Sa mạc Atacama ở miền Bắc Chile là một trong những nghĩa địa may mặc lớn nhất thế giới. Mỗi năm, nơi đây tiếp nhận hơn 60.000 tấn quần áo đã qua sử dụng từ châu Âu, Mỹ và châu Á. Hơn một nửa trong số đó, tức khoảng 39.000 tấn hàng may mặc kết thúc vòng đời tại bãi rác. Theo nghiên cứu, chúng phải mất đến hơn 200 năm để phân hủy hoàn toàn. Hầu hết quần áo ngày nay sản xuất từ polyester - một loại polymer tổng hợp có thời gian phân hủy sinh học gấp nhiều lần cotton. Cách duy nhất để xử lý loại rác này là đốt, tạo ra một vấn đề lớn hơn: ô nhiễm khói hay thậm chí phát sinh những đám cháy lớn.

Câu chuyện này không chỉ diễn ra tại Atacama. Theo Ủy ban Kinh tế Liên hiệp quốc châu Âu (UNECE), 21 tỷ tấn quần áo cuối cùng bị chôn vùi trong bãi rác mỗi năm. Ngành công nghiệp thời trang và giày dép chịu trách nhiệm cho khoảng 8% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Số lượng hàng may mặc người dùng mua sắm đã tăng 400% trong 20 năm qua. Vì vậy nhiều tập đoàn quốc tế đã vạch ra kế hoạch nhằm giảm gánh nặng môi trường từ rác thải dệt may. Đơn cử Electrolux với chiến dịch "Brand Move" (tên chương trình bằng tiếng Việt), khởi động từ ngày 6/9.

Mục tiêu của Electrolux là giúp quần áo bền gấp đôi đồng thời giảm một nửa tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng, vào năm 2030. Theo khảo sát của tập đoàn, kéo dài tuổi thọ của quần áo thêm 9 tháng có thể giảm tác động khí hậu đến 20-30% (giảm lượng nước và chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất mới, phân hủy rác).

Đại diện Electrolux cho biết, để đạt được mục tiêu này, tập đoàn truyền cảm hứng cho mọi người hãy chăm sóc tốt hơn quần áo đang có, thay vì mua mới. Cụ thể, chiến dịch tập trung vào các góc độ: hành vi tiêu dùng và công nghệ giặt bền vững.

Theo khảo sát của hãng, trung bình quần áo chỉ được mặc 10 lần. Trong số rác thải may mặc, chỉ 1% được tái chế thành quần áo mới, phần lớn bị đốt cháy hoặc đưa vào bãi chôn lấp.

Để chứng minh rằng quần áo đã qua sử dụng vẫn có giá trị, Electrolux hợp tác thương hiệu thời trang Rave Review để tạo ra một bộ sưu tập làm từ những vật liệu tìm thấy ở nghĩa địa may mặc Atacama. Hãng mô tả đây là bộ sưu tập giới hạn, mọi mặt hàng là duy nhất.

Cụ thể, nhiều tháng trước, đơn vị thu gom 10 hộp quần áo lấy từ Atacama và chuyển đến phòng thiết kế Rave Review. Phần lớn trong hộp này mang chất liệu denim và áo sơ mi. Vì vậy hai chuyên gia thời trang có ý tưởng tạo nên những trang phục đầy cảm hứng cho phụ nữ, nam giới, trẻ em và thậm chí là thú cưng với denim.

Các nhà thiết kế thu thập quần áo, làm sạch và cắt thành từng mảnh theo hình thù ngẫu hứng, kết hợp chúng tạo thành những mẫu váy quây cá tính, áo khoác dáng dài, váy ngắn... Sau phần tạo hình, trang phục được nhuộm trong máy giặt với hai màu tím, xanh lá. Những mảng màu bất đối xứng mang đến cảm giác không hoàn hảo, ngụ ý khoe cá tính thời trang, sự thú vị khi diện món đồ tái chế.

Toàn bộ sưu tập có 11 mẫu quần áo Trong bộ sưu tập nhỏ có 11 bộ quần áo, kể cả bộ đồ denim cho chó, một đôi boot cao đến đầu gối bằng vải denim vá. Nhà sáng tạo cho biết tất cả thiết kế sẽ không bán, chúng chỉ trưng bày nhằm truyền cảm hứng về góc nhìn và cách chăm sóc quần áo theo một phương pháp mới.

Tác phẩm của nhà mốt Thụy Điển cũng nhằm tăng chú ý vào vấn đề rác thải thời trang ngày một gia tăng. Đây cũng là ví dụ: sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng sẽ mang đến lời giải cho bài toán chung về môi trường.

Rave Review thành lập vào năm 2017 bởi hai nhà thiết kế Thụy Điển: Josephine Bergqvist và Livia Schück. Nhãn hàng này thường tung ra những bộ sưu tập cao cấp từ chất liệu tái chế như chăn, màn, khăn tắm... Nhiều thiết kế được giới thiệu trên Vogue, GucciFest và lăng xê bởi siêu mẫu Kylie Jenner, nữ diễn viên Emma Watson.

Giải pháp trực tiếp từ chiến dịch là công nghệ bền vững, khuyến khích áp dụng các phương pháp giặt giũ bền vững hơn để tăng độ bền quần áo.

Theo nghiên cứu từ hãng, 25% lượng khí thải carbon trên quần áo đến từ cách chúng ta chăm sóc chúng. Việc giảm nhiệt độ nước giặt xuống còn 30 độ C, nếu áp dụng toàn châu Âu sẽ giúp loại bỏ lượng khí CO2 tương đương từ 1,3 triệu ôtô thải ra mỗi năm. Tuy vậy, khảo sát từ 12.000 người trưởng thành năm 2021 tại châu Âu cho thấy, gần 60% vẫn giặt ở nhiệt độ 40 độ C trở lên vì sợ quần áo không sạch.

Tình trạng khan hiếm nước trên toàn thế giới đang là một vấn đề căng thẳng với nhiều quốc gia. Lượng nước tiêu thụ trung bình hàng ngày cho mỗi người lên đến 500 lít ở một số nước phát triển; trong đó đồ giặt thường chiếm 22% lượng nước trong một ngôi nhà thông thường ở Mỹ.

Vì vậy, hãng không chỉ tập trung vào việc tái chế mà còn giới thiệu cách giặt mới nhằm giảm tác động đến môi trường như: giặt ít hơn, dùng hơi nước, cài nhiệt độ thấp hơn, đổi sang chất tẩy rửa dạng lỏng...

Electrolux cung cấp những sản phẩm giúp người tiêu dùng thực hiện hoạt động giặt giũ bền vững - sử dụng ít nước, chất tẩy rửa hơn; chăm sóc tốt cho quần áo đồng nghĩa kéo dài vòng đời trang phục. Cụ thể máy giặt và máy sấy ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nước; tối ưu hóa quy trình giặt.

Rộng hơn là việc sản xuất bền vững. Hãng hướng tới các hoạt động giảm tiêu cực với khí hậu vào năm 2030; ưu tiên sản xuất tuần hoàn, chọn vận liệu thân thiện môi trường. Sản phẩm tối ưu tuổi thọ và có độ bền lâu dài, hướng dẫn người dùng sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả tài nguyên tối đa.

Nỗ lực giảm 39.000 tấn rác quần áo của hãng gia dụng Thụy Điển