- Hai tháng sau vòng chung kết Britain's Got Talent, cuộc sống của anh và gia đình thay đổi ra sao?

- Sau cuộc thi, tôi và em trai Quốc Nghiệp đi đâu cũng có nhiều người nhận ra. Chúng tôi cũng có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với người hâm mộ, báo chí để chia sẻ cảm nghĩ, tâm tư. Riêng tôi và Hồng Phượng thì bận rộn suốt với những lời mời công tác riêng lẻ lẫn kết hợp hai vợ chồng.

Với những tình cảm và cơ hội đó, dù không đạt kết quả cao nhất, tôi cảm thấy bản thân không có gì phải hối tiếc. Hai anh em đã chạm đến những mục tiêu xác định từ trước: quảng bá cho xiếc Việt Nam, cho bạn bè thế giới thấy hình ảnh đặc trưng về con người Việt Nam. Vụt mất ngôi vị quán quân không khiến chúng tôi xuống tinh thần.

- Thành công này có ý nghĩa như thế nào đối với anh?

- Britain's Got Talent không phải sân chơi chuyên cho nghệ sĩ xiếc, giải thưởng cũng không mang nặng tính chất thành tích hay đánh giá kỹ thuật biểu diễn. Chúng tôi từng giành nhiều giải thưởng quốc tế khác tại những đấu trường chuyên nghiệp, phá kỷ lục Guiness thế giới vào 2016.

Tuy nhiên, chúng tôi mãn nguyện vì chứng kiến cảnh tượng ban giám khảo lẫn khán giả quốc tế đứng dậy vỗ tay cho màn trình diễn và thốt lên hai từ Việt Nam thân thương. Hình ảnh từ cuộc thi cũng được ghi lại và truyền thông mạnh mẽ trên mạng xã hội. Từ đó, mọi người sẽ cảm nhận được ở đất nước của chúng ta vẫn còn những nghệ sĩ xiếc tài năng. Họ khổ luyện cho từng tiết mục dù xiếc có thể là bộ môn nghệ thuật chưa phát triển mạnh mẽ.

- Anh và Quốc Nghiệp làm cách nào để vững lòng tin với nghề xiếc vốn nhiều chông gai, thời gian khổ luyện tính bằng chục năm, nguy hiểm rình rập mọi lúc?

- Trong những tiết mục như xiếc chồng đầu, tính mạng của Quốc Nghiệp còn do tôi quyết định. Một sai sót nhỏ từ tôi cũng có thể khiến em trai vào cửa tử. Nhưng khi bắt đầu theo nghề, chúng tôi đã xác định phải trả giá để thành công, phải yêu cả những cú nhảy, những chấn thương.

Tôi biết nhiều nghệ sĩ xiếc thường không dám thực hiện những động tác khó bởi lo ngại tai nạn. Không chỉ bản thân gánh chịu mà còn liên lụy đến những người yêu thương. Tôi và Quốc Nghiệp cũng từng có những suy nghĩ như vậy. Thậm chí, tôi cũng mắc phải chấn thương rất nặng 4-5 lần trong mười năm nay. Tôi từng không tin mình có thể trải qua những tai nạn đó để trở lại với nghề vì quá nghiêm trọng. Nhưng chúng tôi tự nhủ, động viên nhau phải cố gắng vượt qua bằng bất cứ giá nào thì mới thành công với nghề.

Một yếu tố khác để hai anh em vững lòng trước khó khăn chính là ưu tiên sự bài bản trong luyện tập. Chúng tôi thường nói với những đồng nghiệp trẻ, khi nắm rõ tường tận những động tác, kỹ thuật mình thực hiện, chúng ta có thể chỉ tốn 50% sức lực nhờ luân chuyển cơ bắp hợp lý, vận dụng nhóm cơ cần thiết. Nếu mờ mịt kỹ thuật, người biểu diễn có thể tốn 70-100% sức lực.

- Điều kiện hoạt động của nghệ sĩ xiếc ở Việt Nam so với đồng nghiệp quốc tế ra sao?

