Các sản phẩm khởi nghiệp từ sen Đồng Tháp
Cộng đồng Starup Đồng Tháp sáng tạo hàng trăm sản phẩm từ sen như nón lá, lụa tơ sen, nước hoa, tinh dầu sen cùng nhiều thực phẩm từ sen.
Cộng đồng Starup Đồng Tháp sáng tạo hàng trăm sản phẩm từ sen như nón lá, lụa tơ sen, nước hoa, tinh dầu sen cùng nhiều thực phẩm từ sen.
Ứng dụng "kinh tế xanh", bảo tồn rừng biển, số hóa vận hành chuỗi thủy sản... là những giải pháp doanh nghiệp kiến nghị chuyển đổi hoạt động, giảm tác động môi trường.
Diễn đàn Mekong Startup 2022 tại Đồng Tháp được lãnh đạo Bộ ngành, các cấp, tỉnh thành ủng độ, thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia.
Ứng dụng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới cho doanh nghiệp và kinh tế vùng, theo ông Huỳnh Minh Tuấn.
Các chuyên gia công nghệ trình diễn máy bay không người lái hỗ trợ phun thuốc, máy sạ lúa tự động tại diễn đàn Mekong Startup, chiều 19/12.
Các đơn vị mang đến những sản phẩm từ nông sản địa phương như dừa sáp, cá mào gà, lá sen… giới thiệu người tiêu dùng, doanh nghiệp.
Khuyến khích nhiều ý tưởng khởi nghiệp thành hình giúp tỉnh đứng đầu số lượng sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) ở ĐBSCL, theo ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Trồng lúa phát thải gần 50 triệu tấn khí nhà kính (CO2e) mỗi năm, tức trung bình sản xuất 0,9 tấn gạo sinh ra một tấn CO2e.
Máy bay, xe phun tưới; app theo dõi tôm online; lò công nghệ khí hóa sinh khối... giúp hiện đại hóa nông nghiệp ĐBSCL theo hướng bền vững, giảm phát thải.
Nhiều đại diện doanh nghiệp lúa gạo, thủy hải sản, trái cây dự talkshow "Kinh doanh và thu hút đầu tư hiệu quả, bền vững", chiều 19/12.
Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP 26), Việt Nam đã cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 cùng với hai cam kết khác có liên quan chặt chẽ đến ngành nông nghiệp: (i) Cam kết tham gia sáng kiến Giảm phát thải khí methane toàn cầu, theo đó giảm 30% phát thải khí methane vào năm 2030; và (ii) Cam kết thực hiện “Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất”. Bên cạnh đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về hệ thống lương thực-thực phẩm cùng năm, Việt Nam cũng đã đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững.
Cùng chia sẻ những mục tiêu trên của Chính phủ và đặc biệt là của ngành nông nghiệp, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Tháp đã có sáng kiến tổ chức Diễn đàn cấp vùng, Mekong Startup lần I năm 2022, với chủ đề “Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp”.
Diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, doanh nghiệp tại khu vực ĐBSCL về bài toán chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải, xanh hóa và hiện đại hóa ngành nông nghiệp; đồng thời tạo lập các chương trình nghị sự gắn với các chuỗi ngành hàng trọng điểm của khu vực (lúa gạo, trái cây, thủy hải sản) để giúp các bên chia sẻ và có chung nhận định về bối cảnh, thách thức, cơ hội cũng như xác lập một số giải pháp bước đầu và hành động ưu tiên nhằm nhanh chóng đưa các cam kết vào thực tiễn.
Diễn đàn cũng được kì vọng sẽ là nơi thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo và dẫn dắt, hợp lực lẫn nhau của cộng đồng doanh nghiệp nhằm tạo ra một diện mạo mới cho hệ thống các chương trình và sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn ĐBSCL, theo hướng xanh hóa và bền vững.
Chương trình nhận được sự ủng hộ và phối hợp trực tiếp của Bộ NN&PTNT, phối hợp nội dung từ Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ).
Chương trình Diễn đàn bao gồm các hoạt động chính:
- 03 phiên thảo luận trước thềm
- Gala công nghệ
- Talkshow: “Kinh doanh và thu hút đầu tư hiệu quả, bền vững”
- Phiên toàn thể Diễn đàn Mekong Startup lần 1 - năm 2022 “Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp”