Căng thẳng là vấn đề phổ biến trong môi trường làm việc cạnh tranh, nhịp sống nhanh, hiện đại. Theo MQ Mental Health, ngành nghề nào cũng có thể đối mặt stress - từ người làm chủ, nhân viên công sở, công nhân, lao động tự do đến chính khách. Học sinh, sinh viên, vận động viên, mẹ bỉm sữa, cánh tài xế, mọi thành viên trong gia đình, nhất là người lớn tuổi... cũng khó tránh những lúc căng thẳng.
Năm ngoái, bà Jacinda Ardern - nguyên Thủ tướng New Zealand - tuyên bố từ chức, một phần vì muốn dành thời gian cho gia đình, phần khác cảm thấy mình "không còn đủ năng lượng" để tiếp tục công việc "đòi hỏi trách nhiệm to lớn". Trên The Guardian, bà từng nói về tác động công việc gây ra cho sức khỏe tâm thần và tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân. Bà mong mọi người luôn hạnh phúc tại nơi làm việc, đồng thời nơi ấy không làm trầm trọng thêm mức độ căng thẳng.
WHO cũng công nhận căng thẳng tại nơi làm việc là "đại dịch sức khỏe toàn cầu", cứ bốn người, sẽ có một người rơi vào trạng thái stress. Tình trạng này tác động tiêu cực cả nhân viên lẫn tổ chức như: giảm năng suất, không hài lòng công việc, vắng mặt, tỷ lệ nghỉ việc cao. Căng thẳng cũng dẫn đến loạt vấn đề thể chất như huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường...
Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan tới căng thẳng, tương đương khoảng 15 triệu người. Một nghiên cứu năm 2023 cho thấy căng thẳng, kiệt sức liên quan công việc khiến nền kinh tế Anh thiệt hại 28 tỷ bảng mỗi năm, dẫn đến 23,3 triệu ngày nghỉ ốm.
Tại Nhật, nhiều trường hợp tử vong vì đau tim, đột quỵ khi làm việc nhiều giờ. "Ví dụ cực đoan này nêu bật nguy cơ căng thẳng tại nơi làm việc và tầm quan trọng của việc nhận ra vấn đề, giải quyết nó trước khi trầm trọng hơn", cây viết Juliette Burton nói trên MQ Mental Health.
Nhóm ngành stress nhất
Một nghiên cứu trên Tạp chí quốc tế về Quản lý căng thẳng chỉ ra nhân viên y tế, nhân viên xã hội, giáo viên chịu stress cao hơn hẳn nghề khác. Trong khi đó, Tạp chí tâm lý Sức khỏe nghề nghiệp khẳng định ngành công nghệ, tài chính đặc biệt gây căng thẳng.
Nhân viên y tế: Năm 2018, Hiệp hội Y khoa Anh từng thực hiện một khảo sát, hơn 80% bác sĩ nói luôn trong trạng thái căng thẳng hoặc kiệt sức do giờ làm việc kéo dài, khối lượng công việc lớn.
Trên trang chủ, WHO cũng nhấn mạnh áp lực thời gian, thiếu kiểm soát công việc, làm việc theo ca, thiếu sự hỗ trợ và tổn thương về mặt đạo đức là yếu tố khiến đội ngũ y tế luôn căng thẳng, mệt mỏi.
Giáo dục: Liên đoàn Giáo dục Quốc gia Anh từng thực hiện nhiều khảo sát vào các năm 2018, 2019, 2023, cho thấy hơn 80% giáo viên và người công tác trong ngành giáo dục nước này chịu căng thẳng. Nguyên nhân chính là khối lượng công việc lớn, bộn bề trách nhiệm cùng áp lực cảm xúc trước biến đổi tâm sinh lý của trẻ em lẫn thanh thiếu niên.
Áp lực từ những cuộc thanh tra của cơ quan giáo dục, loạt thay đổi về chính sách giảng dạy và lương bổng cũng là nguyên nhân khiến giáo viên stress, mệt mỏi.
Khách sạn: Nhiều nghiên cứu chỉ ra đầu bếp và nhân viên khách sạn phải chịu mức độ căng thẳng cao. Tình trạng khan hiếm nhân sự, thiếu thời gian, thiếu ánh sáng, ngân sách hạn chế... tác động đến sức khỏe tâm thần họ.
Một nghiên cứu do Unite Union thực hiện tại New Zealand năm 2021 cho thấy hơn 90% đầu bếp, nhân viên khách sạn gặp vấn đề về thể chất, cảm xúc như đau đầu, lo lắng và trầm cảm.
