Lăng vua Minh Mạng hay Hiếu Lăng là nơi yên nghỉ của vua Minh Mạng (1791-1841), vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Trong 13 đời vua triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng trị vì đất nước được đánh giá là giai đoạn thịnh vượng, hùng mạnh nhất. Trong hai mươi năm trị vì, vua đã thay đổi nhiều việc, từ đối nội, đối ngoại cho đến những cải cách kinh tế chính trị xã hội. Với 142 người con, vua Minh Mạng được xem là vị vua có nhiều con nhất sử Việt.
Lăng vua nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 12 km. Theo sử sách, đích thân vua Minh Mạng xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên. Tháng 4 năm 1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu.
Lăng vua Minh Mạng hay Hiếu Lăng là nơi yên nghỉ của vua Minh Mạng (1791-1841), vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Trong 13 đời vua triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng trị vì đất nước được đánh giá là giai đoạn thịnh vượng, hùng mạnh nhất. Trong hai mươi năm trị vì, vua đã thay đổi nhiều việc, từ đối nội, đối ngoại cho đến những cải cách kinh tế chính trị xã hội. Với 142 người con, vua Minh Mạng được xem là vị vua có nhiều con nhất sử Việt.
Lăng vua nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 12 km. Theo sử sách, đích thân vua Minh Mạng xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên. Tháng 4 năm 1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu.
Hiếu Lăng được khởi công xây dựng từ tháng 9/1840. Công trình đang tiến hành xây dựng thì vua Minh Mạng lâm bệnh và qua đời ngày 20/1/1841. Sau khi lên ngôi, vua Thiệu Trị đã ra lệnh cho Bộ Công huy động gần 10.000 lính và thợ gấp rút xây dựng lăng tẩm cho vua Minh Mạng. Công việc xây lăng đến năm 1843 thì cơ bản hoàn thành.
Theo thiết kế, Đại Hồng Môn là cổng chính và cổng cổng đầu tiên nằm trên đường Thần đạo của lăng. Cổng được xây dựng bằng vôi gạch, cao hơn 9 m, rộng 12 m. Cổng có ba lối đi với 24 lá mái cao thấp cùng các điển tích "cá chép hóa rồng", "long vân khế hội".
Hiếu Lăng được khởi công xây dựng từ tháng 9/1840. Công trình đang tiến hành xây dựng thì vua Minh Mạng lâm bệnh và qua đời ngày 20/1/1841. Sau khi lên ngôi, vua Thiệu Trị đã ra lệnh cho Bộ Công huy động gần 10.000 lính và thợ gấp rút xây dựng lăng tẩm cho vua Minh Mạng. Công việc xây lăng đến năm 1843 thì cơ bản hoàn thành.
Theo thiết kế, Đại Hồng Môn là cổng chính và cổng cổng đầu tiên nằm trên đường Thần đạo của lăng. Cổng được xây dựng bằng vôi gạch, cao hơn 9 m, rộng 12 m. Cổng có ba lối đi với 24 lá mái cao thấp cùng các điển tích "cá chép hóa rồng", "long vân khế hội".
Hai bên sân Bái Đình là hàng tượng quan văn võ, voi ngựa đứng chầu. Những tượng người và voi ngựa ở đây được điêu khắc theo lối tả chân, gần giống với thực tế.
Hai bên sân Bái Đình là hàng tượng quan văn võ, voi ngựa đứng chầu. Những tượng người và voi ngựa ở đây được điêu khắc theo lối tả chân, gần giống với thực tế.
Phía trên sân Bái Đình là nhà Bi Đình được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của triều Nguyễn. Bộ mái lợp gồm có hai tầng chứa đựng yếu tố âm dương. Trên đỉnh trang trí bình hồ lô và hình rồng.
