Doanh nhân tuổi Tuất lạc quan về năm Mậu Tuất

Bà Thái Hương

TH Truemilk
Bà Thái Hương

Ông Lê Thanh Thuấn

Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai
Bà Thái Hương

Ông Lê Văn Quang

Tập đoàn Thủy sản Minh Phú
Bà Thái Hương

Ông Cô Gia Thọ

Tập đoàn Thiên Long
Bà Thái Hương
Nội dung: Thi Hà     Trình bày: Đức Trần     Kỹ thuật: Quốc Toàn
Là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (Asia's Power Businesswomen), bà Thái Hương, sinh năm 1958 đã có hơn 20 năm kinh nghiệm ngân hàng và đang là Tổng giám đốc của Ngân hàng Bắc Á. Tuy vậy, mọi người biết đến cái tên Thái Hương nhiều hơn từ khi bà dấn thân vào ngành sữa với vai trò Chủ tịch Tập đoàn TH Truemilk.

Năm 2009, bà từng tuyên bố sẽ thay đổi ngành sữa Việt Nam, tập trung vào sữa tươi thay vì sữa bột. Chỉ sau 6 năm, tập đoàn TH đã có đàn bò quy mô 45.000 con. Từ bước đệm này, tập đoàn TH tiếp tục khảo sát, nghiên cứu xây dựng trang trại bò sữa, nhà máy chế biến sữa. Cho đến nay, tập đoàn đã có trang trại tại các tỉnh Hà Giang, Thanh Hóa, Phú Yên và Sóc Trăng.

Năm 2016, bà dẫn dắt tập đoàn triển khai dự án chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa và các dự án thực phẩm tại Liên bang Nga với vốn đầu tư 2,7 tỷ USD. Đầu năm 2018, tập đoàn vận chuyển 1.100 con bò đã qua kiểm dịch động vật ở Mỹ về trang trại bò sữa TH ở làng Ivanovskoe và làng Mikhailovskoe, quận Volokolamsk, tỉnh Moscow. Bà Thái Hương kỳ vọng TH sẽ trở thành một trong những đơn vị sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp hàng đầu cho Nga và người tiêu dùng thế giới.

Bà đang nắm giữ 21,6 triệu cổ phiếu BAB, với mức giá 22.700 đồng ngày 9/2, bà Hương có tổng tài sản tại BAB là 490 tỷ đồng. Với tài sản này bà Hương đứng thứ 96 trong top 200 người giàu trên thị trường chứng khoán Việt.

Bà Thái Hương

TH True Milk

Là một trong những doanh nhân tuổi Tuất khá kín tiếng, ông Lê Thanh Thuấn đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai (ASM), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đa quốc gia I.D.I và thành viên HĐQT Công ty cổ phần đầu tư du lịch và phát triển thủy sản (DAT).

Hơn 30 năm làm lãnh đạo, trong đó 18 năm lãnh đạo tập đoàn Sao Mai, ông cho biết điều mình tâm đắc nhất là ở đâu có đoàn kết cao thì nơi đó sinh khí đang phát triển. Còn trong kinh doanh, ông vẫn chọn theo mô hình kinh doanh đa ngành nghề bởi đó là thế chân vạc giữ ổn định cho cả tập đoàn. Theo ông, đi theo một ngành là “bỏ trứng vào một rổ”, khi gặp khó sẽ dễ mất đi tất cả.

Với việc nắm giữ 46,7 triệu cổ phiếu ASM, 1,7 triệu cổ phiếu DAT, 10 triệu cổ phiếu IDI, ông Thuấn đang có trên 603 tỷ đồng, đứng thứ 84 trong danh sách top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.

Ông Lê Thanh Thuấn

Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai (ASM)

