Không khoa trương, sử dụng ngôi sao nổi tiếng trong các chiến dịch quảng cáo, không để bản thân bị lôi kéo bởi các xu hướng, những gì Hermès làm là tạo ra các vật thể từ những nguyên liệu đẹp nhất, được thiết kế thông minh và tồn tại bất chấp xu hướng. Vì những tạo vật đẹp đẽ đó, Hermès hướng khách hàng tới "luật chơi" rất riêng của thương hiệu.

Theo đó, chiếc ghế sofa của Hermès không chỉ để ngồi mà còn để trang trí, chiếc khăn lụa Hermès không chỉ để quàng mà còn là niềm kiêu hãnh kín đáo, chiếc hộp sản phẩm không chỉ để đựng mà còn thể hiện phong cách và đẳng cấp riêng… Với Hermès, mỗi đồ vật là một câu chuyện để kể, thể hiện mối quan hệ tương tác với người dùng.

Trước khi nổi tiếng toàn cầu với túi Birkin, túi Kelly, khăn lụa hay các sản phẩm thời trang mang họa tiết chữ H độc quyền, Hermès có năm tháng gắn bó với những chiếc yên cương ngựa. Ngay từ khi đó, sản phẩm yên cương và đồ da cho việc cưỡi ngựa của Hermès được khâu thủ công đã chinh phục giới quý tộc châu Âu, kể cả Hoàng đế Napoleon III và Hoàng hậu Eugienie của ông.

Tiền thân của Tập đoàn Hermès là một công ty gia đình mở tại Pháp do Thierry Hermès chủ quản, chuyên sản xuất yên ngựa, dây cương và các đồ chuyên dụng khác liên quan đến việc sử dụng ngựa. Mãi đến cuối thể kỷ 19, Hermès mới bắt đầu sản xuất túi da, vali da và đến nửa cuối thế kỷ 20, thương hiệu mới chinh phục giới thời trang.

Bên cạnh kỹ thuật thủ công đỉnh cao, người ta còn biết đến Hermès là một công ty gia đình lớn mạnh. Từ khi xuất hiện đến nay, thương hiệu được quản lý và phát triển bởi 5 thế hệ của dòng họ Hermès chứ không phải là một người ngoài nào khác.

Sức mạnh ấy lớn đến mức "Nếu một thành viên trong gia đình đồng ý thì ba hay năm nhân vật điều hành cấp cao cũng chẳng thế đưa ra ý kiến trái chiều. Không ai đủ quyền lực chống lại điều đó". Đó là bề nổi mà người ta vẫn thường thấy, còn một khi sự nhạy cảm về sản phẩm hay tiếp thị đã được xem xét kỹ lưỡng, thì nhóm điều hành vẫn được trao quyền thực thi tự chủ.

Dưới sự điều hành của những người chung một dòng máu cùng đội ngũ thợ thủ công lành nghề, từ một xưởng may yên ngựa nhỏ bé tại Paris cách đây hơn 180 năm, giờ đây, Hermès đã có hơn 300 cửa hàng trên toàn thế giới và luôn nằm trong top 10 thương hiệu xa xỉ toàn cầu. Doanh thu hợp nhất của đế chế hàng xa xỉ này vào năm 2017 đạt 5,5 tỷ EUR, lợi nhuận tăng 13% lên 1,9 tỷ EUR, lợi nhuận ròng đạt 1,2 tỷ EUR, cao hơn 11% so với năm 2016.

Những tín đồ của Hermès sẽ chẳng còn xa lạ với chiếc hộp đựng sản phẩm màu cam và biểu tượng cỗ xe ngựa quý tộc trên logo của thương hiệu.

Logo của Hermès là cỗ xe ngựa không có người lái mà chỉ có một người với dáng vẻ như ông chủ đứng bên cạnh. Nguyên tác của nó là một bức phác họa bằng bút chì của họa sĩ Alfred de Dreux - sinh năm 1810. Đầu thập kỷ 20 của thế kỷ 20, bức ký họa này được nhà Hermès mua lại và lưu giữ cho đến tận bây giờ.

