Mekong Startup Forum
Lần II năm 2024

Diễn đàn được tổ chức nhằm cụ thể hoá chủ trương của Chính phủ về Quy hoạch vùng ĐBSCL, trọng tâm vào bài toán chuyển đổi nông nghiệp xanh - hiện đại - bền vững để tạo bứt phá cho kinh tế vùng.

  • Từ ngày 15-16/11/2024 (02 ngày)
  • Nhà Văn hóa Lao động Đồng Tháp, 181 Ngô Thì Nhậm, Phường 1, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp
Đơn vị tổ chức tinhdongthap bonnvaphattrien
Đơn vị hỗ trợ VEF PSD
Đơn vị phối hợp
và tổ chức
VnExpress

Khám pháTin tức mới nhất
Xem nhiều hơn

Chương trình sự kiện

  • calendarThời gian: 15-16/11/2024 (02 ngày)
  • pinĐịa điểm: Nhà Văn hóa Lao động Đồng Tháp, 181 Ngô Thì Nhậm, Phường 1, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp
  • Buổi sáng

    PHẦN 1: KHAI MẠC DIỄN ĐÀN - TRÌNH DIỄN, GIỚI THIỆU CÁC CÔNG NGHỆ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, CHUYỂN ĐỔI XANH

    • 7:30 - 7:50

      Đón tiếp đại biểu

    • 7:50 - 8:00

      Văn nghệ chào mừng

    • 8:00 - 8:05

      Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

    • 8:05 - 8:10

      Phát biểu khai mạc Diễn đàn

    • 8:10 - 8:15

      Nghi thức Khai mạc Diễn đàn

    • 8:15 - 8:45

      Biểu diễn Công nghệ

    • PHẦN 2: CHUNG KẾT CUỘC THI SÁNG KIẾN MEKONG 2024

    • 8:50 - 8:55

      Tuyên bố lý do, giới thiệu Ban Giám khảo & các đội thi Chung kết

    • 8:55 - 9:00

      Clip dẫn đề: Hành trình tìm kiếm Sáng kiến Mekong 2024

    • 9:00 - 9:05

      Tặng hoa Ban Giám khảo & các đội thi Chung kết

    • 9:05 - 9:15

      Phát biểu chia sẻ về khởi nghiệp

    • 9:15 - 10:30

      Phần thi của 05 đội đầu tiên tại Chung kết Cuộc thi

    • 10:30 - 10:40

      Nghỉ giải lao

    • 10:40 - 12:00

      Phần thi của 05 đội tiếp theo tại Chung kết Cuộc thi

    • 12:00 - 12:10

      Phát biểu tổng kết chương trình

    • 12:10

      Kết thúc chương trình và chụp ảnh lưu niệm

  • Buổi chiều

    TỌA ĐÀM “KẾT NỐI - VƯƠN XA”

    • 1/ TỌA ĐÀM CÁC MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN NÔNG THỦY SẢN THEO ĐỊNH HƯỚNG KINH TẾ XANH TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    • 13:30 - 14:00

      Đón tiếp đại biểu

    • 14:00 - 14:05

      Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và đồng chủ tọa Tọa đàm

    • 14:05 - 14:25

      Cơ hội, thách thức hiện hữu trong phát triển Nông nghiệp xanh tại ĐBSCL và “không gian” cho các mô hình ĐMST theo định hướng kinh tế xanh

      Ông Guenther Reinhard Meyer, Quản lý dự án VN-ADAPT, Tổ chức SNV Việt Nam
    • 14:25 - 14:45

      Giới thiệu một số mô hình nông nghiệp xanh và gợi mở cho khu vực ĐBSCL

      TS. Nguyễn Thanh Mỹ - Chủ tịch HĐQT Công ty Rynan Technology
    • 14:45 - 16:45

      Thảo luận mở
      Các chủ điểm thảo luận

      - Nhận diện các sáng kiến/dự án/mô hình ĐMST tiềm năng để thúc đẩy kinh tế xanh lĩnh vực du lịch/nông nghiệp ĐBSCL.
      - Kiến nghị (giải pháp chính sách, nguồn lực, cơ chế phối hợp…) với các bên hữu quan.
      - Sáng kiến/cam kết hành động để thúc đẩy các chương trình sau Diễn đàn Mekong Startup 2024.
    • 16:45 - 16:50