Trung tâm nhà Bi Đình là tấm bia đá có khắc bài ký " Ngự chế Thánh Đức Thần Công bi ký" do vua Thiệu Trị soạn thảo. Nội dung tấm bia ca ngợi công đức của vua Minh Mạng và tiếc nuối đau thương của vua Thiệu Trị trước sự ra đi của vua cha Minh Mạng.
Phía trên sân Bái Đình là nhà Bi Đình được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của triều Nguyễn. Bộ mái lợp gồm có hai tầng chứa đựng yếu tố âm dương. Trên đỉnh trang trí bình hồ lô và hình rồng.
Trung tâm nhà Bi Đình là tấm bia đá có khắc bài ký " Ngự chế Thánh Đức Thần Công bi ký" do vua Thiệu Trị soạn thảo. Nội dung tấm bia ca ngợi công đức của vua Minh Mạng và tiếc nuối đau thương của vua Thiệu Trị trước sự ra đi của vua cha Minh Mạng.
Cửa Hiển Đức là cổng chính của khu vực tẩm điện. Đây là cánh cổng thứ hai nằm trên trục Thần đạo, được giới hạn bởi khung thành hình vuông biểu tượng cho mặt đất.
Cửa Hiển Đức được thiết kế như một tòa nhà 2 tầng, 3 gian không có chái nằm trên một mặt nền cao hơn 1m so với tầng sân chầu, xung quanh được bó vỉa đá thanh và lợp ngoái ống tráng men. Toàn bộ công trình được chạm nổi và sơn son thếp vàng.
Cửa Hiển Đức là cổng chính của khu vực tẩm điện. Đây là cánh cổng thứ hai nằm trên trục Thần đạo, được giới hạn bởi khung thành hình vuông biểu tượng cho mặt đất.
Cửa Hiển Đức được thiết kế như một tòa nhà 2 tầng, 3 gian không có chái nằm trên một mặt nền cao hơn 1m so với tầng sân chầu, xung quanh được bó vỉa đá thanh và lợp ngoái ống tráng men. Toàn bộ công trình được chạm nổi và sơn son thếp vàng.
Bên trong cửa Hiển Đức, hai bên sân có hai tòa nhà là Tả Hữu Tùng Tự. Đây là nhà nhà để văn võ bá quan túc trực mỗi khi có việc lên Hiếu Lăng, đồng thời cũng là nơi thờ các quan văn võ có công dưới triều vua Minh Mạng. Mỗi nhà có 3 gian 2 chái, mái công trình lợp bằng ngói âm dương tráng men xanh.
Chính giữa là điện Sùng Ân, đây là nơi thờ long vị của Thánh Tổ Nhân Hoàng đế Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa. Điện được xây dựng theo lối "trùng thiềm điệp cốc", mái lợp ngói Hoàng lưu ly, trang trí rồng trên đầu đao nóc mái. Đây là công trình chính của Hiếu lăng nên được sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Bên trong cửa Hiển Đức, hai bên sân có hai tòa nhà là Tả Hữu Tùng Tự. Đây là nhà nhà để văn võ bá quan túc trực mỗi khi có việc lên Hiếu Lăng, đồng thời cũng là nơi thờ các quan văn võ có công dưới triều vua Minh Mạng. Mỗi nhà có 3 gian 2 chái, mái công trình lợp bằng ngói âm dương tráng men xanh.
Chính giữa là điện Sùng Ân, đây là nơi thờ long vị của Thánh Tổ Nhân Hoàng đế Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa. Điện được xây dựng theo lối "trùng thiềm điệp cốc", mái lợp ngói Hoàng lưu ly, trang trí rồng trên đầu đao nóc mái. Đây là công trình chính của Hiếu lăng nên được sơn son thếp vàng lộng lẫy.
Bên trong điện Sùng Ân, nơi thờ long vị của Thánh Tổ Nhân Hoàng đế Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa. Khu vực này cũng trưng bày nhiều hiện vật thời vua Minh Mạng trị vì.