Xuất thân là kỹ sư nuôi tôm làm trong doanh nghiệp Nhà nước, nhưng với những cơ chế còn nhiều ràng buộc, Lê Văn Quang quyết định chọn cho mình hướng đi mới, đó là làm đại lý mua tôm cho doanh nghiệp tư nhân. Trải qua nhiều năm làm đại lý, thu nhiều kinh nghiệm từ thương trường, đến năm 1992 ông cho ra đời xí nghiệp chế biến cung ứng hàng xuất khẩu thủy hải sản Minh Phú với số vốn khởi điểm 120 triệu đồng. Hoạt động chính là thu mua, chế biến thủy hải sản cung cấp cho các đơn vị trong tỉnh. Cũng từ đó, Minh Phú không ngừng gia tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Năm 2006 đánh dấu bước ngoặt khi công ty đạt được quy trình nuôi trồng và sản xuất khép kín và thực hiện niêm yết cổ phiếu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây công ty gặp một vài khó khăn nên đã hủy niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM và hứa hẹn sẽ trở lại vào thời gian tới. Báo cáo quý IV của doanh nghiệp này cho thấy, doanh thu và lợi nhuận cả năm 2017 có nhiều khởi sắc khi lãi sau thuế đạt 714 tỷ đồng, tăng 9 lần so với 2016. Ngày 9/2 giá cổ phiếu MPC ở mức 71.000 đồng. Với lượng nắm giữ 15,96 triệu cổ phiếu, ông Quang đang có 1.129 tỷ đồng, xếp thứ 55 trong top 200 người giàu trên sàn chứng khoán Việt.

Ông Lê Văn Quang

Tập đoàn Thủy sản Minh Phú

Sinh trưởng trong hoàn cảnh khó khăn, lại là con trưởng trong gia đình, ông chủ Tập đoàn Thiên Long - Cô Gia Thọ đã phải đi làm từ rất sớm. Ông từng nếm trải các công việc như bán vé số, thuốc lá, công nhân cơ điện để mưu sinh. Đến năm 1981, ông đi bán bút bi dạo, thấy được tiềm năng của lĩnh vực này nên quyết định khởi nghiệp.

Từ năm 1981 đến năm 1996, Cô Gia Thọ là chủ của cơ sở sản xuất Bút bi Thiên Long. Với số vốn ban đầu là hai chỉ vàng dành dụm được, ông chỉ đủ mua chiếc máy ép nhựa bằng tay và gặp khó khăn trong việc tìm nguyên liệu đầu vào. Thế nhưng ông dần vượt qua các thách thức, đưa nguồn hàng đi vào ổn định. Đến năm 2010, Thiên Long chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Hiện, Thiên Long là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực văn phòng phẩm với vốn hóa đạt 5.045 tỷ đồng và hơn 50,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Trong đó, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cô Gia Thọ nắm giữ 3,21 triệu cổ phiếu TLG, tương đương 6,36% cổ phần. Với mức giá chốt ngày 9/2 là 99.800 đồng môt cổ phiếu TLG, ông Thọ đang có trên 320 tỷ đồng, xếp thứ 152 trong top 200 người giàu trên sàn chứng khoán Việt.

Ông Cô Gia Thọ

Tập đoàn Thiên Long

Bà Thái Hương

TH True Milk

Là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (Asia's Power Businesswomen), bà Thái Hương, sinh năm 1958 đã có hơn 20 năm kinh nghiệm ngân hàng và đang là Tổng giám đốc của Ngân hàng Bắc Á. Tuy vậy, mọi người biết đến cái tên Thái Hương nhiều hơn từ khi bà dấn thân vào ngành sữa với vai trò Chủ tịch Tập đoàn TH Truemilk.

Năm 2009, bà từng tuyên bố sẽ thay đổi ngành sữa Việt Nam, tập trung vào sữa tươi thay vì sữa bột. Chỉ sau 6 năm, tập đoàn TH đã có đàn bò quy mô 45.000 con. Từ bước đệm này, tập đoàn TH tiếp tục khảo sát, nghiên cứu xây dựng trang trại bò sữa, nhà máy chế biến sữa. trong đó, tập đoàn đã triển khai tại Hà Giang, Thanh Hóa, Phú Yên và Sóc Trăng.

Năm 2016, bà dẫn dắt tập đoàn triển khai dự án chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa và các dự án thực phẩm tại Liên bang Nga với vốn đầu tư 2,7 tỷ USD. Đầu năm 2018, tập đoàn vận chuyển 1.100 con bò đã qua kiểm dịch động vật ở Mỹ về trang trại bò sữa TH ở làng Ivanovskoe và làng Mikhailovskoe, quận Volokolamsk, tỉnh Moscow. Bà Thái Hương kỳ vọng trở thành một trong những đơn vị sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp hàng đầu cho Nga và người tiêu dùng thế giới.

Bà đang nắm giữ 21,6 triệu cổ phiếu BAB, với mức giá 22.700 đồng ngày 9/2, bà Hương có tổng tài sản tại BAB là 490 tỷ đồng. Với tài sản này bà Hương đứng thứ 96 trong top 200 người giàu trên thị trường chứng khoán Việt.