      Giới thiệu Sáng kiến Mạng lưới Chuyển Đổi Xanh Mekong và Mở đăng ký cho các Doanh nghiệp tham gia Nhóm công tác

      Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV
    • 16:50 - 17:00

      Tóm tắt các nội dung thảo luận và thông điệp chính

      Ông Nguyễn Văn Vũ Minh, Giám đốc Sở NN tỉnh Đồng Tháp
    • 2/ TỌA ĐÀM SÁNG KIẾN DU LỊCH XANH MEKONG

    • 13:30 - 14:00

      Đón tiếp đại biểu

    • 14:00 - 14:05

      Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

      MC
    • 14:05 - 14:25

      Cơ hội, thách thức hiện hữu trong phát triển Du lịch xanh tại ĐBSCL và “không gian” cho các mô hình ĐMST theo định hướng kinh tế xanh

      TS. Dương Đức Minh, Viện phó Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch TP. HCM
    • 14:25 - 14:45

      Giới thiệu mô hình “Du lịch muối thông minh gắn với chuyển đổi số cộng đồng nông thôn ở Bạc Liêu”

      TS. Ngô Kiều Oanh, Chuyên gia du lịch nông nghiệp UNDP
    • 14:45 - 16:45

      Thảo luận mở
      Các chủ điểm thảo luận

      - Nhận diện các sáng kiến/dự án/mô hình ĐMST tiềm năng để thúc đẩy kinh tế xanh lĩnh vực du lịch ĐBSCL.
      - Kiến nghị (giải pháp chính sách, nguồn lực, cơ chế phối hợp…) với các bên hữu quan.
      - Sáng kiến/cam kết hành động để thúc đẩy các chương trình sau Diễn đàn Mekong Startup 2024.
    • 16:45 - 16:50

      Giới thiệu Sáng kiến Mạng lưới Chuyển Đổi Xanh Mekong và Mở đăng ký cho các DN tham gia Nhóm công tác

      TS. Bùi Thanh Minh, Phó Giám đốc chuyên môn Văn phòng Ban IV
    • 16:50 - 17:00

      Tóm tắt các nội dung thảo luận và thông điệp chính

      Bà Huỳnh Thị Hoài Thu, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Tháp
    • 17:00

      Kết thúc chương trình và Chụp ảnh lưu niệm

    • 3/ TỌA ĐÀM THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG THỜI ĐẠI 4.0

    • 13:30 - 14:00

      Đón tiếp đại biểu

    • 14:00 - 14:10

      Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

    • 14:10 - 14:40

      Xu hướng Khởi nghiệp – Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Nông nghiệp

      Ông Lê Đăng Khoa – Chủ tịch Le Group Ventures
    • 14:40 - 15:10

      Ứng dụng chuyển đổi số trong khởi nghiệp

      Ông Nguyễn Hữu Ân – Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Công ty TESO
    • 15:10 - 16:20

      Thảo luận mở
      Các chủ điểm thảo luận

      - Làm rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc tạo ra những mô hình kinh doanh mới và tối ưu hóa hoạt động khởi nghiệp.
      - Những chính sách và nguồn lực cần được triển khai để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ.
      - Những giải pháp thực tiễn mà thanh niên có thể áp dụng để vượt qua các thách thức trong việc áp dụng chuyển đổi số cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
      - Thảo luận về trách nhiệm của thanh niên khởi nghiệp trong việc phát triển các mô hình kinh doanh bền vững, thân thiện với môi trường.
      - Cách thức kết hợp giữa đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững trong bối cảnh chuyển đổi số.
      - Kiến nghị (giải pháp chính sách, nguồn lực, cơ chế phối hợp…) với các bên hữu quan.
    • 16:20 - 16:30

      Tóm tắt các nội dung thảo luận và thông điệp chính

      Bà Huỳnh Thị Hoài Thu, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Tháp
    • 16:30

