Châu Á có 6 nơi được công nhận di sản thiên nhiên, văn hóa thuộc Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Arab Saudi và Iran.
Hương Chi (theo Insider, UNESCO)Nằm ở đông nam Colombia, Chiribiquete là vườn quốc gia lớn nhất nước này với diện tích 2,7 triệu ha. Đây là nơi có một trong những quần thể đa dạng sinh học lớn nhất khu vực Amazon và có nhiều địa điểm linh thiêng của người dân bản địa. Đặc điểm của công viên này là những ngọn núi có đỉnh bằng phẳng. Đây là những phần sót lại của một cao nguyên đá sa thạch lớn với những tường thành dốc đứng. Ảnh: UNESCO.
Địa danh ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc này được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên bởi vẻ đẹp và sự đa dạng sinh học. Nằm ở độ cao 2.570m so với mực nước biển, ở khu bảo tồn hiện có rất nhiều loài động thực vật quý hiếm. Các đảo đá ở Fanjingshan cũng từng là nơi sinh sống của các loài có nguồn gốc từ 65 triệu năm trước. Ảnh: UNESCO.
Bảy ngôi đền thờ Sansa nằm rải rác khắp các tỉnh miền nam của Hàn Quốc được xây dựng trong khoảng thế kỷ 7 - 9. Tất cả đều chứa đựng những đặc điểm nổi bật của đền chùa cũng như văn hóa Phật giáo của người Hàn Quốc. Trải qua hàng thế kỷ các công trình vẫn còn được giữ nguyên vẹn và là nơi tổ chức nhiều hoạt động tôn giáo, đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân. Ảnh: UNESCO.
Đây là một công trình kiến trúc có từ thế kỷ thứ 10, là nơi được cai trị bởi đế chế Hồi giáo Caliphate. Thành phố bị bỏ hoang sau một cuộc nội chiến mà về sau tới đầu thế kỷ 20 mới được phát hiện lại. Ngày nay, những tàn tích như các con đường, cầu cống, hệ thống nước và nhiều công trình trang trí lớn vẫn còn tồn tại. Ảnh: UNESCO.
Nằm ở phía tây đảo Greenland, thuộc Vòng Bắc Cực, khu săn bắn này có diện tích hơn 4.000 km2. Đây là nơi lưu giữ 4.200 năm lịch sử nhân loại với các tập quán săn bắn động vật biển và động vật trên cạn, các kiểu di cư theo mùa; di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú liên kết chặt chẽ với các yếu tố khí hậu, điều hướng và y học. Nơi đây còn là địa bàn của người Inuit và chứa nhiều khu khảo cổ về lịch sử tộc người này. Ảnh: UNESCO.
Theo UNESCO, nhà thờ này là một "tuyệt tác nghệ thuật thời trung cổ về kiến trúc". Một số phần của nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ 13. Công trình thể hiện được đặc điểm của kiến trúc của cả phong cách Roman và Gothic. Ảnh: gasthaus-zur-henne.
Di sản này nằm ở tỉnh Nagasaki thuộc đảo Kyushu, miền nam Nhật Bản. Cụm công trình được UNESCO công nhận là di sản gồm 10 ngôi làng, lâu đài Hara và một nhà thờ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16 - 19 bởi những người theo đạo Kito giáo đầu tiên ở đây. Các công trình đều phản ánh các hoạt động đầu tiên của cộng đồng Kito giáo ở Nhật Bản. Ảnh: UNESCO.
Nằm trong dãy núi Germuş ở đông nam Anatolia, khu đền cổ xưa này có cấu trúc hình chữ nhật và hình tròn bằng đá cự thạch đồ sộ, được dựng bởi các nhóm săn bắn hái lượm thời kỳ đồ đá mới, giữa 9.600 và 8.200 TCN. Những di tích này có thể được sử dụng trong các nghi thức quan trọng như tang lễ. Ảnh: DAI.
Thung lũng này là khu vực bán hoang mạc có đa dạng sinh học nhất ở Bắc Mỹ. Đây là một trong những nơi có số lượng lớn loài xương rồng quý hiếm đang bị đe dọa ở cấp thế giới. Những khu rừng xương rồng hình ống dày đặc tạo nên phong cảnh độc đáo, đặc biệt là loài xương rồng Ceroid cao bậc nhất thế giới. Ảnh: CHAC.
80 ngọn núi lửa không còn hoạt động nằm ở vùng trung tâm nước Pháp trải rộng tới 40 km. Du khách có thể bắt một chuyến tàu để tới đỉnh cao nhất thuộc dãy này để chiêm ngưỡng cảnh quan. Nó là một yếu tố biểu tượng cho sự rạn nứt Tây Âu, được tạo ra sau khi hình thành dãy Alps cách đây 35 triệu năm. Ảnh: Denis Pourcher.
