Hành trình đưa nước sạch đến vùng hạn mặn

Người dân 15 tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn được dùng nước ngọt từ chương trình đồng hành của Comfort suốt 3 tháng qua.

Với người dân buôn Kít (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), nỗi lo thiếu nước mỗi khi vào mùa hè luôn thường trực. Những giếng nước hiếm hoi trong buôn trở nên cạn khô hoặc chỉ còn sót lại chút chất lỏng đầy bùn đục ngầu dưới đáy. Nhưng không còn nguồn nào khác nên người dân nơi đây phải bấm bụng vét sạch tí nước ít ỏi đó để uống, nấu nướng. Thanh niên mạnh khỏe thì chịu khó lặn lội đi tìm các mạch nước ở rất xa.

Những con sông miền Trung trở nên khô hạn khi bước vào mùa hè nóng bức

Ngồi giữa buôn làng trầm ngâm, ông Ma Jút lắc đầu ngán ngẩm vì cũng như những dân làng khác, ông không có lựa chọn nào tốt hơn để giải quyết cơn khát bằng nguồn nước ô nhiễm.

"Cái suối bây giờ không còn như cái suối ngày xưa nữa. Người ta trồng dưa và làm ruộng trên đầu nguồn nên cái phân bón, cái thuốc trừ sâu nó ngấm vào nước rồi",  ông Ma Jút buồn bã nói.

Hạn hán gây khó khăn cho việc canh tác và nuôi gia súc của bà con

Đến nước uống còn không đủ nên việc trồng trọt chăn nuôi của bà con buôn Kít càng gặp không ít khó khăn. Vùng đất miền Trung vốn đã nhiều nhọc nhằn, nay lại càng nghèo và xơ xác hơn trong mùa nắng hạn.

Lũ làng sợ mùa hè lắm, vì cái nước trong giếng cứ chạy đi đâu mất!

Ông Ma Dét - người dân ở buôn Kít lo lắng

Việc dùng nước trực tiếp từ sông suối cũng là tập quán của nhiều đồng bào dân tộc vùng núi cao phía Bắc. Từ nhiều năm nay, người dân Púng Luông (Yên Bái), Ma Lé (Hà Giang)… đã phải lặn lội nhiều cây số để hứng từng giọt nước từ khe núi, vách đá vào chai nhựa rồi gùi về. Và mỗi năm, hành trình tìm nước của họ lại gian nan, vất vả hơn do nguồn nước ngày một khan hiếm.

Người dân miền Tây không có nước sạch dùng dù dòng kênh chảy kế nhà

Nếu ở vùng hạn phải đi xa mới kiếm được nguồn nước thì bà con vùng xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long lại rơi vào một tình cảnh trái ngược. Nước lúc nào cũng mênh mông xung quanh nhưng lại mặn chát, nhiễm phèn và không thể sử dụng được. Việc xoay sở tìm lấy nguồn nước ngọt, nước sạch cho sinh hoạt hằng ngày cũng vất vả không kém. 

Điển hình như tại xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, dù các kênh rạch đầy nước chảy ngay bên hông nhà mà người dân phải chạy mấy cây số tìm mua nước sạch về dùng.

Nước uống thì mình phải mua về, chỉ dám uống từng chút một cho đỡ tốn. Còn lại thì lấy nước mặn từ mương rạch trước nhà, đánh phèn và xử lý sơ để tắm giặt. Nước đắt lắm, nhà ai khá giả mới dám mua nhiều

Chị Dương Huyền Nga - ấp Tân Thạnh, xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang bộc bạch

Không chỉ thiếu nước, mà ngay cả những vật dụng trữ nước của bà con cũng vô cùng hạn chế. Những lu nước thô sơ là vật dụng đựng nước của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khi mùa hạn mặn đến, người dân gánh nước dưới ao, kênh mương rồi đổ vào lu, thùng nhựa lắng cặn cho nước trong rồi sử dụng.

Thậm chí, ngay cả những chiếc thùng đựng thuốc trừ sâu độc hại cũng được cọ sạch để tận dụng đựng nước uống. Chính vì vậy, các bệnh về da và tiêu hóa xảy ra ngày một nhiều trong những tháng mùa khô, nhất là đối với trẻ em. Chưa kể, nguy cơ các bệnh hiểm cũng nghèo luôn rình rập phát sinh do tồn dư hóa chất.

Để giúp đỡ người dân ba miền, ngay từ đầu mùa khô thương hiệu Comfort Một Lần Xả đã phát động chiến dịch "Xả một lần cùng Comfort, tiết kiệm cho bạn, giúp vùng hạn, mặn", kêu gọi cộng đồng cùng hướng về người dân các vùng thiếu nước sạch.

Cụ thể khi tham gia các hoạt động thử thách "xả online" tại trang web www.1tymet3nuoc.com, mọi người có thể đóng góp những lít nước sạch quý giá cho chương trình. Ngoài ra khi sử dụng Comfort Một Lần Xả, người dùng có thể cắt giảm hai lần xả so với phương pháp truyền thống, giúp tiết kiệm đến 20 lít nước sạch cho mỗi lần giặt. Lượng nước này sẽ được Comfort mang đến trao tận tay người dân vùng hạn mặn.

Comfort đã đến trao quà cho đồng bào biên giới của Bình Phước, Tây Ninh, xuôi về Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang…  để xây các hệ thống ống dẫn nước sạch. Chương trình còn xây dựng các giếng khoan ở Phú Yên, Bình Thuận, hỗ trợ đồng bào Tây Bắc với các hệ thống dẫn nước từ các nguồn khơi về bản làng.

Bên cạnh đó, chương trình còn có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng đoàn viên thanh niên tại 15 tỉnh thành mà hành trình đã đi qua. Các bóng áo xanh tình nguyện đã không quản ngại khó khăn để cùng Comfort xây lắp các công trình dẫn nước vào từng nhà dân, xây các bể lọc công cộng…

Các hoạt động góp nước tại Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang cũng luôn được các bạn thanh niên tham gia nhiệt tình và trở thành những buổi tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước sạch cho người dân địa phương.

Chính nhờ tinh thần sẻ chia của cả cộng đồng mà bản đồ nước của chương trình đã nhanh chóng mở rộng và góp phần không nhỏ làm dịu cơn khát của mùa khô năm nay. Hành trình tiếp tục cổ vũ cộng đồng xây dựng thói quen tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là trong giặt xả để gìn giữ nguồn tài nguyên nước sạch. "Góp gió thành bão", đây chính là cách để chung tay chống hạn, mặn một cách hiệu quả, bền vững và lâu dài nhất.

Hành trình đưa nước sạch đến vùng hạn mặn
 
 
Bình luận
Ý kiến của bạn