      Kết thúc chương trình và Chụp ảnh lưu niệm

  • CHƯƠNG TRÌNH PHIÊN TOÀN THỂ DIỄN ĐÀN MEKONG STARTUP LẦN II - NĂM 2024 “KINH TẾ XANH - ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN”

    Tham quan triển lãm “Sản phẩm khởi nghiệp tiêu biểu & sản phẩm định hướng kinh tế xanh khu vực ĐBSCL”

    • 7:30 - 8:30

      Tham dự

      - Đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH TW Đảng, Bộ trưởng KHCN
      - Đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
      - Lãnh đạo Bộ Tài nguyên & Môi trường và các Bộ: Kế hoạch & Đầu tư, Thông tin & Truyền thông, Khoa học & Công nghệ…
      - Lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL
      - Đại diện các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Việt Nam
      - Các tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp và cá nhân tham gia Diễn đàn
    • MEKONG STARTUP FORUM 2024 - PHIÊN TOÀN THỂ

      “KINH TẾ XANH - ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN”

      Điều phối chuyên môn: Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban IV

    • 8:00 - 8:30

      Đón tiếp đại biểu

    • 8:30 - 8:35

      Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

      MC
    • 8:35 - 8:45

      Phát biểu khai mạc

      Đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT
    • 8:45 - 8:50

      Phóng sự: “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển ĐBSCL”

    • PHẦN 1 - ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TỪ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ TRƯỚC THỀM DIỄN ĐÀN

      1. Đề xuất sáng kiến, giải pháp phát triển Nông nghiệp và sản xuất chế biến nông thủy sản theo định hướng kinh tế xanh tại ĐBSCL

    • 8:50 - 8:55

      Ý kiến SME/Startup

      Đề xuất các mô hình, giải pháp ĐMST hiện hữu hoặc tiềm năng để Phát triển Nông nghiệp xanh và sản xuất chế biến nông thủy sản theo định hướng kinh tế xanh tại ĐBSCL
    • 8:55 - 9:00

      Ý kiến 01 SME/Startup

      Đề xuất mô hình Nhóm công tác nông nghiệp xanh & Nêu các đề xuất/kiến nghị về cơ chế, chính sách, nguồn lực… với các bên hữu quan để thúc đẩy thực hiện các Sáng kiến, mô hình, giải pháp ĐMST lĩnh vực Nông nghiệp xanh ĐBSCL
    • 2. Đề xuất sáng kiến, giải pháp để thúc đẩy Du lịch Nông nghiệp/Du lịch sinh thái vùng ĐBSCL

    • 9:00 - 9:05

      Ý kiến 01 SME/Startup (Top 10 Cuộc thi Sáng kiến Mekong 2024)

      Đề xuất các mô hình, giải pháp ĐMST hiện hữu hoặc tiềm năng để Phát triển Du lịch xanh vùng ĐBSCL
    • 9:05 - 9:10

      Ý kiến 01 SME/Startup

      Đề xuất mô hình Nhóm công tác & Nêu các đề xuất/kiến nghị về cơ chế, chính sách, nguồn lực… với các bên hữu quan để thúc đẩy thực hiện các Sáng kiến, mô hình, giải pháp ĐMST lĩnh vực Du lịch xanh ĐBSCL
    • 3. Đề xuất sáng kiến, giải pháp của Thanh niên tiên phong phát triển kinh tế xanh Mekong

    • 9:10 - 9:15

      Ý kiến 01 đoàn viên/thanh niên (Top 10 Cuộc thi Sáng kiến Mekong 2024)

      Đề xuất các mô hình kinh tế, giải pháp khoa học, công nghệ tiêu biểu do đoàn viên, thanh niên ĐBSCL xây dựng để góp phần thúc đẩy kinh tế xanh & Chống biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL
    • 9:15 - 9:20

      Ý kiến Lãnh đạo Tỉnh đoàn Đồng Tháp

      Đề xuất thành lập "Mạng lưới Thanh niên Đồng bằng Sông Cửu Long tham gia phát triển xanh và bền vững" hướng đến bốn nhóm nội dung trọng tâm nhằm thúc đẩy cộng đồng thanh niên khởi nghiệp trong khu vực tham gia xây dựng kinh tế xanh, tuần hoàn và phát triển bền vững
    • PHẦN 2 - TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, PHƯƠNG THỨC KÍCH HOẠT NĂNG LỰC ĐMST VÀ CỘNG HỢP NGUỒN LỰC HIỆU QUẢ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH KHU VỰC ĐBSCL

