

“Logo nói riêng và nhận diện thương hiệu nói chung vô cùng quan trọng. Người ta có thể không biết tiếng Anh hay tiếng Pháp, nhưng đều có thể hiểu và ghi nhớ các hình ảnh biểu tượng”, ông hoàng ngành thời trang Karl Lagerfield đã nói như thế về logo.
Có nhiều định nghĩa tương tự nhau trong từ điển, nhưng với giới marketing, logo là biểu tượng
có khả năng kể một câu chuyện. Hoặc như thầy Hoàng Nghĩa Hiệp, Phó khoa thiết kế đồ họa
Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội nói, "logo là cái vẽ nên tham vọng và chất lượng của một
doanh nghiệp".
Là khái niệm hiện đại và giới doanh nghiệp bắt đầu sử dụng rộng rãi thiết kế logo từ thế kỷ 20,
nhưng trên thực tế biểu tượng đã được con người sử dụng từ hàng thế kỷ nay. Trên khía cạnh
giao tiếp bằng biểu tượng, việc một công ty lấy hình đại diện là logo cùng slogan ngày nay không mấy khác biệt so với việc một gia đình hoàng gia thế kỷ 15 xây dựng hình ảnh khác biệt và thống nhất
thông qua gia huy, trang phục và biểu tượng tôn giáo.
Dấu mốc cho sự phát triển bùng nổ của logo diễn ra vào năm 1440 khi Johannes Gutenberg khai sinh
ra nghề in. Kể từ đó, giới nhà in, nhà văn hồi thế kỷ 15 đua nhau nghĩ ra những biểu tượng độc đáo để chứng tỏ bản quyền của chính mình với tác phẩm.
Đến thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp, sự bùng nổ sản xuất và tiêu dùng cùng ngành marketing đi theo nó đã châm ngòi cho sự phát triển của logo và biểu tượng.

Năm 1885, Frank Mason Robinson vẽ nên logo đầu tiên của hãng nước ngọt CocaCola, đặt nền móng
cho thời kỳ thiết kế logo hiện đại.
Đến năm 1914, khái niệm logo thương mại một lần nữa được nâng lên tầm cao mới khi Pierre de Coubertin vẽ nên biểu tượng của lá cờ Olympic. Kể từ đó, logo không chỉ là một dấu hiệu mang tính thương mại, mà còn mang ý nghĩa về mặt văn hóa. Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp liên tục thay đổi logo để phù hợp với mục tiêu và tầm nhìn trong mỗi giai đoạn.
“Khi nào một doanh nghiệp thấy rằng cần phải thay đổi logo?”. Trả lời câu hỏi này, thầy Hoàng Nghĩa Hiệp cho rằng đó là khi doanh nghiệp có những tham vọng mới. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp,
logo mới đã thay đổi cả số phận của một thương hiệu.
Vị chuyên gia lấy dẫn chứng chiến dịch thay đổi logo của hãng bia Tiger mà ông từng tham gia
thực hiện cùng nhiều chuyên gia nước ngoài. Sau khi con hổ nằm truyền thống của hãng bia
được thay thế bằng hình ảnh "chúa sơn lâm" vươn cao mạnh mẽ, sức lan tỏa thương hiệu cũng như doanh thu của hãng bia gia tăng chóng mặt.

Từ trước đến nay, ít có nghiên cứu nào về lịch sử hình thành của ngành thiết kế logo Việt Nam.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia nhận định so với quốc tế, logo Việt vẫn còn tụt hậu một khoảng cách
khá lớn về mặt bằng chất lượng.
Một thành viên ban tổ chức triển lãm Logo Việt 2018 nhận định, tạo hình và phong cách đồ hoạ
của các nhà thiết kế Việt còn khá rườm rà. Đây cũng là xu hướng thẩm mỹ của Việt Nam,
không chịu được cái gì đó quá rành mạch, quá đơn giản hoặc quá trực tiếp.

