Phát triển theo mô hình chùm đô thị
Đô thị trung tâm phân tách với đô thị vệ tinh, thị trấn bằng hành lang xanh (vành đai xanh, nêm xanh, công viên). Nổi bật trong cấu trúc này là các đô thị vệ tinh dù gắn kết với đô thị trung tâm nhưng có chức năng riêng, đặc thù, để cùng thực hiện vai trò là thủ đô.
5 đô thị vệ tinh gồm: Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn.
- Đô thị phát triển về công nghiệp và dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái.
- Dân số dự kiến đến 2030: 250 nghìn người.
- Đất xây dựng đô thị: 5.500 ha, đất dân dụng: 1.900 ha.
Quan điểm phát triển:
- Phát triển dọc theo quốc lộ 3 và cao tốc Hà Nội Thái Nguyên.
- Phát triển hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp của vùng.
- Khai thác các yếu tố cảnh quan tạo môi trường sinh thái cho đô thị.
- Đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng.
- Dân số dự kiến đến 2030: 180 nghìn người.
- Đất xây dựng đô thị: 4.000 ha, đất dân dụng : 1.700 ha.
Quan điểm phát triển:
- Hạn chế phát triển khu trung tâm để bảo tồn, bảo vệ các di sản văn hóa.
- Phát triển du lịch, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, sinh thái.
- Không gian trọng tâm: thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm, hồ Xuân Khanh và hồ Kỳ Sơn.
- Đô thị khoa học công nghệ và đào tạo.
- Dân số dự kiến đến 2030: 600 nghìn người.
- Đất xây dựng đô thị: 18.000 ha, đất dân dụng: 5.000 ha.
Quan điểm phát triển:
- Các cơ sở trọng tâm: Đại học quốc gia Hà Nội, khu công nghệ cao Hòa Lạc; làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, hồ Đồng Mô - Ngải Sơn, vùng du lịch Ba Vì - Viên Nam.
- Phát triển hệ thống hạ tầng đô thị: Trung tâm y tế, các cơ sở giáo dục đại học, các dự án về đô thị mới.
- Đô thị dịch vụ - công nghiệp.
- Dân số dự kiến đến 2030: 220 nghìn người.
- Đất xây dựng đô thị: 4.500 ha, đất dân dụng: 2.000 ha.
Quan điểm phát triển:
- Phát triển các khu tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm dịch vụ về thương mại, đào tạo đại học, cao đẳng.
- Đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa.
- Dân số dự kiến đến 2030: 130 nghìn người.
- Đất xây dựng đô thị: 3.000 ha, đất dân dụng: 900 ha.
Quan điểm phát triển:
- Phát triển đô thị gắn với các đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt.
- Phát triển đô thị với đặc trưng sông nước.
Nhưng tính đến năm 2018, trong số 12 đại học thuộc diện di dời và 11 trường thuộc diện cần cải tạo, chưa có cơ sở nào di dời ra địa điểm mới, mặc dù đã được cấp đất để xây dựng từ nhiều năm trước tại các đô thị vệ tinh. Bình quân diện tích đất cho một sinh viên Hà Nội hiện nay vào khoảng 35,7 m2/người.
Cụm trường Sóc Sơn
- Quy mô: 100.000 sv/500 ha.
- Ngành nghề: Kỹ thuật, công nghệ, dạy nghề.
Cụm trương Sơn Tây
- Quy mô: 50.000 sv/300 ha.
- Ngành nghề: Văn hóa, nghệ thuật, du lịch, xã hội và các trường khối Quân đội.
Cụm trường Hòa Lạc
- Quy mô: 120.000 sv/1500 ha.
- Ngành nghề: Cơ bản, công nghệ.
Khu vực đô thị trung tâm
- Quy mô: 200.000 sv/500 ha.
- Tập trung các trung tâm nghiên cứu, các trường đầu ngành và các trường truyền thống trọng điểm.
Cụm trường Gia Lâm
- Quy mô: 100.000 sv/500 ha.
- Ngành nghề: Nông nghiệp, kỹ thuật, xây dựng.
Cụm trường Phú Xuyên
- Quy mô: 20.000 sv/100 ha.
- Ngành nghề: Kỹ thuật, nông nghiệp, đào tạo nghề tổng hợp.
Cụm trường Chúc Sơn
- Quy mô: 30.000 sv/200 ha.
- Ngành nghề: Kỹ thuật, thủy lợi, giao thông.
Cụm trường Xuân Mai
- Quy mô: 120.000 sv/1.000 ha.
- Ngành nghề: Kinh tế, lâm nghiệp.
Trên thực tế, quá trình này tiến triển chưa đáng kể. Bộ Y tế dự kiến đến năm 2020, không còn tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến Trung ương. Song tình trạng này còn diễn ra thường xuyên, trong khi các dự án xây dựng tổ hợp Y tế tại các đô thị vệ tinh, dự kiến hoàn thành cuối năm 2017, vẫn chưa thể hoàn thành.
Sóc Sơn
- Tổ hợp công trình y tế phía Bắc - 200 ha.
Hòa Lạc
- Tổ hợp công trình y tế phía Tây - 200 ha.
