Theo Tùng Phan, Cuba gần như không có ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, nhịp sống ở đây gợi nhớ về những năm 60 của thế kỷ trước.
Tùng Phan - Khương NhaĐây là bộ ảnh của Tùng Phan, tên thật là Phan Thanh Tùng, sinh năm 1987, sinh sống ở TP HCM.
Năm 1492, nhà thám hiểm Christopher Columbus đặt chân đến Cuba và thốt lên rằng “đây là miền đất đẹp nhất mà con mắt người đời từng được thấy". Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ngày nay Cuba được ví như “thiên đường trên biển Caribbean" bởi vẻ đẹp tự nhiên và nền văn hoá đa bản sắc.
Tháng 7/2015 Cuba và Mỹ bình thường hoá quan hệ ngoại giao sau thời gian dài chiến tranh lạnh. Lịch sử sang trang, đảo quốc này chạm ngõ toàn cầu hoá. Những giao thoa văn hoá thời kỳ đầu khiến Cuba trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách khắp thế giới.
Đường phố Cuba vẫn giữ được nét đặc trưng trong những năm 60 của thế kỷ trước. Thủ đô di sản thế giới La Habana mang nhiều nét tương đồng thú vị với Hà Nội thời kỳ mới mở cửa. “Quién es el último?” (Ai là người cuối cùng?) vẫn là câu hỏi quen thuộc của người dân để biết ai là người đang đứng đợi trước, sau người này sẽ đến lượt bạn. Bởi xếp hàng là thói quen ở Cuba từ thời bao cấp, trong khi đất nước đang dần xoá bỏ lối sống này.
Cách bờ biển Florida của Mỹ hơn 100 km, nhịp sống tại La Habana là bức tranh tương phản với thế giới bên ngoài. Từng dòng xe cổ màu sắc vẫn lăn bánh qua những công trình văn hoá được xây dựng theo kiến trúc Ba-rốc từ thế kỷ 16.
Theo anh Tùng Phan, xe hơi cổ là "thương hiệu" không thể tìm được ở nơi nào khác ngoài Cuba. Trước năm 1959, những chiếc xe này được nhập về từ Mỹ. Sau khi bị cô lập, chúng trở thành món đồ xa xỉ được truyền từ đời cha qua đời con. Ước tính có khoảng 150.000 chiếc xe như vậy ở Cuba.
Trải qua hàng trăm năm tuổi, những chiếc xe này vẫn được sơn phết theo gam màu cũ kỹ và sặc sỡ. Người dân sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn USD để tân trang và xem chúng như nhân chứng lịch sử trong gia đình.
Lang thang khắp những con hẻm nhỏ ở Cuba, bạn có thể dễ dàng phát hiện rằng thế giới ở đây chia làm 2 phần rõ rệt. Du khách thường trọ trong khách sạn sang trọng giữa thành phố trăm năm tuổi. Cách đó không xa là hàng triệu người địa phương đang sống trong những ngôi nhà xuống cấp.
Tuy nhiên, khác biệt ấy không mấy ảnh hưởng đến tinh thần cởi mở, phóng khoáng của người dân nơi đây. Người Cuba thích tụ tập, người lớn ngồi trước hiên, trẻ con chơi trước nhà. Nhịp sống ở đây tạo nên một bức tranh sống động.
Có 2 thứ không bao giờ thiếu trên những con phố ở La Havana là màu sắc và âm nhạc. Bất kỳ thời điểm nào bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh người dân cùng du khách đắm mình trong điệu nhảy Salsa mang âm hưởng Latin. Ranh giới giữa ngày và đêm ở Cuba tưởng như không tồn tại.
Mặc dù là quốc gia Mỹ-Latin, Cuba trước đây có lượng lớn nô lệ từ châu Phi, người Tây Ban Nha di cư và người Mỹ. Văn hoá, phong cách nghệ thuật từ những nhóm người này pha trộn tạo thành nét rất riêng của Cuba. Nơi đây trở thành thiên đường với những người đam mê nhiếp ảnh đường phố.
Trái với hình dung của nhiều người về đất nước mới mở cửa, du lịch ở Cuba phát triển nhanh cả về chất lượng lẫn số lượng. Đây được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Những con phố cổ quanh năm tấp nập du khách. Nhà hàng, khách sạn quốc tế dần được xây dựng. Chính sách mở cửa du lịch được chính phủ kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế đang chạm đáy của Cuba.
Chi phí cho chuyến du lịch đến Cuba tương đối cao. Người Việt vẫn phải xin visa khi nhập cảnh vào Cuba, thủ tục không quá phức tạp, thời gian chờ khoảng một tuần. Hiện tại Việt Nam chưa có đường bay thẳng đến Cuba, du khách có thể quá cảnh tại một số nước châu Âu như Pháp, Nga, Anh, Đức hoặc Canada.