Ông Lê Thanh Thuấn

Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai (ASM)

Là một trong những doanh nhân tuổi Tuất khá kín tiếng, ông Lê Thanh Thuấn đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai (ASM), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đa quốc gia I.D.I và thành viên HĐQT Công ty cổ phần đầu tư du lịch và phát triển thủy sản (DAT).

Hơn 30 năm làm lãnh đạo, trong đó 18 năm lãnh đạo tập đoàn Sao Mai, ông cho biết điều mình tâm đắc nhất là ở đâu có đoàn kết cao thì nơi đó sinh khí đang phát triển. Còn trong kinh doanh, ông vẫn chọn theo mô hình kinh doanh đa ngành nghề bởi đó là thế chân vạc giữ ổn định cho cả tập đoàn. Theo ông, đi theo một ngành là “bỏ trứng vào một rổ”, khi gặp khó sẽ dễ mất đi tất cả.

Với việc nắm giữ 46,7 triệu cổ phiếu ASM, 1,7 triệu cổ phiếu DAT, 10 triệu cổ phiếu IDI, ông Thuấn đang có trên 603 tỷ đồng, đứng thứ 84 trong danh sách top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.

Ông Lê Văn Quang

Tập đoàn Thủy sản Minh Phú

Xuất thân là kỹ sư nuôi tôm làm trong doanh nghiệp Nhà nước, nhưng với những cơ chế còn nhiều ràng buộc, Lê Văn Quang quyết định chọn cho mình hướng đi mới, đó là làm đại lý mua tôm cho doanh nghiệp tư nhân. Trải qua nhiều năm làm đại lý, thu nhiều kinh nghiệm từ thương trường, đến năm 1992 ông cho ra đời xí nghiệp chế biến cung ứng hàng xuất khẩu thủy hải sản Minh Phú với số vốn khởi điểm 120 triệu đồng. Hoạt động chính là thu mua, chế biến thủy hải sản cung cấp cho các đơn vị trong tỉnh. Cũng từ đó, Minh Phú không ngừng gia tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Năm 2006 đánh dấu bước ngoặt khi công ty đạt được quy trình nuôi trồng và sản xuất khép kín và thực hiện niêm yết cổ phiếu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây công ty gặp một vài khó khăn nên đã hủy niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM và hứa hẹn sẽ trở lại vào thời gian tới. Báo cáo quý IV của doanh nghiệp này cho thấy, doanh thu và lợi nhuận cả năm 2017 có nhiều khởi sắc khi lãi sau thuế đạt 714 tỷ đồng, tăng 9 lần so với 2016. Ngày 9/2 giá cổ phiếu MPC ở mức 71.000 đồng. Với lượng nắm giữ 15,96 triệu cổ phiếu, ông Quang đang có 1.129 tỷ đồng, xếp thứ 55 trong top 200 người giàu trên sàn chứng khoán Việt.

Ông Cô Gia Thọ

Tập đoàn Thiên Long

Sinh trưởng trong hoàn cảnh khó khăn, lại là con trưởng trong gia đình, ông chủ Tập đoàn Thiên Long - Cô Gia Thọ đã phải đi làm từ rất sớm. Ông từng nếm trải các công việc như bán vé số, thuốc lá, công nhân cơ điện để mưu sinh. Đến năm 1981, ông đi bán bút bi dạo, thấy được tiềm năng của lĩnh vực này nên quyết định khởi nghiệp.

Từ năm 1981 đến năm 1996, Cô Gia Thọ là chủ của cơ sở sản xuất Bút bi Thiên Long. Với số vốn ban đầu là hai chỉ vàng dành dụm được, ông chỉ đủ mua chiếc máy ép nhựa bằng tay và gặp khó khăn trong việc tìm nguyên liệu đầu vào. Thế nhưng ông dần vượt qua các thách thức, đưa nguồn hàng đi vào ổn định. Đến năm 2010, Thiên Long chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Hiện, Thiên Long là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực văn phòng phẩm với vốn hóa đạt 5.045 tỷ đồng và hơn 50,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Trong đó, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cô Gia Thọ nắm giữ 3,21 triệu cổ phiếu TLG, tương đương 6,36% cổ phần. Với mức giá chốt ngày 9/2 là 99.800 đồng môt cổ phiếu TLG, ông Thọ đang có trên 320 tỷ đồng, xếp thứ 152 trong top 200 người giàu trên sàn chứng khoán Việt.


Nội dung: Thi Hà
Trình bày: Đức Trần
Kỹ thuật: Quốc Toàn