Cách làm bánh xèo miền Tây
55 phút
Tép gạo bóng giòn, màu đỏ nâu, vị đậm đà, khế chua chua, thoảng hương thơm của lá chanh ăn cùng cơm trắng, rau luộc rất hấp dẫn trong những bữa cơm ngày hè.
Chọn và sơ chế tép gạo: Chọn tép gạo tươi ngon với dấu hiệu vỏ trong, thân thẳng, đuôi cụp và còn nhảy. Tép gạo mua về cho vào rổ/rá lỗ nhỏ, lắc nhẹ để đẩy các con to lên trên và cắt râu, còn những con nhỏ không cần cắt. Sau đó rửa nước muối loãng rồi rửa sạch lại, để ráo nước.
Nguyên liệu rang kèm tép: Bình dân và dễ chiều vị giác ngày hè nhất là tép gạo rang khế chua. Khế rửa sạch, cắt bỏ viền rồi thái lát mỏng. Hành khô thái lát, hành lá cắt nhỏ, lá chanh thái chỉ. Dùng mỡ lợn hoặc mỡ gà rang tép gạo sẽ tạo độ bóng giòn, tỏa hương thơm hấp dẫn.
Ướp tép gạo: Ướp tép gạo với chút mắm, muối, hạt tiêu một lúc cho thấm vị. Một số gia đình không ướp mà đem rang rồi nêm nếm gia vị sau cũng được.
Rang tép gạo: Đun nóng mỡ lợn hoặc mỡ gà rồi cho hành khô vào phi vàng thơm, trút tép gạo vào rang, dùng đũa cả đảo đều tay liên tục. Sau vài phút tép gạo ráo nước, đảo mạnh hoặc cầm xóc chảo để râu tép nhỏ bong ra bám vào thành chảo hoặc đầu đũa. Việc dùng đũa cái bằng gỗ rang tép là bí quyết dân gian từ xưa giúp rang tép gạo, tôm đồng nhỏ nhằm loại bỏ râu mà không phải tốn công ngồi cắt tỉ mỉ. Khi tép gạo đỏ và săn lại thì cho khế chua vào rang tiếp cho cạn. Nêm chút đường và nước mắm đảo đều cho thấm vị, nêm nếm lại cho vừa miệng. Khi khế chua chín chuyển màu ngả vàng, tép săn lại quyện vị, rắc chút hạt tiêu, thêm hành lá, lá chanh thái chỉ, ớt (tùy chọn) vào đảo đều là hoàn thiện.
Yêu cầu thành phẩm: Tép gạo bóng giòn, màu đỏ nâu, vị đậm đà, khế chua chua, thoảng hương thơm của lá chanh, hành lá. Món này ăn cùng cơm trắng, rau luộc đẩy đưa vị giác ngày hè.
Chú ý:
Ngoài tép gạo (tôm riu) có thể dùng moi biển rang khế hay nấu canh khế đều ngon.
Tép đồng chứa nhiều canxi tốt cho trẻ em và người già vì thế cần đưa vào thực đơn mỗi tuần cho phù hợp.
Cần canh nhiệt và đảo đều tay khi rang tép gạo. Ban đầu nhiệt cao cho tép gạo ráo nước, bong râu rồi sau đó cho khế vào, hạ lửa vừa rồi nêm nếm gia vị, đảo đều cho thấm vào trong. Nếu ban đầu lửa non quá làm tép mềm, vỏ không giòn mà màu nhạt, còn nếu lửa to quá dễ làm tép bị cháy.