- Điều khó khăn cho xiếc Việt Nam là nghệ sĩ chúng tôi chưa có những người thầy, người hướng dẫn thật sự am hiểu về bộ môn. Ngoài ra, bạn còn phải có sự sáng tạo để đột phá ra những màn trình diễn thu hút. Bạn bè quốc tế đi trước chúng ta quá lâu, họ đã sáng tạo ở nhiều cấp độ, lĩnh vực. Đó là lý do để có những tiết mục không hao hao nước ngoài, nghệ sĩ Việt mất rất nhiều thời gian từ lên ý tưởng, tập luyện, sau đó mới trình diễn.

- Anh làm cách nào để giữ sức khỏe với lịch tập luyện dày đặc xen lẫn những buổi biểu diễn trong và ngoài nước?

- Trước những chuyến lưu diễn, chúng tôi đều ăn uống điều độ và để cơ thể nghỉ ngơi hợp lý. Qua nước ngoài, chúng tôi luôn phải để trống lịch trình ít nhất 1-2 ngày chỉ để làm quen với khí hậu, thời tiết và chuẩn bị cho khối lượng công việc liên tục: sáng tập, chiều diễn hai ba suất liên tiếp nhiều ngày. Cơ thể chịu nhiều áp lực nên cũng rất dễ đình công bằng các triệu chứng: nhẹ thì đau cơ, nặng hơn thì nóng sốt, cảm cúm.

Việc trị dứt các cơn cảm cúm trong thời gian ngắn cũng là không thể. Nếu một trong hai anh em bị bệnh, người còn lại cũng phải dành thời gian chăm sóc, ảnh hưởng thời gian nghỉ của cả hai.

Do đó hai anh em chỉ biết phải chuẩn bị thật tốt, chú trọng việc tập thể lực bên cạnh nâng cao kỹ thuật. Quan trọng hơn cả là bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bởi chúng tôi hiểu rằng 'bạn là những gì bạn ăn'.

- Là người kỹ tính, anh chọn chế độ ăn như thế nào để tăng sức để kháng, đảm bảo vóc dáng lẫn thể lực?

- Thông thường thịt bò là món chủ yếu trong mọi bữa ăn của tôi vì lượng protein cao, tỷ lệ mỡ thấp. Hồng Phượng còn có lúc hờn trách vì sao tôi ăn nhiều món có bò đến thế. Thời gian đầu khi về nhà chung, cô ấy phải học cách nấu nhiều thức ăn với thịt bò cho bữa cơm nhà đa dạng. Tôi còn dùng thêm nhiều rau xanh, trứng gà bỏ lòng đỏ, uống sữa và ăn một số bánh bổ sung protein để giữ cơ thể săn chắc. Bí quyết chế biến thực phẩm tôi thường áp dụng là hạn chế gia vị để tránh cơ thể trữ nước, gây tăng cân. 

Qua tìm hiểu, Hồng Phượng và tôi có biết một trong những phương pháp tăng sức đề kháng hiện nhiều chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng là bổ sung lợi khuẩn (hay probiotics) vào thực đơn ăn uống thường nhật. Do đó, sau mỗi bữa ăn, Hồng Phượng hay chuẩn bị cho tôi và cả nhà sữa chua uống có chứa lợi khuẩn probiotic, giúp cả nhà tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa cảm cúm trong mọi điều kiện thời tiết. Gia đình tôi hiện đang tin dùng sữa chua uống men sống Vinamilk Probi vì vừa giúp nâng cao hệ miễn dịch, lại tiện lợi và uống rất ngon.

Bé Bắp cũng có sở thích uống những món có vị ngọt ngọt chua chua nên hai bố con tôi thường uống Probi cùng nhau. Probi cũng có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa nên từ khi dùng thường xuyên, Bắp ăn ngon miệng hơn, hết táo bón, tiêu chảy và giảm hẳn các bệnh vặt khác. Tôi và vợ yên tâm chu toàn cho các dự án công việc.

Bình luận
Ý kiến của bạn