Không chỉ mang tính chất nhận diện, logo còn thể hiện thông điệp thời trang kín đáo của mỗi thương hiệu. Với Hermès, chiếc logo mang biểu tượng hình ngựa gợi nhắc về nguồn gốc ra đời của thương hiệu, những gì liên quan đến ngựa và xe ngựa. Nói cách khác, Hermès muốn nhắn nhủ: để có được thành công, bạn phải gây dựng từ truyền thống, phải đảm bảo tính liên tục, có kế thừa và tiếp nối, phát triển cái mới trên nền tảng cái cũ.

Những người tinh ý sẽ nhận thấy không phải ngẫu nhiên mà Hermès đem đến một cỗ xe ngựa không người lái. Thương hiệu muốn nhấn mạnh: khách hàng có thể tự điều khiến xe chứ không để ai dẫn dắt. Điều đó cũng được nâng lên thành triết lý kinh doanh: Hermès chỉ làm ra những sản phẩm mà khách hàng cần. Thông điệp này góp phần chinh phục khách hàng, gây dựng sự gắn bó giữa tập đoàn với khách hàng cũng như tạo điểm nhấn độc đáo, đặc sắc cho Hermès giữa rất nhiều thương hiệu.

Nhà mốt Paris với hơn 180 năm lịch sử có những cách riêng để tạo nên sân chơi thời trang của riêng mình. Nó bắt nguồn từ những giá trị cốt lõi mà Hermès theo đuổi qua nhiều thế hệ: đó là tinh thần Hermès, văn hóa Hermès.

Ở Hermès, cái đẹp giống như một nỗi ám ảnh, một bầu khí quyển bao trùm lấy thương hiệu. Theo Dumas: "Đó là trải nghiệm về cái đẹp hoặc sự duyên dáng, là cảm giác về sự vô tận tuyệt đối, nhưng ta cũng có thể trải nghiệm nó qua hình dáng hoặc sắc màu". Ông cho rằng, mọi sản phẩm của Hermès đều phải được chế tác toàn mỹ và bằng những vật liệu tốt nhất, theo cách tốt nhất.

Trong thế giới thời trang đầy mỹ cảm, niềm vui và hạnh phúc luôn được Hermès tôn vinh. Cảm hứng hạnh phúc giúp những người thợ thủ công của thương hiệu được thỏa sức tưởng tượng để sáng tạo, nhằm đem đến những thiết kế tinh tế cho khách hàng.

Song song với trí tưởng tượng, kỹ thuật truyền thống cũng là điều cốt lõi được thương hiệu duy trì không ngừng gần 180 năm qua. Nhắc đến Hermès, người ta sẽ nhớ ngay đến nghệ thuật chế tác thủ công đỉnh cao của Pháp. Những mũi khâu thủ công cho từng chiếc yên ngựa đã được ứng dụng để làm nên những chiếc túi được "khao khát" cho tới tận ngày nay.

"Không có ai làm một chiếc túi với tận 15 giờ khâu tay... Chúng tôi có những người thợ thủ công làm việc cho công ty tới ba thế hệ, và vì thế họ truyền bí quyết từ đời này sang đời khác" - Axel Dumas chia sẻ.

Hermès dành sự cống hiến "gần như điên rồ" cho nghệ thuật thủ công. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, giá vàng tăng đột biến, trong khi thương hiệu lại sử dụng nhiều vàng để làm khóa túi. Điều này ảnh hưởng mạnh đến giá thành sản xuất.

Hermès triệu tập một cuộc họp với sự tham dự của nghệ nhân cùng lời chất vấn "tại sao cần dùng nhiều vàng đến thế". Người thợ cho biết: "Chúng ta có thể sử dụng số lượng vàng chỉ như những người khác, không ai nhận ra sự khác biệt ấy khi mua túi. Nhưng 8 năm sau, túi Hermès sẽ có nước bóng đẹp hơn".

Lý giải của người thợ thủ công đưa Hermès đến quyết định giữ nguyên số vàng sử dụng. Chính cách mà thương hiệu nghĩ đến tương lai của sản phẩm trong 8 - 10 năm nữa đã tạo nên sự khác biệt, tạo nên một phần lịch sử và giá trị của Hermès.