Bên trong điện Sùng Ân, nơi thờ long vị của Thánh Tổ Nhân Hoàng đế Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa. Khu vực này cũng trưng bày nhiều hiện vật thời vua Minh Mạng trị vì.
Minh Lâu được xây dựng theo lối "phương đình" tọa lạc trên ngọn đồi Tam Tài. Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu nhất, cao nhất và đẹp nhất ở lăng vua Minh Mạng, tên của công trình có nghĩa là lầu sáng.
Minh Lâu được xây dựng theo lối "phương đình" tọa lạc trên ngọn đồi Tam Tài. Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu nhất, cao nhất và đẹp nhất ở lăng vua Minh Mạng, tên của công trình có nghĩa là lầu sáng.
Hai đầu cầu vào khu vực mộ vua Minh Mạng là hai Vũ môn với các cột trụ bằng đồng, trang trí rồng uống lượn từ trên xuống, đỉnh cột đặt búp sen bằng pháp lam. Phía trên phường môn có các lớp liên ba, chia ô hộc trang trí với các tấm pháp lam và các hàng chữ Hán" Chính đại quang minh" và" Thông minh chính trực".
Hai đầu cầu vào khu vực mộ vua Minh Mạng là hai Vũ môn với các cột trụ bằng đồng, trang trí rồng uống lượn từ trên xuống, đỉnh cột đặt búp sen bằng pháp lam. Phía trên phường môn có các lớp liên ba, chia ô hộc trang trí với các tấm pháp lam và các hàng chữ Hán" Chính đại quang minh" và" Thông minh chính trực".
Ở khu vực mộ phần của Hoàng đế Minh Mạng, phía trước là hồ nước với hình trăng non có tên Tân nguyệt trì ôm lấy Bửu thành. Các học giả cho rằng, đây là hình ảnh của thế giới vô biên. Hồ hình bán nguyệt ví như yếu tố âm bao bọc, che chở yếu tố dương là Bửu thành.
Bửu thành là một vòng thành hình tròn có chu vi 273 m, cao 3,5 m, chỉ có một cửa ra vào. Bên trong Bửu thành trồng nhiều loại cây, chủ yếu là thông. Theo các tư liệu, linh cữu của hoàng đế Minh Mạng được chôn cất sau bên trong quả đồi được bao bọc bởi Bửu thành.
Nhìn tổng thể, lăng vua Minh Mạng là tập hợp các công trình kiến trúc nằm trên một trục dọc. Trong đó, Bửu thành là công trình cuối cùng nằm trong trục Thần đạo.
Ở khu vực mộ phần của Hoàng đế Minh Mạng, phía trước là hồ nước với hình trăng non có tên Tân nguyệt trì ôm lấy Bửu thành. Các học giả cho rằng, đây là hình ảnh của thế giới vô biên. Hồ hình bán nguyệt ví như yếu tố âm bao bọc, che chở yếu tố dương là Bửu thành.
Bửu thành là một vòng thành hình tròn có chu vi 273 m, cao 3,5 m, chỉ có một cửa ra vào. Bên trong Bửu thành trồng nhiều loại cây, chủ yếu là thông. Theo các tư liệu, linh cữu của hoàng đế Minh Mạng được chôn cất sau bên trong quả đồi được bao bọc bởi Bửu thành.
Nhìn tổng thể, lăng vua Minh Mạng là tập hợp các công trình kiến trúc nằm trên một trục dọc. Trong đó, Bửu thành là công trình cuối cùng nằm trong trục Thần đạo.
Võ Thạnh
- Trưng bày cổ vật thời vua Minh Mạng
- Nơi thờ 9 chúa triều Nguyễn sẽ được khai quật khảo cổ
- Đại nội Huế đóng cửa
- Hai cổng vòm mới phát hiện ở cố đô Huế là nơi đặt đại pháo
- Lăng mộ của vị vua trị vì lâu nhất triều Nguyễn