Đô thị trung tâm
- Nâng cấp, cải tạo cơ sở hiện có
Thường Tín - Phú Xuyên
- Tổ hợp công trình y tế phía Nam - 200 ha.
Tính đến cuối năm 2017, toàn TP Hà Nội có 18 khu công nghiệp và 89 cụm công nghiệp nhưng mới chỉ có một nửa trong số này có nhà máy xử lý nước thải riêng. Nhiều dự án xây dựng khu công nghiệp và cụm công nghiệp sau 10 năm không thể triển khai, gây lãng phí đất sản xuất, vốn đầu tư và ảnh hưởng đến sinh kế của người dân trong vùng.
Công nghiệp Sóc Sơn
KCN Nội Bài, Mai Đình
- Quy mô: 1.000 ha.
- Ngành nghề: Cơ khí lắp ráp, chế tạo, chế biến xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ,...
Công nghiệp Mê Linh
KCN Quang Minh I, Quang Minh II, ...
- Quy mô: 1.500 ha
- Ngành nghề: Điện tử, cơ khí lắp ráp, chế tạo,...
Công nghiệp Đông Anh
KCN Nguyên Khê, Đông Anh
- Quy mô: 1.000 ha.
- Ngành nghề: Cơ khí lắp ráp, điện tử, vật liệu xây dựng cao cấp...
Công nghệ cao Hòa Lạc
- Quy mô: 1.600 ha.
- Ngành nghề: Công nghệ cao.
Công nghiệp Long Biên
KCN Sài Đồng B, Đài Từ, Kiêu Kỵ
- Quy mô: 1.000 ha
- Ngành nghề: Điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ,...
Công nghiệp Thường Tín
KCN Thường Tín - Phú Xuyên
- Quy mô: 500 - 1.000 ha.
- Ngành nghề: Chế biến nông sản, chế biến xuất khẩu, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ...
Công nghiệp Phú Xuyên
Công nghiệp Phú Xuyên đến năm 2050
- Quy mô: 1.000 ha.
- Ngành nghề: Chế biến nông sản, công nghiệp nhẹ.
Công nghiệp Bắc Thăng Long
- Quy mô: 500 ha.
- Ngành nghề: Điện tử, công nghiệp nhẹ,...
Công nghiệp Từ Liêm
- Quy mô: 200 ha.
- Ngành nghề: Công viên công nghệ sinh học.
Cho đến nay, thị trường nông sản Hà Nội mới chỉ trông chờ vào chợ đầu mối Long Biên, được xây dựng từ 26 năm trước, chợ đầu mối Phía Nam và Bắc Thăng Long còn tạm bợ, chưa có ki ốt và đang trở nên quá tải. Trong khi đó, nhiều khu chợ trung tâm của các đô thị vệ tinh và thị trấn ngoại vi được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại nhưng hoạt động kinh doanh diễn ra lẻ tẻ, rời rạc.
Sóc Sơn
- Khu dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa (logistic).
- Trung tâm bán buôn - mua sắp cấp vùng (20 - 50 ha).
Đông Anh
- Trung tâm hội chợ triển lãm thương mại Quốc tê (50 ha).
Tây Hồ Tây
- Trung tâm tài chính thương mại quốc tế (10 - 15 ha).
Mỹ Đình
- Trung tâm hội trợ triển lãm thương mại.
Hòa Lạc
- Chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng (50-100 ha)
- Trung tâm bán buôn, mua sắm cấp vùng (20 - 50 ha)
Gia Lâm
- Chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng (50-100 ha).
- Trung tâm bán buôn, mua sắm cấp vùng (20 - 50 ha).
Chúc Sơn – Chương Mỹ
- Trung tâm bán buôn, mua sắm cấp vùng (20 - 50 ha).
Thường Tín - Phú Xuyên
- Chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng (50-100 ha).
- Trung tâm bán buôn, mua sắm cấp vùng (20 - 50 ha).
Phú Xuyên
- Khu dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa (logicstic).
Mê Linh
- Chợ đầu mối nông sản tổng hợp các vùng (50 - 100 ha).
Cho đến năm 2018, cùng với hạ tầng giao thông chưa đồng bộ và thị trường bất động sản trồi sụt, ngành du lịch đang tăng trưởng chậm so với kỳ vọng, đặc biệt là khu vực phía Tây (địa bàn Hà Tây cũ). Theo Savills Vietnam, cả khu vực phía Tây Hà Nội chỉ có một khách sạn 4 sao với 151 phòng, tương đương 6% nguồn cung phòng 4 sao của toàn thủ đô.
Du lịch bắc sông Hồng
- Phát triển các loại hình du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
- Quy mô: 5.000 phòng.
Du lịch Ba Vì
- Phát triển các loại hình du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng.
- Quy mô: 10.000 phòng.
Du lịch Viên Nam
- Phát triển các loại hình du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng.
- Quy mô: 5.000 phòng.
Trung tâm dịch vụ du lịch
- Tập trung tại khu vực Hồ Tây và hồ Hoàn Kiếm.
- Phát triển thành trung tâm đầu mối du lịch của Quốc gia.
- Quy mô: 30.000 phòng..
Du lịch Quan Sơn
- Phát triển các loại hình du lịch, sinh thái, văn hóa, tín ngưỡng.
- Quy mô: 1.800 phòng.