĩ nói vẫn có hi vọng có con bằng sàng lọc phôi, chế độ dinh dưỡng tốt. Mong bác sĩ tư vấn giúp em xem vợ chồng em có thể làm IVF không ạ và tỉ lệ thành công ở những người ...
Chào chị,
Với chẩn đoán bộ NST 47, XXY thì chồng chị đã mắc hội chứng Klinefelter. Đây là một bệnh di truyền phổ biến ảnh hưởng đến nam giới, với các biểu hiện khác nhau. Hội chứng Klinefelter là một trong những nguyên nhân cản trở người đàn ông trong hành trình tìm kiếm con. Những người bệnh mắc hội chứng này tinh hoàn hầu như không thể sản xuất được tinh trùng hoặc nếu có số lượng sẽ rất ít dẫn đến tỷ lệ vô sinh cao. Tuy nhiên với sự phát triển của y học ngày nay, rất nhiều ca vô sinh do người chồng không có tinh trùng vẫn có hy vọng chữa trị. Vì thế, những nam giới chẩn đoán mắc hội chứng Klinefelter có thể nhờ sự giúp đỡ từ những phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến hiện nay.
Trên thực tế thì một số nam giới trẻ mắc hội chứng Klinefelter vẫn có thể có một lượng nhỏ tinh trùng có trong xuất tinh. Vậy nên, có thể thực hiện IVF hoặc IVF+ phẫu thuật lấy tinh trùng tùy từng trường hợp. Trường hợp của chồng chị cần phải đến thăm khám trực tiếp, để chúng tôi đánh giá về tinh dịch đồ, nội tiết, kích thước tinh hoàn... mới có thể tư vấn phương pháp hỗ trợ hiệu quả nhất.
Chúc vợ chồng chị sớm có tin vui.
Em 31 tuổi, đã mang thai 3 lần và đều bị sảy thai lúc 5-8 tuần, lúc sảy thai lần thứ 2 vợ chồng em đã đi khám và làm xét nghiệm phát hiện chồng em bị chuyển đoạn nhiễm sắc thể số 1 và số 18, được bác sỹ khoa di truyền học tư vấn nên làm IVF sàng lọc. Hiện nay em thấy ...
Chào chị,
Quá trình làm IVF sàng lọc phôi cũng sẽ diễn ra theo trình tự IVF thông thường, sau khi trải qua quá trình thăm khám đánh giá khả năng sinh sản của 2 vợ chồng, người vợ sẽ được kích trứng theo phác đồ phù hợp vào ngày 2 hoặc 3 chu kỳ kinh và chọc hút noãn khi có chỉ định, chồng sẽ lấy tinh trùng để thụ tinh với noãn tạo thành phôi. Khi đã có phôi ngày 5 thì sẽ tiến hành sinh thiết phôi để làm sàng lọc. Sàng lọc phôi tiền làm tổ giúp phân tích bản chất di truyền của phôi để chọn được những phôi bình thường về hình thái và di truyền, bảo đảm khả năng thành công tăng lên so với IVf thông thường, giảm số lượng phôi trong một lần chuyển, giảm tỷ lệ đa thai và ngăn ngừa tình trạng trẻ sinh ra bị mắc các bệnh di truyền hoặc giảm tỷ lệ buộc phải ngưng thai kỳ do các dị tật di truyền. Do đó nếu anh chị muốn làm IVF mời anh chị đến thăm khám trực tiếp mang theo các kết quả thăm khám trước đó để bác sĩ tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả.
Chúc vợ chồng chị sớm có tin vui. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Chào bác sĩ,
Tôi bị polyp kênh cổ tử cung vào tháng 7/2020, đến tháng 8/2020, bác sĩ chỉ định nội soi xoắn 2 polyp có kích thước tầm 1cm và 5mm. Sau đó bác sĩ hẹn tháng 9/2020 tái khám để trả kết quả xét nghiệm tế bào. Tháng 9/2020 tôi tái khám như hẹn và được siêu âm lại thì lại phát ...
Chào chị, Polyp cổ tử cung là khối u thường xuất hiện đơn lẻ hoặc theo cụm ở cổ tử cung của người phụ nữ, đa số là lành tính (không phải ung thư). Cách xử trí thông thường đối với polyp cổ tử cung sẽ là lựa chọn xoắn bỏ polyp, và bản thân polyp sau khi đã loại bỏ vẫn có khả năng tái phát.
Cho đến hiện tại, chỉ có các polyp được quan sát thấy nằm ở bên trong buồng tử cung sẽ có khả năng làm ảnh hưởng đến việc làm tổ của phôi và làm giảm tỉ lệ có thai. Trong trường hợp của chị, polyp nằm ở kênh cổ tử cung với kích thước 7mm thì cũng không phải là lý do chính dẫn đến việc chậm có thai của vợ chồng mình.
Để có thể cải thiện vấn đề mong con của mình, vợ chồng anh chị có thể cân nhắc quan hệ thường xuyên và đều đặn từ 2-3 lần/tuần (Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới WHO), nếu sau 6 tháng kế tiếp mà mình vẫn chưa có tin vui thì anh chị nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm nguyên nhân.