Còn thầy giáo Hoàng Nghĩa Hiệp cho rằng logo Việt đang có xu hướng diễn giải nhiều hơn là
mang tính biểu tượng cho thương hiệu. Ví dụ, với một doanh nghiệp có tên là “Chiến Thắng”,
nhà thiết kế sẽ có xu hướng vẽ logo kết nối từ chữ C và T.
Thậm chí, có hiện tượng phổ cập logo đến từng nhà,
hay sản xuất logo hàng loạt khi có những logo na ná nhau
liên tục ra đời. Từng là giám khảo của hàng chục cuộc thi
thiết kế logo và tham gia nhiều cuộc triển lãm,
ông nhận thấy thậm chí về màu sắc cũng đi vào lối mòn
khi màu xanh, đỏ là chủ đạo.
“Logo Việt cần cả một cuộc cách mạng về nhận thức”,
thầy Hoàng Nghĩa Hiệp nhận xét.
Đó cũng là những ấp ủ ông mang theo khi được mời
làm giám khảo cuộc thi thiết kế logo mới cho nhãn hàng
điện tử Việt Asanzo.
Sau 5 năm hoạt động, vươn lên trở thành một trong số doanh nghiệp có doanh thu nghìn tỷ tại
Việt Nam, Asanzo đang có nhiều động thái cho thấy tham vọng trở thành một tập đoàn công nghệ lớn trong giai đoạn tiếp theo.
Với những kế hoạch mới, trong đó có mục tiêu IPO trong 5 năm sắp tới, Chủ tịch Hội đồng quản trị Asanzo - Phạm Văn Tam đã mời thầy giáo Hoàng Nghĩa Hiệp tham gia vào quá trình thay đổi bộ máy
và nhận diện thương hiệu, bắt đầu bằng cuộc thi thiết kế logo.

"Việc đầu tiên chúng tôi bắt tay thực hiện chính là định vị thương hiệu trên thị trường. Logo hiện tại dù đẹp nhưng hơi rườm rà và khó in lên các sản phẩm chất liệu bằng thép. Cuộc thi thiết kế logo
và bộ nhận diện thương hiệu vừa phát động đang thu hút sự tham gia của nhiều nhà thiết kế trẻ",
ông chủ 8X chia sẻ lý do.
Với một công ty bắt đầu có tên tuổi, việc thiết kế nên một logo, slogan mới cho thương hiệu trở nên
đơn giản khi thuê công ty danh tiếng nước ngoài. Song với ông Tam để chi hàng tỷ đồng, phát động một cuộc thi quy mô toàn quốc còn có lý lẽ riêng.
"Nếu thuê một công ty, đó chỉ là góc nhìn riêng của họ. Tôi muốn có cái nhìn của đại đa số để logo
và slogan dễ đi vào lòng người dùng, tạo sự gắn kết lâu dài giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Tôi cũng không tìm đến công ty nước ngoài vì họ không thể hiểu người Việt bằng chính người Việt", ông Tam thẳng thắn.
Chủ tịch Tam cũng kỳ vọng, qua đây có thể tìm ra đội ngũ mới về thiết kế và sáng tạo sản phẩm
cho các kế hoạch trong tương lai gần. Theo ông, việc tìm kiếm nhân sự qua các kênh tuyển dụng
vừa mất thời gian lại không hiệu quả. Từ cuộc thi, ông có cơ hội nhận định độ hiểu biết và tương hợp của ứng viên thông qua sản phẩm dự thi, dễ dàng đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến việc xây dựng đội ngũ nhân lực thời gian tới.