    • 9:20 - 9:30

      Góc nhìn quốc tế về bối cảnh, xu hướng & giải pháp kích hoạt năng lực ĐMST, cộng hợp nguồn lực công - tư hiệu quả cho mục tiêu phát triển nông nghiệp xanh khu vực ĐBSCL

    • 9:30 - 9:40

      Góc nhìn về bối cảnh, xu hướng & giải pháp kích hoạt năng lực ĐMST, cộng hợp nguồn lực công - tư hiệu quả cho mục tiêu phát triển du lịch xanh khu vực ĐBSCL

    • 9:40 - 9:50

      Góc nhìn chuyên gia về các bài toán mới đặt ra cho quản trị địa phương và gợi ý giải pháp kích hoạt năng lực ĐMST/thu hút nguồn lực hiệu quả cho phát triển kinh tế xanh

    • 9:50 - 10:35

      Các hiến kế, trao đổi về cơ chế, giải pháp, phương thức hành động cho mục tiêu đẩy mạnh ĐMST và phát triển kinh tế xanh địa phương

    • 10:35 - 10:40

      Tóm tắt thảo luận

      Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV
    • PHẦN 3 - CÔNG BỐ KẾT QUẢ & TRAO GIẢI CHUNG KẾT CUỘC THI SÁNG KIẾN MEKONG NĂM 2024

    • 10:40 - 10:50

      Công bố kết quả & Trao giải

    • PHẦN 4 - LỄ RA MẮT MẠNG LƯỚI CHUYỂN ĐỔI XANH MEKONG

    • 10:50 - 11:00

      Lễ ra mắt Mạng lưới Chuyển đổi xanh Mekong & Đại diện chủ chốt các Nhóm công tác xanh trực thuộc Mạng lưới

    • PHẦN 5: LÃNH ĐẠO PHÁT BIỂU

    • 11:00 - 11:30

      Phát biểu tổng kết

      Đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên BCH TW Đảng, Bộ trưởng KHCN
    • 11:30 - 11:40

      Phát biểu đáp từ & Công bố thông điệp Diễn đàn

      Đồng chí Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
    • 11:40 - 11:45

      Chụp ảnh lưu niệm và Bế mạc Diễn đàn

Chủ trì diễn đàn

Ông Lê Minh Hoan

Ông Lê Minh Hoan

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Huỳnh Thành Đạt

Huỳnh Thành Đạt

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Ông Lê Quốc Phong

Ông Lê Quốc Phong

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp

Ông Phạm Thiện Nghĩa

Ông Phạm Thiện Nghĩa

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp

Ông Trần Thanh Nam

Ông Trần Thanh Nam

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ông Trần Trí Quang

Ông Trần Trí Quang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp

Lãnh đạo địa phương

Ông Hồ Văn Mừng

Ông Hồ Văn Mừng

Ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang

Ông Nguyễn Minh Cảnh

Ông Nguyễn Minh Cảnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre

Ông Dương Tấn Hiển

Ông Dương Tấn Hiển

Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố Cần Thơ

Ông Nguyễn Văn Hoà

Ông Nguyễn Văn Hoà

Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Hậu Giang

Ông Phạm Văn Trọng

Ông Phạm Văn Trọng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Tiền Giang

Cố vấn nội dung

Diễn giả và doanh nghiệp

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy

Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu
phát triển kinh tế tư nhân Ban IV

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy đảm trách nhiệm vụ Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ). Bà chịu trách nhiệm điều phối toàn diện các hoạt động của Văn phòng Ban IV, đặc biệt các hoạt động nghiên cứu, tập hợp tiếng nói khu vực tư nhân trong nước ở một số lĩnh vực kinh tế trọng tâm nhằm thúc đẩy các diễn đàn đối thoại công - tư cấp cao trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (ViEF). Đồng thời, bà cũng chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động tập hợp tiếng nói, phản ánh kiến nghị của các doanh nghiệp tư nhân gửi qua kênh Ban IV để Ban IV tham mưu, báo cáo hàng tháng với Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách TTHC nhằm thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp.