Từ năm 1987 đến nay, mỗi năm, Hermès đều đưa ra một chủ đề của năm để truyền cảm hứng cho các nhà thiết kế và thợ thủ công tìm ra những sáng tạo mới. "Chất lượng, sản phẩm và tính sáng tạo luôn đi trước, trước mọi biện pháp marketing, điều đó đã bắt rễ từ lâu trong văn hóa làm việc của Hermès", Christopher Lemaire - Giám đốc nghệ thuật ngành hàng may sẵn cho nữ ở Hermès cho biết.

"Let’s play - Hãy cùng chơi" là chủ đề của năm 2018 mà Giám đốc Nghệ thuật nhà Hermès Pierre - Alexis Dumas đưa ra.

Khái niệm "chơi" năm nay được Dumas giải thích đa nghĩa. "Chơi" không chỉ giới hạn trong thế giới của con trẻ, "chơi" còn gợi nhắc đến những cuộc đua và môn thể thao. "Chơi" có thể bình lặng hay sôi động, có thể một mình hay với nhiều người, có thể trong thế giới ảo hay giữa đời thực. "Chơi" trên hết là một trạng thái, một khoảnh khắc, là nguồn năng lượng. Tại Hermès, "chơi" không chỉ áp dụng cho con người mà cả những vật thể cũng được tham gia.

Dumas nói rằng các đồ vật của Hermès quyến rũ, bởi chúng vượt qua tình trạng vô tri vô giác, và trở thành những thứ vừa cá nhân, vừa sống động, khách hàng muốn mua vì họ cảm thấy đồ vật đó tạo ra khác biệt. "Tôi đảm bảo rằng món đồ ấy, nếu bạn chọn với sự yêu quý như thế, thì nó rất có ý nghĩa với bạn, vì nó sẽ ở cùng bạn, trưởng thành cùng bạn... Món đồ đó nói lên nhiều điều về bạn, cá tính, cảm giác của bạn về phong cách và cho thấy bạn là ai", ông nhấn mạnh.Sống trong thế giới của Hermès, khách hàng - con người Hermès không theo đuổi sự nhất thời mà tôn thờ những giá trị vĩnh cửu, không thích phô trương mà trân trọng những bí quyết thủ công riêng biệt. Hiểu rõ giá trị của bản thân, người đó ung dung tự tại tận hưởng vẻ đẹp và niềm vui, hạnh phúc mà các đồ vật của Hermès đem đến và trân trọng từng thời khắc cảm xúc duy mỹ đó.

Biến thiên trong khái niệm "chơi", Hermès muốn cống hiến những khoảnh khắc vượt ra ngoài giới hạn của đời sống hàng ngày, tìm tới không gian mới - nơi trí tưởng tượng trở nên phóng khoáng, tự do và đầy cảm hứng. Nhà thiết kế tài năng Jean Paul Gautier - người từng làm việc cho Hermès (2003-2010) cho biết, ông gia nhập nhà Hermès vì đó là nơi khuyến khích sự sáng tạo đẹp đẽ không giới hạn.

Còn Dumas, khi rủ "hãy cùng chơi", ông đang khuyến khích người thợ thủ công nhà Hermès thỏa sức tưởng tượng hơn bao giờ hết. Giám đốc nghệ thuật của Hermès tin rằng, niềm vui từ cuộc chơi sẽ kích thích để sáng tạo ra những vật thể đẹp và ngược lại, những vật thể đẹp đó cũng tạo ra cảm giác hạnh phúc vô song.

"Hãy cùng chơi", đó là cách Hermès phá vỡ mọi rào cản, mời gọi sự thư thái để trải nghiệm những chuyển động, cảm giác tự do, trí tưởng tượng, sự khác thường, vẻ quyến rũ hay nhẹ nhàng. Ở đâu có trò chơi, ở đó có sáng tạo và tình yêu cuộc sống.

Trong thế giới của Hermès, thời trang không phải là cái đẹp được theo đuổi một cách nhất thời mà tôn thờ những giá trị vĩnh cửu, không thích phô trương mà trân trọng những bí quyết thủ công riêng biệt. 5 thế hệ kế nhiệm và vị trí trong giới thời trang xa xỉ ngày hôm nay là minh chứng rõ nhất cho sự tồn tại gần 2 thế kỷ qua của Hermès.