Pháp lý: Hiệp hội Luật sư Anh từng thực hiện khảo sát diện rộng liên quan căng thẳng, cho thấy hơn 90% luật sư gặp vấn đề vì khối lượng công việc lớn, giờ làm việc kéo dài được xác định là những yếu tố gây căng thẳng chính.
Ngành truyền thông: Năm 2020, Hội đồng đào tạo Nhà báo Quốc gia Anh công bố khảo sát: 80% nhà báo nước này luôn trong tình trạng căng thẳng vì nguồn nhân sự mỏng, họ phải gánh lượng công việc lớn và áp lực khi phải sản xuất nội dung nhanh chóng. Theo Tạp chí tâm lý sức khỏe nghề nghiệp, 4-59% nhà báo có triệu chứng PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương).
Công tác xã hội: Nhân viên công tác xã hội - đội ngũ thường giúp các cá nhân, hộ gia đình trong tình huống khó khăn - dễ bị căng thẳng và đòi hỏi nhiều về cảm xúc. Họ đối mặt điều kiện làm việc thách thức, khối lượng công việc lớn, nguồn lực hạn chế.
Công nghệ: Các nhà phát triển phần mềm, kỹ sư, IT và người làm trong ngành công nghệ thường phải tăng ca vì nhu cầu công việc cao, thời hạn gấp rút, không tránh khỏi việc thức đêm hôm. Ngoài ra, tốc độ đổi mới nhanh chóng trong ngành có thể tạo ra môi trường làm việc căng thẳng, luôn thay đổi.
Cách kiểm soát, giảm căng thẳng
Các chuyên gia từ WHO khuyên mọi người nên tìm hiểu kỹ, xác định nguyên nhân gây căng thẳng và học cách chăm sóc bản thân, cả thể chất lẫn cảm xúc.
Theo Jay Papasan Gary Keller - tác giả cuốn The One Thing, khi có quá nhiều việc, nên tập trung việc quan trọng nhất. Từ đây, bạn học được cách nhìn xuyên qua sự hỗn độn, nhiễu loạn, biết điều gì cần ưu tiên để đạt kết quả tốt hơn trong thời gian ngắn. Yếu tố này sẽ tạo đòn bẩy đưa bạn tiếp cận mục tiêu, giảm ức chế tâm lý, tái tạo năng lượng, tiếp tục đi đúng hướng và làm chủ cuộc sống.
Nên ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên. Ưu tiên các bài tập thư giãn như yoga, hít thở sâu, massage hoặc thiền. Có thể tập viết nhật ký, ghi lại suy nghĩ bản thân về mỗi ngày đã qua hoặc những điều bạn cảm thấy biết ơn.
Chuyên gia khuyên bạn nên thường xuyên trò chuyện với người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp tốt. Dành thời gian cho sở thích cá nhân như đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn, cắm hoa, du lịch, xem phim hài hoặc tìm niềm vui qua những câu chuyện cười. Những hoạt động cộng đồng, thiện nguyện có thể giúp bạn cân bằng cảm xúc, tiếp thêm năng lượng, yêu đời hơn.
Nên ăn uống lành mạnh, tránh xa những nhân tố kém lành mạnh như rượu, thuốc lá, chất kích thích. Khi "não bộ" đói chất dinh dưỡng, mỗi ngày, bạn nên bổ sung đầy đủ nhóm chất béo, vitamin B, Carnosine. Trong đó, Carnosine có nhiều nhất ở thịt gà, hỗ trợ trung hòa gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Nước cốt gà Brand's - thức uống chiết xuất từ thịt gà hầm của tập đoàn Suntory Nhật Bản - chứa thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, dễ hấp thu. Sản phẩm giàu carnosine - chất dinh dưỡng, hỗ trợ sức khỏe não bộ gồm: cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng khả năng tập trung khi học tập, làm việc. Có thể uống trực tiếp (hâm nóng cho dễ uống) hoặc hương vị ngon hơn khi dùng chung với canh, súp...
Dòng nước yến thật Brand's sản xuất 100% từ tổ yến thật cũng được nhiều người dùng lựa chọn nhờ tốt cho sức khỏe, hệ miễn dịch và cải thiện trí nhớ.
Ngoài ra, nếu không thể tự thoát khỏi trạng thái stress, bạn nên tìm cố vấn chuyên nghiệp để học hỏi kỹ năng đối phó tiêu cực, kiểm soát căng thẳng.
Đông Vệ