“Asanzo hiện đứng đầu trong số các hãng điện tử Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với các ông lớn
quốc tế. Với tham vọng mới, họ cần một logo mới”, thầy Hoàng Nghĩa Hiệp cho biết.
Cuộc thi thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu mới Asanzo diễn ra từ ngày 11/6 đến 31/7. Theo đó, hệ thống nhận diện thương hiệu mới sẽ có hai màu sắc xanh - trắng, đạt các yêu cầu về thiết kế
như thẩm mỹ, dễ nhớ, dễ nhận biết. Biểu tượng logo còn cần kết hợp hài hòa với tên gọi, tên viết tắt, khẩu hiệu của tập đoàn và có khả năng ứng dụng trên tất cả các dòng sản phẩm điện tử, điện lạnh điện máy, điện gia dụng, điện thoại... của hãng.
Ngoài ra, sản phẩm thiết kế của các thí sinh phải thể hiện các tiêu chí như lĩnh vực hoạt động
về điện tử, điện máy của tập đoàn; tinh thần luôn luôn đổi mới, song hành cùng sự phát triển
công nghệ. Đi kèm với đó là những giá trị bản sắc của thương hiệu Asanzo, gồm trung thực tạo uy tín, đối diện và chinh phục, sáng tạo - chủ động tạo nhu cầu, công nghệ tạo tầm vóc, trách nhiệm đối với con người và giá trị thật.
Giải thưởng cho thí sinh hoặc đội thắng cuộc là 100 triệu đồng tiền mặt, cùng bộ sản phẩm Asanzo gồm TV 40 inch, điện thoại và máy làm mát. Bốn giải đồng hạng cho các thí sinh hoặc đội vào
chung kết là 10 triệu đồng tiền mặt, cùng một TV 50 inch 11 triệu đồng một giải.
Asanzo thành lập năm 2013. Sau một năm, hãng điện tử Việt thu hút sự chú ý của thị trường
khi bán 150.000 tivi, doanh số 670 tỷ đồng. Tập đoàn tiếp đà tăng trưởng trung bình gần 2 lần mỗi năm về cả doanh thu và số sản phẩm cung ứng. Kết thúc năm 2017, đơn vị này đạt doanh thu 4.620 tỷ đồng cho tất cả ngành hàng gồm điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, smartphone.
5 năm tới công ty đặt kế hoạch doanh thu 10.000 tỷ đồng mỗi năm với định hướng trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu tại Việt Nam.



“Logo nói riêng và nhận diện thương hiệu nói chung vô cùng quan trọng. Người ta có thể không biết tiếng Anh hay tiếng Pháp, nhưng đều có thể hiểu và ghi nhớ các hình ảnh biểu tượng”, ông hoàng ngành thời trang Karl Lagerfield đã nói như thế về logo.
Có nhiều định nghĩa tương tự nhau trong từ điển, nhưng với giới marketing, logo là biểu tượng
có khả năng kể một câu chuyện. Hoặc như thầy Hoàng Nghĩa Hiệp, Phó khoa thiết kế đồ họa
Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội nói, "logo là cái vẽ nên tham vọng và chất lượng của một
doanh nghiệp".
Là khái niệm hiện đại và giới doanh nghiệp bắt đầu sử dụng rộng rãi thiết kế logo từ thế kỷ 20,
nhưng trên thực tế biểu tượng đã được con người sử dụng từ hàng thế kỷ nay. Trên khía cạnh
giao tiếp bằng biểu tượng, việc một công ty lấy hình đại diện là logo cùng slogan ngày nay không mấy khác biệt so với việc một gia đình hoàng gia thế kỷ 15 xây dựng hình ảnh khác biệt và thống nhất
thông qua gia huy, trang phục và biểu tượng tôn giáo.
Dấu mốc cho sự phát triển bùng nổ của logo diễn ra vào năm 1440 khi Johannes Gutenberg khai sinh
ra nghề in. Kể từ đó, giới nhà in, nhà văn hồi thế kỷ 15 đua nhau nghĩ ra những biểu tượng độc đáo để chứng tỏ bản quyền của chính mình với tác phẩm.
Đến thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp, sự bùng nổ sản xuất và tiêu dùng cùng ngành marketing đi theo nó đã châm ngòi cho sự phát triển của logo và biểu tượng.