Không khoa trương, sử dụng ngôi sao nổi tiếng trong các chiến dịch quảng cáo, không để bản thân bị lôi kéo bởi các xu hướng, những gì Hermès làm là tạo ra các vật thể từ những nguyên liệu đẹp nhất, được thiết kế thông minh và tồn tại bất chấp xu hướng. Vì những tạo vật đẹp đẽ đó, Hermès hướng khách hàng tới "luật chơi" rất riêng của thương hiệu.

Theo đó, chiếc ghế sofa của Hermès không chỉ để ngồi mà còn để trang trí, chiếc khăn lụa Hermès không chỉ để quàng mà còn là niềm kiêu hãnh kín đáo, chiếc hộp sản phẩm không chỉ để đựng mà còn thể hiện phong cách và đẳng cấp riêng… Với Hermès, mỗi đồ vật là một câu chuyện để kể, thể hiện mối quan hệ tương tác với người dùng.

Trước khi nổi tiếng toàn cầu với túi Birkin, túi Kelly, khăn lụa hay các sản phẩm thời trang mang họa tiết chữ H độc quyền, Hermès có năm tháng gắn bó với những chiếc yên cương ngựa. Ngay từ khi đó, sản phẩm yên cương và đồ da cho việc cưỡi ngựa của Hermès được khâu thủ công đã chinh phục giới quý tộc châu Âu, kể cả Hoàng đế Napoleon III và Hoàng hậu Eugienie của ông.

Tiền thân của Tập đoàn Hermès là một công ty gia đình mở tại Pháp do Thierry Hermès chủ quản, chuyên sản xuất yên ngựa, dây cương và các đồ chuyên dụng khác liên quan đến việc sử dụng ngựa. Mãi đến cuối thể kỷ 19, Hermès mới bắt đầu sản xuất túi da, vali da và đến nửa cuối thế kỷ 20, thương hiệu mới chinh phục giới thời trang.

Bên cạnh kỹ thuật thủ công đỉnh cao, người ta còn biết đến Hermès là một công ty gia đình lớn mạnh. Từ khi xuất hiện đến nay, thương hiệu được quản lý và phát triển bởi 5 thế hệ của dòng họ Hermès chứ không phải là một người ngoài nào khác.

Sức mạnh ấy lớn đến mức "Nếu một thành viên trong gia đình đồng ý thì ba hay năm nhân vật điều hành cấp cao cũng chẳng thế đưa ra ý kiến trái chiều. Không ai đủ quyền lực chống lại điều đó". Đó là bề nổi mà người ta vẫn thường thấy, còn một khi sự nhạy cảm về sản phẩm hay tiếp thị đã được xem xét kỹ lưỡng, thì nhóm điều hành vẫn được trao quyền thực thi tự chủ.

Dưới sự điều hành của những người chung một dòng máu cùng đội ngũ thợ thủ công lành nghề, từ một xưởng may yên ngựa nhỏ bé tại Paris cách đây hơn 180 năm, giờ đây, Hermès đã có hơn 300 cửa hàng trên toàn thế giới và luôn nằm trong top 10 thương hiệu xa xỉ toàn cầu. Doanh thu hợp nhất của đế chế hàng xa xỉ này vào năm 2017 đạt 5,5 tỷ EUR, lợi nhuận tăng 13% lên 1,9 tỷ EUR, lợi nhuận ròng đạt 1,2 tỷ EUR, cao hơn 11% so với năm 2016.

Những tín đồ của Hermès sẽ chẳng còn xa lạ với chiếc hộp đựng sản phẩm màu cam và biểu tượng cỗ xe ngựa quý tộc trên logo của thương hiệu.

Logo của Hermès là cỗ xe ngựa không có người lái mà chỉ có một người với dáng vẻ như ông chủ đứng bên cạnh. Nguyên tác của nó là một bức phác họa bằng bút chì của họa sĩ Alfred de Dreux - sinh năm 1810. Đầu thập kỷ 20 của thế kỷ 20, bức ký họa này được nhà Hermès mua lại và lưu giữ cho đến tận bây giờ.