Ông Bùi Thanh Minh

Ông Bùi Thanh Minh

Phó Giám đốc chuyên môn Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân Ban IV

Ông Bùi Thanh Minh tốt nghiệp Đại học Quốc gia Việt Nam với bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ ngành Công tác xã hội, và Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright với bằng Thạc sĩ Chính sách công. Sau 12 năm làm giảng viên Công tác xã hội tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ông giữ chức Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu và Phát triển Kinh tế Tư nhân (Công ty TNHH ViEF). Ông phụ trách các báo cáo về tình hình doanh nghiệp, chỉ số niềm tin an sinh xã hội, các báo cáo kinh tế chuyên ngành và nghiên cứu thị trường về chuyển đổi xanh để trình Thủ tướng Chính phủ và các bộ liên quan. TS. Bùi Thanh Minh cũng là một học giả với nhiều ấn phẩm trên các tạp chí uy tín. Nghiên cứu chính của ông tập trung vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững, công tác xã hội và phúc lợi xã hội ở các nước đang chuyển đổi như Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là tư vấn cho nhiều tổ chức quốc tế như UNICEF, GIZ, GNI, Save the Children và các bộ như Bộ Lao động, Bộ Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bà Đỗ Thị Thu Hương

Bà Đỗ Thị Thu Hương

Phó Giám đốc chuyên môn, Viện Phát triển Kinh tế Tư nhân Việt Nam

Đỗ Thị Thu Hương
Phó Giám đốc Chuyên môn, Viện Phát triển Kinh tế Tư nhân Việt Nam
Bà Đỗ Thị Thu Hương đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tài chính, ĐH Kinh tế Quốc dân (NEU) và sau đại học ngành Kinh tế học, ĐH Tổng hợp Bang New York (SUNY). Bà có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, chính sách công, phát triển bền vững cùng kỹ năng phân tích dữ liệu và định lượng chuyên sâu.
Bà đã thực hiện các dự án nghiên cứu quan trọng như nghiên cứu về chỉ số Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của ASEAN, đánh giá tác động của COVID-19 đến doanh nghiệp Việt Nam, và đề xuất cải cách hành chính để nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, cũng như nghiên cứu chính sách của Việt Nam đang áp dụng đối với khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu của bà và đồng nghiệp đã trở thành tài liệu tham khảo chính cho việc xây dựng và điều chỉnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Bà đã từng làm việc tại các Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), giảng dạy tại NEU và đã từng có 10 năm học tập và làm việc tại Hoa Kỳ. Từ năm 2019, bà là chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Văn phòng Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân (Ban IV). Bà cũng là tư vấn quốc gia cho dự án LinkSME, IPSC, DAI do USAID tài trợ và các cơ quan của Chính phủ như Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ông Phạm Văn Lương

Ông Phạm Văn Lương

Giám đốc Quốc gia của HELVETAS Việt Nam

Ông Phạm Văn Lương là chuyên gia giàu kinh nghiệm về nông nghiệp bền vững với hơn 17 năm làm việc trong lĩnh vực phát triển quốc tế, chủ yếu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Ông có bằng Tiến sĩ về Nông nghiệp Bền vững từ Đại học Queensland, Úc và đã dẫn dắt nhiều dự án thúc đẩy chuỗi giá trị bao trùm và hệ thống thị trường bền vững cho các sản phẩm như rau an toàn, lâm sản ngoài gỗ và hàng hóa thương mại công bằng. Ông Lương có chuyên môn về phương pháp tiếp cận có sự tham gia, nâng cao năng lực và phát triển hợp tác giữa chính phủ, xã hội dân sự và khu vực tư nhân. Là Giám đốc Quốc gia của HELVETAS Việt Nam, ông đã điều hành các chương trình quốc gia, thúc đẩy các phương pháp nông nghiệp bền vững và thúc đẩy các cuộc thảo luận chính sách nhằm hỗ trợ hệ thống nông nghiệp bền vững trong khu vực sông Mê Kông.