Dãy núi nằm ở đông bắc Nam Phi, gồm 40% là đá xanh lục Barberton, một trong những cấu trúc địa chất lâu đời nhất trên trái đất. Barberton Makhonjwa là bằng chứng cho những loại đá núi lửa và trầm tích được bảo tồn liên tục tốt nhất có niên đại từ 3,6 tỷ năm trước, khi các lục địa đầu tiên bắt đầu hình thành. Ảnh: Tony Ferrar.
Đây là một địa điểm khảo cổ còn phần sót lại của một thành phố giao thương sầm uất với dấu tích của đường phố, tòa nhà, nghĩa địa và một bến cảng có niên đại từ thế kỷ 1 - 2. Do tài liệu khảo cổ phong phú và được bảo tồn tốt, nơi đây có giá trị lớn trong việc lý giải sự phát triển kinh tế, xã hội và lịch sử ở châu Âu trong thời kỳ Viking. Ảnh: Archäologisches Landesamt Schleswig-Holstein.
Được mệnh danh là "vùng đất của cuộc sống", khu dự trữ sinh quyển này bao gồm những dòng sông thơ mộng chảy xuyên qua các cánh rừng taiga rộng lớn, các hồ nước, đất ngập ẩm ướt. Đây là nơi sinh sống của tổ tiên người Anishinaabeg bản địa với các hoạt động sinh kế truyền thống như câu cá, săn bắt và hái lượm. Ảnh:Hidehiro Otake.
Đây là nơi thử nghiệm của hãng Olivetti chuyên sản xuất máy in, máy tính. Khu công nghiệp bao gồm một nhà máy lớn, các tòa nhà hành chính, khu dịch vụ xã hội và nhà ở. Adriano Olivetti, một doanh nhân, kiến trúc sư , chính trị gia Italy, là người thiết kế và cho xây dựng công trình vào giữa năm 1930 và 1960. Với dự án xã hội gương mẫu, Ivrea thể hiện một tầm nhìn hiện đại về mối quan hệ giữa sản xuất và kiến trúc sản xuất. Ảnh: Guelpa Foundation.
Nằm đông nam tỉnh Fars, chuỗi di chỉ tám địa điểm khảo cổ tập trung ở ba thành phố cổ Bishabpur, Firouzabad và Sarvestan. Đây là minh chứng cho thời kỳ rực rỡ của triều đại Sassanid ở vương quốc Ba Tư cổ. Ảnh: ICHHTO.
Định hướng trở thành trung tâm thương mại đẳng cấp, Mumbai trải qua quá trình quy hoạch đô thị đầy tham vọng vào nửa cuối thế kỷ 19, với việc xây dựng các tòa nhà theo phong cách Tân Gothic thời nữ hoàng Victoria. Đầu thế kỷ 20, một số tòa nhà được xây dựng theo phong cách Art Deco xung quanh không gian xanh của công viên Maidan. Sự pha trộn giữa thiết kế Ấn Độ và Art Deco, tạo ra phong cách Indo-Deco. Ảnh: Reuters.
Nằm trong khu vực hồ Victoria, tây bắc Migori, Kenya, quần thể Thimlich Ohinga gồm các bức tường làm bằng những khối đá xếp lên nhau có thể xây dựng từ thế kỷ 16. Công trình được cho từng là pháo đài của các cộng đồng dân cư và gia súc. Đây cũng là quần thể lớn nhất và được bảo tồn nguyên vẹn nhất trong số những di tích thuộc loại này còn sót lại. Ảnh: National Museums of Kenya.
Nằm ở bờ biển phía đông Oman, Qalhat từng đóng vai trò là bến cảng chính ở bờ biển phía đông Ả Rập từ thế kỷ 11 đến 15. Ngày nay, nơi đây mang dấu ấn kiến trúc độc đáo, minh chứng cho sự giao thương giữa các vùng Ả Rập, Đông Phi, Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Ảnh: MHC.
Nằm ở phía đông của bán đảo Ả Rập, ốc đảo này có một truyền thống lâu đời về các nghề thủ công được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các địa điểm khảo cổ ở Al-Ahsa được coi là đại diện cho dấu vết của con người trong vùng Vịnh từ thời kỳ đồ đá mới đến ngày nay. Với 2,5 triệu cây cọ, Al-Ahsa là ốc đảo rộng lớn, trù phú, mang tính độc đáo về địa lý, văn hóa, lịch sử và là ví dụ đặc biệt về cách con người tương tác với thiên nhiên. Ảnh: UNESCO.