-
12h00
Người dân tiếp tục vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lễ truy điệu sẽ được tổ chức lúc 13h.
-
11h10
Linh xa sẵn sàng tại nhà tang lễ
Linh xa, đoàn xe tháp tùng cùng lực lượng phục vụ bắt đầu tiến vào nhà tang lễ. Đoàn xe phục vụ Quốc tang thường gồm 15 ôtô và một xe chở linh cữu (linh xa). Trong đó, đoàn xe chỉ huy có xe chở Quốc kỳ, ảnh, huân, huy chương; xe chở Quân kỳ; xe chỉ huy; 6 xe vận tải chở đội hình danh dự; 3 xe vận tải ba cầu (xe kéo linh xa, xe chở hoa, xe dự phòng), 2 xe thông tin, một xe cứu thương; phía cuối là khẩu lựu pháo 122 mm, trên bệ ghi hàng chữ "Tổ quốc ghi công".
-
11h00
Các tuyến đường di quan được căng dây, lập hàng rào bảo vệ
Lực lượng chức năng các phường bắt đầu căng dây, lập hàng rào bảo vệ hai bên vỉa hè các phố từ Nhà tang lễ quốc gia đến Nghĩa trang Mai Dịch.
Đoàn linh cữu sẽ qua các phố Trần Thánh Tông - Lê Thánh Tông - Quảng trường Cách mạng Tháng 8 - Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Trần Phú - Kim Mã - Đào Tấn - Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - đường gom Đại lộ Thăng Long - Lê Quang Đạo - Lê Đức Thọ - Hồ Tùng Mậu - Nghĩa trang Mai Dịch.
-
10h45
Dòng người nối dài quanh linh cữu Tổng Bí thư
-
10h40
-
10h30
Người dân đổ về Hội trường Thống Nhất ngày một đông
Đến 10h20 dòng người đổ về hội trường Thống Nhất ngày một đông để chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chỉ còn hơn 1 tiếng 30 phút sẽ hết giờ viếng nhưng dòng người vẫn còn đổ về Hội trường Thống Nhất, xếp hàng dài dọc vỉa hè các tuyến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Du...
Ban tổ chức vẫn đang nỗ lực sắp xếp, bố trí cho người dân được vào viếng. Người dân được Ban tổ chức ghép đoàn 30-40 người để vào viếng, sẽ có một người đại diện lên thắp hương. Toàn thể người đến viếng sẽ có một phút mặc niệm. Nhiều người không kìm được cảm xúc đã bật khóc.
Bà Phạm Thị Kim, 92 tuổi từ Hải Phòng vào TP HCM thăm con cháu, hay tin Tổng Bí thư mất bà nhờ người thân đưa đến hội trường để viếng. Ban tổ chức bố trí người già, trẻ em được ưu tiên đi lối đi riêng.
Ban tổ chức cho biết, trong 3 tiếng từ 7-10h ngày 26/7, đã có 180 đoàn viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất. Trong đó một đoàn trung ương, 4 đoàn nước ngoài, 175 đoàn trong nước với gần 10.700 người đến viếng.
-
10h30
Đoàn xe phục vụ vào nhà tang lễ
-
10h15
Chùa Việt Nam Quốc Tự tổ chức tưởng niệm Tổng Bí thư
Hơn 500 phật tử tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo nghi thức Phật giáo tại chùa Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP HCM, sáng 26/7. Trong tiếng kinh kệ, dòng người xếp hàng lên thắp hương, thành kính tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ người lãnh đạo đã dành cả cuộc đời phụng sự Tổ quốc.
-
10h00
Người dân bật khóc trước linh cữu
-
9h45
Hàng chục nghìn công nhân tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trong hai ngày quốc tang, nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp ở Bình Dương đã tổ chức mặc niệm, tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nghi thức được tổ chức ở nhiều doanh nghiệp trong nước lẫn FDI có sự tham gia của hàng chục nghìn công nhân trực tiếp sản xuất, cán bộ, quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp là người nước ngoài.
Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương cho biết nghi thức mặc niệm, tưởng nhớ được thực hiện trước giờ vào sản xuất. Chủ tịch công đoàn sẽ điểm lại tiểu sử, công lao của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau đó toàn thể người tham dự sẽ dành một phút mặc niệm.
Bình Dương là thủ phủ công nghiệp phía Nam với hơn 1,2 triệu lao động làm việc. Cách đây 11 năm, ngày 13/4/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc tại Bình Dương. Lúc đó, ông đã ân cần thăm hỏi công nhân trực tiếp sản xuất, tham quan khu nhà ăn, siêu thị mini và cả khu nhà trẻ dành cho con em công nhân, khu nhà lưu trú của doanh nghiệp có chính sách chăm lo tốt cho người lao động.
Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý Bình Dương cần nhân rộng mô hình chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người lao động. Điều này sẽ giúp công nhân phát triển toàn diện, tạo điều kiện tốt nhất để lao động yên tâm làm việc, cống hiến trí tuệ, công sức làm ra của cải vật chất cho xã hội.