Ông Lê Đăng Khoa

Ông Lê Đăng Khoa

Chủ tịch Le Group Ventures

Ông Lê Đăng Khoa, thường được biết đến với tên gọi "Shark Khoa," là một doanh nhân nổi bật và nhà đầu tư trong chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Việt Nam. Ông là CEO của Công ty TNHH Phân bón Ba Lá Xanh và Công ty TNHH Đầu tư Lê Real, đồng thời là nhà sáng lập 28 Flowers Boutique và Unicorn House. Với tư duy sáng tạo, năng động và niềm đam mê hỗ trợ các dự án khởi nghiệp, ông Lê Đăng Khoa không chỉ thành công trong nhiều lĩnh vực mà còn góp phần truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nhân trẻ Việt Nam.

Ông Nguyễn Hữu Ân

Ông Nguyễn Hữu Ân

Co-Founder Teso

Ông Nguyễn Hữu Ân là nhà sáng lập CleverTube từ 2016 và sáng lập công ty chuyên cung cấp giải pháp chuyển đổi số Teso từ 2018 đến nay, tập trung vào các lĩnh vực vận hành và marketing, bán hàng, với nhiều giải pháp đã thành công trên thị trường trong ngành Bán lẻ, Dược phẩm, Sản xuất,… Ông Nguyễn Hữu Ân là cựu sinh viên Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông (Hà Nội) và đã đạt được nhiều thành tựu trong cộng đồng khởi nghiệp, có thể kể đến như quán quân cuộc thi khởi nghiệp danh giá Việt Nam Startup wheel 2018.

Ông Nguyễn Ngọc Bích

Ông Nguyễn Ngọc Bích

CEO Mekong Rustic

Ông Nguyễn Ngọc Bích là chuyên gia du lịch với hơn 21 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch bền vững và du lịch nông nghiệp tại Việt Nam. Hiện là Giám đốc Phát triển Sản phẩm và Đổi mới của dự án Du lịch Thuỵ Sỹ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam, ông dẫn đầu các sáng kiến nhằm thúc đẩy các mô hình du lịch thân thiện với môi trường, gắn kết cộng đồng tại các khu vực như Hà Giang, Quảng Nam và Đồng Tháp. Với cam kết sâu sắc trong việc phát triển du lịch bền vững về môi trường và xã hội, ông Bích đã đóng vai trò then chốt trong các dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời bảo tồn văn hóa và hệ sinh thái địa phương. Bên cạnh đó, là Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Mekong Rustic, ông đã tạo ra những trải nghiệm du lịch cộng đồng chân thực ở Đồng bằng sông Cửu Long, mang đến cho du khách sự kết nối văn hóa ý nghĩa đồng thời tăng cường kinh tế bền vững cho cộng đồng địa phương.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ

Chủ tịch HĐQT Mylan Group
& Tổng giám đốc RYNAN Holdings JSC.

Năm 2004, sau hơn 25 năm sinh sống và làm việc tại Bắc Mỹ, TS. Nguyễn Thanh Mỹ trở về quê hương Trà Vinh thành lập Mylan Group - công ty công nghệ cao đầu tiên của tỉnh. Ông đã sáng lập và đồng sáng lập nên 13 doanh nghiệp công nghệ cao, trong đó 8 doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Trà Vinh.
TS. Nguyễn Thanh Mỹ là nhà phát minh và đồng phát minh trên 600 bằng sáng chế ở Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước khác. Ông cũng đồng tác giả 68 bài báo cáo về hóa học vật liệu trên các tạp chí khoa học ở Hoa Kỳ, Anh và Đức, đồng thời cũng là diễn giả của nhiều hội nghị về khoa học, khởi nghiệp và nông nghiệp thông minh trong và ngoài nước.
TS. Nguyễn Thanh Mỹ tốt nghiệp Tiến sĩ về khoa học năng lượng và vật liệu vào năm 1990 tại INRS-Energy-Materials-Telecommunication (Varennes, Quebec, Canada). Ông cũng nhận bằng Thạc sĩ về chất xúc tác dị thể vào năm 1988 và Cử nhân về hóa học phân tích vào năm 1986 tại Đại học Concordia (Montreal, Quebec, Canada).
Trước khi khởi nghiệp kinh doanh riêng, TS. Nguyễn Thanh Mỹ từng là Quản lý Kỹ thuật tại Công ty Kodak Polychrome Graphics ở Carlstad, New Jersey; Nhà nghiên cứu khoa học ở IBM Almaden Research Center tại San Jose, California, Hoa Kỳ, và là cộng tác nghiên cứu tại INRS-Energy, Materials and Telecommunication.