Năm 1885, Frank Mason Robinson vẽ nên logo đầu tiên của hãng nước ngọt CocaCola, đặt nền móng
cho thời kỳ thiết kế logo hiện đại.
Đến năm 1914, khái niệm logo thương mại một lần nữa được nâng lên tầm cao mới khi Pierre de Coubertin vẽ nên biểu tượng của lá cờ Olympic. Kể từ đó, logo không chỉ là một dấu hiệu mang tính thương mại, mà còn mang ý nghĩa về mặt văn hóa. Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp liên tục thay đổi logo để phù hợp với mục tiêu và tầm nhìn trong mỗi giai đoạn.
“Khi nào một doanh nghiệp thấy rằng cần phải thay đổi logo?”. Trả lời câu hỏi này, thầy Hoàng Nghĩa Hiệp cho rằng đó là khi doanh nghiệp có những tham vọng mới. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp,
logo mới đã thay đổi cả số phận của một thương hiệu.
Vị chuyên gia lấy dẫn chứng chiến dịch thay đổi logo của hãng bia Tiger mà ông từng tham gia
thực hiện cùng nhiều chuyên gia nước ngoài. Sau khi con hổ nằm truyền thống của hãng bia
được thay thế bằng hình ảnh "chúa sơn lâm" vươn cao mạnh mẽ, sức lan tỏa thương hiệu cũng như doanh thu của hãng bia gia tăng chóng mặt.

Từ trước đến nay, ít có nghiên cứu nào về lịch sử hình thành của ngành thiết kế logo Việt Nam.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia nhận định so với quốc tế, logo Việt vẫn còn tụt hậu một khoảng cách
khá lớn về mặt bằng chất lượng.
Một thành viên ban tổ chức triển lãm Logo Việt 2018 nhận định, tạo hình và phong cách đồ hoạ
của các nhà thiết kế Việt còn khá rườm rà. Đây cũng là xu hướng thẩm mỹ của Việt Nam,
không chịu được cái gì đó quá rành mạch, quá đơn giản hoặc quá trực tiếp.

Còn thầy giáo Hoàng Nghĩa Hiệp cho rằng logo Việt đang có xu hướng diễn giải nhiều hơn là
mang tính biểu tượng cho thương hiệu. Ví dụ, với một doanh nghiệp có tên là “Chiến Thắng”,
nhà thiết kế sẽ có xu hướng vẽ logo kết nối từ chữ C và T.
Thậm chí, có hiện tượng phổ cập logo đến từng nhà,
hay sản xuất logo hàng loạt khi có những logo na ná nhau
liên tục ra đời. Từng là giám khảo của hàng chục cuộc thi
thiết kế logo và tham gia nhiều cuộc triển lãm,
ông nhận thấy thậm chí về màu sắc cũng đi vào lối mòn
khi màu xanh, đỏ là chủ đạo.
“Logo Việt cần cả một cuộc cách mạng về nhận thức”,
thầy Hoàng Nghĩa Hiệp nhận xét.
Đó cũng là những ấp ủ ông mang theo khi được mời
làm giám khảo cuộc thi thiết kế logo mới cho nhãn hàng
điện tử Việt Asanzo.
Sau 5 năm hoạt động, vươn lên trở thành một trong số doanh nghiệp có doanh thu nghìn tỷ tại
Việt Nam, Asanzo đang có nhiều động thái cho thấy tham vọng trở thành một tập đoàn công nghệ lớn trong giai đoạn tiếp theo.
Với những kế hoạch mới, trong đó có mục tiêu IPO trong 5 năm sắp tới, Chủ tịch Hội đồng quản trị Asanzo - Phạm Văn Tam đã mời thầy giáo Hoàng Nghĩa Hiệp tham gia vào quá trình thay đổi bộ máy
và nhận diện thương hiệu, bắt đầu bằng cuộc thi thiết kế logo.