Không chỉ mang tính chất nhận diện, logo còn thể hiện thông điệp thời trang kín đáo của mỗi thương hiệu. Với Hermès, chiếc logo mang biểu tượng hình ngựa gợi nhắc về nguồn gốc ra đời của thương hiệu, những gì liên quan đến ngựa và xe ngựa. Nói cách khác, Hermès muốn nhắn nhủ: để có được thành công, bạn phải gây dựng từ truyền thống, phải đảm bảo tính liên tục, có kế thừa và tiếp nối, phát triển cái mới trên nền tảng cái cũ.

Những người tinh ý sẽ nhận thấy không phải ngẫu nhiên mà Hermès đem đến một cỗ xe ngựa không người lái. Thương hiệu muốn nhấn mạnh: khách hàng có thể tự điều khiến xe chứ không để ai dẫn dắt. Điều đó cũng được nâng lên thành triết lý kinh doanh: Hermès chỉ làm ra những sản phẩm mà khách hàng cần. Thông điệp này góp phần chinh phục khách hàng, gây dựng sự gắn bó giữa tập đoàn với khách hàng cũng như tạo điểm nhấn độc đáo, đặc sắc cho Hermès giữa rất nhiều thương hiệu.

Nhà mốt Paris với hơn 180 năm lịch sử có những cách riêng để tạo nên sân chơi thời trang của riêng mình. Nó bắt nguồn từ những giá trị cốt lõi mà Hermès theo đuổi qua nhiều thế hệ: đó là tinh thần Hermès, văn hóa Hermès.

Ở Hermès, cái đẹp giống như một nỗi ám ảnh, một bầu khí quyển bao trùm lấy thương hiệu. Theo Dumas: "Đó là trải nghiệm về cái đẹp hoặc sự duyên dáng, là cảm giác về sự vô tận tuyệt đối, nhưng ta cũng có thể trải nghiệm nó qua hình dáng hoặc sắc màu". Ông cho rằng, mọi sản phẩm của Hermès đều phải được chế tác toàn mỹ và bằng những vật liệu tốt nhất, theo cách tốt nhất.

Trong thế giới thời trang đầy mỹ cảm, niềm vui và hạnh phúc luôn được Hermès tôn vinh. Cảm hứng hạnh phúc giúp những người thợ thủ công của thương hiệu được thỏa sức tưởng tượng để sáng tạo, nhằm đem đến những thiết kế tinh tế cho khách hàng.

Song song với trí tưởng tượng, kỹ thuật truyền thống cũng là điều cốt lõi được thương hiệu duy trì không ngừng gần 180 năm qua. Nhắc đến Hermès, người ta sẽ nhớ ngay đến nghệ thuật chế tác thủ công đỉnh cao của Pháp. Những mũi khâu thủ công cho từng chiếc yên ngựa đã được ứng dụng để làm nên những chiếc túi được "khao khát" cho tới tận ngày nay. "Không có ai làm một chiếc túi với tận 15 giờ khâu tay... Chúng tôi có những người thợ thủ công làm việc cho công ty tới ba thế hệ, và vì thế họ truyền bí quyết từ đời này sang đời khác" - Axel Dumas chia sẻ.

Hermès dành sự cống hiến "gần như điên rồ" cho nghệ thuật thủ công. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, giá vàng tăng đột biến, trong khi thương hiệu lại sử dụng nhiều vàng để làm khóa túi. Điều này ảnh hưởng mạnh đến giá thành sản xuất.

Hermès triệu tập một cuộc họp với sự tham dự của nghệ nhân cùng lời chất vấn "tại sao cần dùng nhiều vàng đến thế". Người thợ cho biết: "Chúng ta có thể sử dụng số lượng vàng chỉ như những người khác, không ai nhận ra sự khác biệt ấy khi mua túi. Nhưng 8 năm sau, túi Hermès sẽ có nước bóng đẹp hơn".

Lý giải của người thợ thủ công đưa Hermès đến quyết định giữ nguyên số vàng sử dụng. Chính cách mà thương hiệu nghĩ đến tương lai của sản phẩm trong 8 - 10 năm nữa đã tạo nên sự khác biệt, tạo nên một phần lịch sử và giá trị của Hermès.