Mr. Peter Johnson

Mr. Peter Johnson

Chuyên gia nông nghiệp

Ông Peter Johnson là một nhà khoa học trong nông nghiệp người Úc với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp nhiệt đới bền vững. Cách tiếp cận sáng tạo đối với các hoạt động nông nghiệp xanh của ông đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, cải thiện kết quả sau thu hoạch và tư vấn các giải pháp phát triển thị trường xanh tại Việt Nam và các quốc gia nhiệt đới khác. Ông đã tập trung vào việc ứng dụng đổi mới sáng tạo và kết hợp các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng bền vững, hợp tác thành công với các khu vực công và tư nhân để thúc đẩy các hoạt động nông nghiệp bền vững, thân thiện môi trường. Với chuyên môn của mình, ông sẽ tiếp tục hỗ trợ sự phát triển của các hệ sinh thái nông nghiệp bền vững và có khả năng sinh lời.
Ông Peter Johnson hiện là Chuyên gia Quốc tế về Chuỗi giá trị Trái cây Nhiệt đới của Chương trình Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam (GQSP Việt Nam). GQSP Việt Nam được tài trợ bởi Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), do Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp thực hiện. Mục tiêu của chương trình là nâng cao năng lực cạnh tranh và tính bền vững của xuất khẩu trái cây nhiệt đới Việt Nam thông qua đổi mới, đa dạng hóa, cải thiện chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường hiện đại.

Tiến sĩ Dương Đức Minh

Tiến sĩ Dương Đức Minh

Chuyên gia lĩnh vực Du lịch

Tiến sĩ Dương Đức Minh là một chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, với sự tập trung vào các hướng nghiên cứu về du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp và phát triển du lịch bền vững. Ông tốt nghiệp bậc học Tiến sĩ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, và hiện đang đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Đào tạo của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch. Trong vai trò này, ông đã có những đóng góp quan trọng trong việc hoạch định và phát triển các dự án nghiên cứu cũng như các chương trình đào tạo, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam.
Tiến sĩ Dương Đức Minh cùng cộng sự đã công bố nhiều bài báo khoa học trong nước và quốc tế, với nội dung xoay quanh các khía cạnh thiết yếu của chuỗi giá trị du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch và triển khai các mô hình du lịch đặc sắc. Đặc biệt, những nghiên cứu của ông về chuỗi giá trị du lịch đã cung cấp các giải pháp thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của ngành du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, hai khu vực có tiềm năng du lịch lớn nhưng cần sự đầu tư bài bản để đạt đến tầm phát triển bền vững.
Ngoài công tác nghiên cứu, Tiến sĩ Dương Đức Minh còn là chuyên gia tư vấn cho các dự án triển khai mô hình du lịch xanh tại các tỉnh, thành như Thành phố Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Đồng Nai và Đồng Tháp. Các dự án do ông cố vấn đã giúp các địa phương tận dụng tối đa các yếu tố tự nhiên và văn hóa, từ đó xây dựng hình ảnh du lịch đặc thù, đồng thời bảo vệ môi trường và phát huy giá trị văn hóa bản địa. Nhờ đó, các địa phương không chỉ nâng cao khả năng thu hút khách du lịch mà còn đạt được những mục tiêu quan trọng về kinh tế và xã hội một cách bền vững.
Với kinh nghiệm chuyên sâu và tâm huyết trong việc phát triển du lịch, Tiến sĩ Dương Đức Minh đã tạo dựng uy tín và vị thế trong cộng đồng học thuật cũng như ngành du lịch Việt Nam. Những đóng góp của ông không chỉ giúp nâng cao chất lượng nghiên cứu và ứng dụng trong du lịch mà còn góp phần định hướng và tạo ra giá trị lâu dài cho ngành du lịch quốc gia.