"Việc đầu tiên chúng tôi bắt tay thực hiện chính là định vị thương hiệu trên thị trường. Logo hiện tại dù đẹp nhưng hơi rườm rà và khó in lên các sản phẩm chất liệu bằng thép. Cuộc thi thiết kế logo
và bộ nhận diện thương hiệu vừa phát động đang thu hút sự tham gia của nhiều nhà thiết kế trẻ",
ông chủ 8X chia sẻ lý do.
Với một công ty bắt đầu có tên tuổi, việc thiết kế nên một logo, slogan mới cho thương hiệu trở nên
đơn giản khi thuê công ty danh tiếng nước ngoài. Song với ông Tam để chi hàng tỷ đồng, phát động một cuộc thi quy mô toàn quốc còn có lý lẽ riêng.
"Nếu thuê một công ty, đó chỉ là góc nhìn riêng của họ. Tôi muốn có cái nhìn của đại đa số để logo
và slogan dễ đi vào lòng người dùng, tạo sự gắn kết lâu dài giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Tôi cũng không tìm đến công ty nước ngoài vì họ không thể hiểu người Việt bằng chính người Việt", ông Tam thẳng thắn.
Chủ tịch Tam cũng kỳ vọng, qua đây có thể tìm ra đội ngũ mới về thiết kế và sáng tạo sản phẩm
cho các kế hoạch trong tương lai gần. Theo ông, việc tìm kiếm nhân sự qua các kênh tuyển dụng
vừa mất thời gian lại không hiệu quả. Từ cuộc thi, ông có cơ hội nhận định độ hiểu biết và tương hợp của ứng viên thông qua sản phẩm dự thi, dễ dàng đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến việc xây dựng đội ngũ nhân lực thời gian tới.

“Asanzo hiện đứng đầu trong số các hãng điện tử Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với các ông lớn
quốc tế. Với tham vọng mới, họ cần một logo mới”, thầy Hoàng Nghĩa Hiệp cho biết.
Cuộc thi thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu mới Asanzo diễn ra từ ngày 11/6 đến 31/7. Theo đó, hệ thống nhận diện thương hiệu mới sẽ có hai màu sắc xanh - trắng, đạt các yêu cầu về thiết kế
như thẩm mỹ, dễ nhớ, dễ nhận biết. Biểu tượng logo còn cần kết hợp hài hòa với tên gọi, tên viết tắt, khẩu hiệu của tập đoàn và có khả năng ứng dụng trên tất cả các dòng sản phẩm điện tử, điện lạnh điện máy, điện gia dụng, điện thoại... của hãng.
Ngoài ra, sản phẩm thiết kế của các thí sinh phải thể hiện các tiêu chí như lĩnh vực hoạt động
về điện tử, điện máy của tập đoàn; tinh thần luôn luôn đổi mới, song hành cùng sự phát triển
công nghệ. Đi kèm với đó là những giá trị bản sắc của thương hiệu Asanzo, gồm trung thực tạo uy tín, đối diện và chinh phục, sáng tạo - chủ động tạo nhu cầu, công nghệ tạo tầm vóc, trách nhiệm đối với con người và giá trị thật.
Giải thưởng cho thí sinh hoặc đội thắng cuộc là 100 triệu đồng tiền mặt, cùng bộ sản phẩm Asanzo gồm TV 40 inch, điện thoại và máy làm mát. Bốn giải đồng hạng cho các thí sinh hoặc đội vào
chung kết là 10 triệu đồng tiền mặt, cùng một TV 50 inch 11 triệu đồng một giải.
Asanzo thành lập năm 2013. Sau một năm, hãng điện tử Việt thu hút sự chú ý của thị trường
khi bán 150.000 tivi, doanh số 670 tỷ đồng. Tập đoàn tiếp đà tăng trưởng trung bình gần 2 lần mỗi năm về cả doanh thu và số sản phẩm cung ứng. Kết thúc năm 2017, đơn vị này đạt doanh thu 4.620 tỷ đồng cho tất cả ngành hàng gồm điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, smartphone.
5 năm tới công ty đặt kế hoạch doanh thu 10.000 tỷ đồng mỗi năm với định hướng trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu tại Việt Nam.
