"Mình cảm thấy khá lo lắng, không hiểu mẹ ăn vào đâu mà con không hấp thụ được", chị Ngọc Anh (28 tuổi, ngụ tại quận Phú Nhuận, TP HCM) chia sẻ. Chị cũng đã tư vấn bác sĩ để thay đổi thực đơn.
Thực tế, việc mẹ tăng cân nhanh mà thai nhi vẫn nhỏ khá phổ biến. Chị Thu Hằng (Lào Cai) vẫn nhớ lần mang bầu bé đầu, chị tăng 25 kg, nhưng khi sinh ở tuần thứ 40, em bé chỉ 2,9 kg. Lần mang bầu thứ hai này, chị thay đổi cách "tẩm bổ". Hiện chị lên 10 kg, bé được hơn 2 kg, ở tuần thứ 35.
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến việc mẹ ăn nhiều, mẹ lên cân nhanh nhưng thai nhi vẫn nhỏ, thậm chí rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng thai nhi.
Thai nhi vốn nhận dinh dưỡng từ người mẹ qua bánh rau. Bánh rau được hình thành trong quý đầu tiên của thai kỳ nên sau thời gian này, dù người mẹ ăn nhiều, dinh dưỡng truyền cho con cũng không hẳn nhiều.
Các bác sĩ sản khoa cho biết thường gặp hai lý do dẫn đến tình trạng mẹ tăng cân nhưng thai nhỏ. Thứ nhất, liên quan đến vấn đề sức khỏe - cơ địa. Mẹ mắc một số bệnh lý như huyết áp cao, đái tháo đường... sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Ngoài ra, tình trạng thai nhi bị rau quấn cổ, hoặc tử cung người mẹ nhỏ không đủ không gian cho thai nhi phát triển cũng khiến trẻ bị thiếu cân.
Thứ hai là chế độ dinh dưỡng và lối sống của mẹ không phù hợp. Người mẹ uống rượu, hút thuốc hoặc không hút nhưng hít khói thuốc lá nhiều hàng ngày một cách bị động cũng có thể khiến thai nhi chậm phát triển.
Việc ăn đêm theo các bác sĩ không cung cấp được dinh dưỡng cho thai nhi mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ. Đêm là thời điểm cơ thể không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng nên sẽ chuyển hóa thành mỡ thừa dưới da. Đây cũng chính là lý do khiến chị Thu Hằng tăng cân nhanh nhưng con vẫn nhỏ trong lần mang thai đầu
Đáng chú ý, rất nhiều mẹ bổ sung dinh dưỡng không khoa học. Đó cũng là điều chị Ngọc Anh vừa nhận ra khi tư vấn bác sĩ. Ngay khi biết có tin vui, chị đã liên tục thèm các thực phẩm nhiều năng lượng, nhưng lại thiếu vi chất, thiếu chất xơ, khiến con cũng thiếu vi chất.
Một số mẹ lại bổ sung các chất dinh dưỡng không đúng thời điểm. Mẹ bổ sung canxi quá sớm có thể khiến canxi bám lại ở bánh nhau, làm hạn chế sự trao đổi chất ở bánh nhau. Từ đó, thai nhi không hấp thụ đươc các chất dinh dưỡng và kém phát triển.
Các chuyên gia khuyến cáo, để mẹ bầu tăng cân hợp lý và thai nhi vẫn phát triển tốt, chị em nên bổ sung dinh dưỡng theo chế độ ăn dành cho bà bầu. Mẹ tăng khẩu phần nhiều hơn so với trước khi mang thai nhưng không được tăng quá hai lần. Mẹ bầu nên ăn nhiều bữa trong ngày thay vì chỉ ăn ba bữa chính.
Thực phẩm đa dạng để đạt nhu cầu dinh dưỡng cần thiết nhất. Mẹ bầu nên bổ sung thức ăn giàu đạm như tôm, cá, thịt, trứng, sữa; sử dụng chất béo vừa phải và không ăn quá nhiều chất bột đường; nên ăn nhiều rau và trái cây để có đủ chất xơ, chống táo bón...
Mẹ cũng cần lưu ý bổ sung các vi chất dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ. Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu nên bổ sung axit folic ba tháng trước khi mang thai và ba tháng đầu của thai kỳ; bổ sung sắt từ khi mang bầu đến sau sinh một tháng; bổ sung canxi từ tháng thứ 4... Việc bổ sung vitamin nên từ giữa thai kỳ nhưng tốt nhất bằng thực phẩm, nếu cẩn bổ sung viên vitamin tổng hợp, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thực tế, có rất nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất, phù hợp dành cho mẹ bầu, giúp mẹ khỏe, không tăng cân nhiều và con phát triển tốt. Để thuận tiện cho thai phụ sử dụng, trên thị trường có sản phẩm đã quen thuộc trên thế giới, mang thương hiệu Brands, mới được Ttập đoàn Suntory Nhật Bản giới thiệu tại Việt Nam.
Đó là nước cốt gà - thức uống chiết xuất từ thịt gà, giàu Carnosine, dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, dễ hấp thu. Ngoài ra, nước cốt gà Brands còn chứa các dinh dưỡng như đạm, đa dạng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sau khi sinh, nhiều mẹ châu Á vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm này để tăng chất lượng và sản lượng sữa cho con bú.
Thực phẩm có thể uống trực tiếp (hâm nóng cho dễ uống) hoặc dùng chung với canh, súp... Sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, dùng mỗi ngày và không có tác dụng phụ.
Kim Anh