Guenther Reinhard Meyer

Guenther Reinhard Meyer

Chuyên gia SNV

Chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tế về lập kế hoạch phục hồi, lập kế hoạch và quản lý thích ứng với biến đổi khí hậu. Chuyên gia từng là đại diện của Tổ chức GIZ và là Điều phối viên cụm hỗ trợ Cộng đồng kinh tế khu vực của Cơ quan Liên chính phủ về Phát triển - IGAD (Châu Phi), tham gia hỗ trợ xây dựng các chính sách khu vực, thiết kế và lồng ghép khả năng chống chịu hạn, thích ứng biến đổi khí hậu, di cư và phòng chống thiên tai trong bối cảnh khu vực (chính sách) và địa phương (thực hiện).
Với tư cách là Cố vấn trưởng của “Chương trình tài trợ nhỏ” của Trung tâm Đa dạng sinh học KfW-ASEAN (ACB), chuyên gia đã hỗ trợ quản lý hiệu quả các Vườn di sản thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững và thích ứng với khí hậu trong vùng đệm của các khu bảo tồn này.
Với tư cách là Cố vấn trưởng và Cố vấn cao cấp cho dự án “Phát triển nông thôn” của Tổ chức Phát triển Luxemburg – LuxDev tại Huế, chuyên gia đã tư vấn cho chính quyền cấp tỉnh và huyện trong việc lập kế hoạch và triển khai quỹ phát triển nông thôn.
Với tư cách là Quản lý Bảo tồn của chương trình “Vùng sinh thái Tiểu vùng sông Mê kông mở rộng” – WWF, chuyên gia chịu trách nhiệm xây dựng các phương pháp tiếp cận bảo tồn và ứng phó khí hậu chiến lược trong khu vực.

Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh

Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh

Chuyên gia lĩnh vực du lịch nông nghiệp và nông thôn

Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh là chuyên gia tư vấn độc lập trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp và nông thôn. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghiên cứu hệ thống kinh tế, môi trường, và nông nghiệp, bà từng giữ nhiều vị trí quan trọng như cán bộ nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam và giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao Khoa học Công nghệ (ATC Việt Nam). Tiến sĩ Oanh đã tham gia xây dựng các mô hình phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo tồn làng nghề và môi trường, đồng thời nhận nhiều giải thưởng uy tín, bao gồm Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học Công nghệ.

Đỗ Hoàng Nam

Đỗ Hoàng Nam

Chuyên viên đầu tư cao cấp VinaCapital Venture Capital Fund

Nam là chuyên viên đầu tư cao cấp, phụ trách việc tìm kiếm, phân tích và đầu tư tại VinaCapital Venture Capital Fund, nhánh đầu tư công nghệ của VinaCapital Group. Anh ấy có kinh nghiệm trải rộng trong việc đầu tư vốn tư nhân, tư vấn mua bán và sáp nhập, và tài chính doanh nghiệp.
Trước khi gia nhập VinaCapital, Nam là Trưởng phòng Tư vấn Mua bán và Sáp nhập tại PwC, tư vấn cho khách hàng chủ yếu là các quỹ đầu tư nhân nước ngoài trong các thương vụ mua bán sáp nhập tập trung vào các ngành Công nghệ Tài chính, Thương mại Điện tử, Bán lẻ, và Logistics. Trước đó, Nam từng là Trưởng phòng Tài chính tại một startup công nghệ về giáo dục và là thành viên cốt lõi trong dự án gọi vốn vòng D của công ty.
Nam tốt nghiệp cử nhân Quản trị Kinh doanh tại đại học Ngoại thương.

Video

Toàn cảnh Mekong Startup 2024
 
 

Thư viện ảnh

Đơn vị đồng hành

Kim cương
  • agribank
  • dongthap
  • sacombank
  • T-T
Vàng
  • Logo_FPT
  • vncn
  • jsc
  • hungca
Bạc
  • taybac
  • orico
  • pnj
  • dowasen
  • dtk
  • phanboncamau
Đồng
  • dong