Theo Tùng Phan, Cuba gần như không có ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, nhịp sống ở đây gợi nhớ về những năm 60 của thế kỷ trước.
Đây là bộ ảnh của Tùng Phan, tên thật là Phan Thanh Tùng, sinh năm 1987, sinh sống ở TP HCM.
Năm 1492, nhà thám hiểm Christopher Columbus đặt chân đến Cuba và thốt lên rằng “đây là miền đất đẹp nhất mà con mắt người đời từng được thấy". Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ngày nay Cuba được ví như “thiên đường trên biển Caribbean" bởi vẻ đẹp tự nhiên và nền văn hoá đa bản sắc.
Tháng 7/2015 Cuba và Mỹ bình thường hoá quan hệ ngoại giao sau thời gian dài chiến tranh lạnh. Lịch sử sang trang, đảo quốc này chạm ngõ toàn cầu hoá. Những giao thoa văn hoá thời kỳ đầu khiến Cuba trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách khắp thế giới.
Đường phố Cuba vẫn giữ được nét đặc trưng trong những năm 60 của thế kỷ trước. Thủ đô di sản thế giới La Habana mang nhiều nét tương đồng thú vị với Hà Nội thời kỳ mới mở cửa. “Quién es el último?” (Ai là người cuối cùng?) vẫn là câu hỏi quen thuộc của người dân để biết ai là người đang đứng đợi trước, sau người này sẽ đến lượt bạn. Bởi xếp hàng là thói quen ở Cuba từ thời bao cấp, trong khi đất nước đang dần xoá bỏ lối sống này.
Cách bờ biển Florida của Mỹ hơn 100 km, nhịp sống tại La Habana là bức tranh tương phản với thế giới bên ngoài. Từng dòng xe cổ màu sắc vẫn lăn bánh qua những công trình văn hoá được xây dựng theo kiến trúc Ba-rốc từ thế kỷ 16.
Theo anh Tùng Phan, xe hơi cổ là "thương hiệu" không thể tìm được ở nơi nào khác ngoài Cuba. Trước năm 1959, những chiếc xe này được nhập về từ Mỹ. Sau khi bị cô lập, chúng trở thành món đồ xa xỉ được truyền từ đời cha qua đời con. Ước tính có khoảng 150.000 chiếc xe như vậy ở Cuba.
Trải qua hàng trăm năm tuổi, những chiếc xe này vẫn được sơn phết theo gam màu cũ kỹ và sặc sỡ. Người dân sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn USD để tân trang và xem chúng như nhân chứng lịch sử trong gia đình.
Lang thang khắp những con hẻm nhỏ ở Cuba, bạn có thể dễ dàng phát hiện rằng thế giới ở đây chia làm 2 phần rõ rệt. Du khách thường trọ trong khách sạn sang trọng giữa thành phố trăm năm tuổi. Cách đó không xa là hàng triệu người địa phương đang sống trong những ngôi nhà xuống cấp.
Tuy nhiên, khác biệt ấy không mấy ảnh hưởng đến tinh thần cởi mở, phóng khoáng của người dân nơi đây. Người Cuba thích tụ tập, người lớn ngồi trước hiên, trẻ con chơi trước nhà. Nhịp sống ở đây tạo nên một bức tranh sống động.
Có 2 thứ không bao giờ thiếu trên những con phố ở La Havana là màu sắc và âm nhạc. Bất kỳ thời điểm nào bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh người dân cùng du khách đắm mình trong điệu nhảy Salsa mang âm hưởng Latin. Ranh giới giữa ngày và đêm ở Cuba tưởng như không tồn tại.
Mặc dù là quốc gia Mỹ-Latin, Cuba trước đây có lượng lớn nô lệ từ châu Phi, người Tây Ban Nha di cư và người Mỹ. Văn hoá, phong cách nghệ thuật từ những nhóm người này pha trộn tạo thành nét rất riêng của Cuba. Nơi đây trở thành thiên đường với những người đam mê nhiếp ảnh đường phố.
Trái với hình dung của nhiều người về đất nước mới mở cửa, du lịch ở Cuba phát triển nhanh cả về chất lượng lẫn số lượng. Đây được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Những con phố cổ quanh năm tấp nập du khách. Nhà hàng, khách sạn quốc tế dần được xây dựng. Chính sách mở cửa du lịch được chính phủ kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế đang chạm đáy của Cuba.
Chi phí cho chuyến du lịch đến Cuba tương đối cao. Người Việt vẫn phải xin visa khi nhập cảnh vào Cuba, thủ tục không quá phức tạp, thời gian chờ khoảng một tuần. Hiện tại Việt Nam chưa có đường bay thẳng đến Cuba, du khách có thể quá cảnh tại một số nước châu Âu như Pháp, Nga, Anh, Đức hoặc Canada.