Thế giới có thể nóng kỷ lục trong năm 2017

Năm 2017 có thể sẽ thiết lập kỷ lục mới về nhiệt độ, khi Trái Đất hứng chịu hậu quả nặng nề hơn từ biến đổi khí hậu.

Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh miền Trung vừa hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt nhất trong nhiều năm qua, với nhiệt độ lên đến 40 độ C, theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương.

Nhiều chuyên gia dự đoán năm 2017 sẽ tiếp tục thiết lập kỷ lục mới về nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình toàn cầu trên đất liền và bề mặt đại dương trong tháng 3/2017 cao hơn 1,95 độ C so với mức trung bình 12,7 độ C của thế kỷ 20. Tháng 3/2017 cũng là tháng 3 nóng thứ hai trong lịch sử từ khi các nhà khoa học ghi chép về nhiệt độ toàn cầu năm 1880. Nhiệt độ tháng 3 năm nay chỉ xếp sau tháng 3/2016 với mức chênh lệch 0,18 độ C.

 

Vết nứt băng Vết nứt băng dài 48 km ở Nam Cực buộc các nhà khoa học Anh phải rời bỏ trạm nghiên cứu. Ảnh: NASA.

Các nhà khoa học dự đoán kỷ lục nhiệt độ sẽ tiếp tục bị phá do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng từ 14 độ C lên 26 độ C, toàn bộ băng trên Trái Đất sẽ tan chảy, nhấn chìm nhiều quốc gia, thành phố trên thế giới.

Gavin Schmidt, Giám đốc Viện nghiên cứu Không gian Goddard thuộc NASA

"Chúng tôi dự đoán nhiệt độ đạt mức kỷ lục sau mỗi năm. Xu hướng liên tục ấm lên trong dài hạn rất rõ ràng", Gavin Schmidt, Giám đốc Viện nghiên cứu Không gian Goddard thuộc NASA cho biết.

Đợt nắng nóng ở Hà Nội và miền Trung kéo dài nhiều ngày do ảnh hưởng của vùng thấp nóng phía tây kết hợp hiệu ứng gió phơn hoạt động mạnh. Mức nhiệt cao kỷ lục trong đợt nắng nóng này khiến đời sống người dân đảo lộn.

 

Người Hà Nội trùm áo, đeo khẩu trang kín mít khi ra đường ngày nắng nóng. Ảnh: Ngọc Thành.

Gương mặt ướt sũng mồ hôi của công nhân môi trường làm việc trên phố Chùa Bộc trong đợt cao điểm nắng nóng. Ảnh: Ngọc Thành.

Người dân miền Trung dùng áo tơi đối phó với nắng nóng khi làm đồng. Ảnh: Hải Bình - Đức Hùng.

Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu ở Paris vào tháng 12/2015, chính phủ các nước thống nhất kế hoạch cắt giảm nhiên liệu hóa thạch trong thế kỷ này và chuyển sang sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo như phong năng và quang năng.

Các chính phủ đồng ý hạn chế sự ấm lên toàn cầu tính đến năm 2100 ở mức dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Mức nhiệt độ gia tăng trong năm 2016 là 1,1 độ C.

Tuy nhiên, các nhà khoa học lo ngại hậu quả từ biến đổi khí hậu sẽ gia tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/6 tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris và thương lượng một thỏa thuận mới.

Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi hiệp định về biến đổi khí hậu
 
 

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu

Sự rút lui của Mỹ khỏi Hiệp định Paris sẽ khiến nhân loại khó tránh khỏi nguy cơ đối mặt với nền nhiệt độ gia tăng hơn 2 độ C vào năm 2100, theo mô hình khí hậu của tổ chức phi lợi nhuận Climate Interactive, đồng thời gây ra những tác động không nhỏ đến môi trường toàn cầu.

Đại đa số các nhà khoa học đồng ý rằng nhiệt độ cao hơn sẽ khiến mực nước biển dâng cao, gây ngập lụt cho những thành phố ven biển, tuyệt chủng trên quy mô lớn, hạn hán, khủng hoảng di cư, nắng nóng, mùa màng thất thu và bão mạnh.

Núi lửa Calbuco ở Chile phun trào ngày 22/4/2015

Nếu không có một vụ phun trào núi lửa mạnh, kỷ lục về nhiệt độ sẽ bị phá vỡ trong vòng vài năm. Tro bụi từ những vụ phun trào lớn có thể che bớt ánh sáng Mặt Trời

Piers Forster, chuyên gia về khí hậu ở Đại học Leeds, Anh
Bình luận
Ý kiến của bạn