Từ năm 1987 đến nay, mỗi năm, Hermès đều đưa ra một chủ đề của năm để truyền cảm hứng cho các nhà thiết kế và thợ thủ công tìm ra những sáng tạo mới. "Chất lượng, sản phẩm và tính sáng tạo luôn đi trước, trước mọi biện pháp marketing, điều đó đã bắt rễ từ lâu trong văn hóa làm việc của Hermès", Christopher Lemaire - Giám đốc nghệ thuật ngành hàng may sẵn cho nữ ở Hermès cho biết. "Let’s play - Hãy cùng chơi" là chủ đề của năm 2018 mà Giám đốc Nghệ thuật nhà Hermès Pierre - Alexis Dumas đưa ra.

Khái niệm "chơi" năm nay được Dumas giải thích đa nghĩa. "Chơi" không chỉ giới hạn trong thế giới của con trẻ, "chơi" còn gợi nhắc đến những cuộc đua và môn thể thao. "Chơi" có thể bình lặng hay sôi động, có thể một mình hay với nhiều người, có thể trong thế giới ảo hay giữa đời thực. "Chơi" trên hết là một trạng thái, một khoảnh khắc, là nguồn năng lượng. Tại Hermès, "chơi" không chỉ áp dụng cho con người mà cả những vật thể cũng được tham gia.

Dumas nói rằng các đồ vật của Hermès quyến rũ, bởi chúng vượt qua tình trạng vô tri vô giác, và trở thành những thứ vừa cá nhân, vừa sống động, khách hàng muốn mua vì họ cảm thấy đồ vật đó tạo ra khác biệt. "Tôi đảm bảo rằng món đồ ấy, nếu bạn chọn với sự yêu quý như thế, thì nó rất có ý nghĩa với bạn, vì nó sẽ ở cùng bạn, trưởng thành cùng bạn... Món đồ đó nói lên nhiều điều về bạn, cá tính, cảm giác của bạn về phong cách và cho thấy bạn là ai", ông nhấn mạnh.Sống trong thế giới của Hermès, khách hàng - con người Hermès không theo đuổi sự nhất thời mà tôn thờ những giá trị vĩnh cửu, không thích phô trương mà trân trọng những bí quyết thủ công riêng biệt. Hiểu rõ giá trị của bản thân, người đó ung dung tự tại tận hưởng vẻ đẹp và niềm vui, hạnh phúc mà các đồ vật của Hermès đem đến và trân trọng từng thời khắc cảm xúc duy mỹ đó.

Biến thiên trong khái niệm "chơi", Hermès muốn cống hiến những khoảnh khắc vượt ra ngoài giới hạn của đời sống hàng ngày, tìm tới không gian mới - nơi trí tưởng tượng trở nên phóng khoáng, tự do và đầy cảm hứng. Nhà thiết kế tài năng Jean Paul Gautier - người từng làm việc cho Hermès (2003-2010) cho biết, ông gia nhập nhà Hermès vì đó là nơi khuyến khích sự sáng tạo đẹp đẽ không giới hạn.

Còn Dumas, khi rủ "hãy cùng chơi", ông đang khuyến khích người thợ thủ công nhà Hermès thỏa sức tưởng tượng hơn bao giờ hết. Giám đốc nghệ thuật của Hermès tin rằng, niềm vui từ cuộc chơi sẽ kích thích để sáng tạo ra những vật thể đẹp và ngược lại, những vật thể đẹp đó cũng tạo ra cảm giác hạnh phúc vô song.

"Hãy cùng chơi", đó là cách Hermès phá vỡ mọi rào cản, mời gọi sự thư thái để trải nghiệm những chuyển động, cảm giác tự do, trí tưởng tượng, sự khác thường, vẻ quyến rũ hay nhẹ nhàng. Ở đâu có trò chơi, ở đó có sáng tạo và tình yêu cuộc sống.

Trong thế giới của Hermès, thời trang không phải là cái đẹp được theo đuổi một cách nhất thời mà tôn thờ những giá trị vĩnh cửu, không thích phô trương mà trân trọng những bí quyết thủ công riêng biệt. 5 thế hệ kế nhiệm và vị trí trong giới thời trang xa xỉ ngày hôm nay là minh chứng rõ nhất cho sự tồn tại gần 2 thế kỷ qua của Hermès.