![](https://s.vnecdn.net/vnexpress/j/v173/event/longform/kinhdoanh/lyhuysang/assets/images/btn_down.png)
![Dòng mỹ nghệ mạ vàng từ một triệu đồng của DOJI](https://s.vnecdn.net/vnexpress/j/v173/event/longform/kinhdoanh/lyhuysang/assets/images/header_title.png)
23h một ngày của năm 2012, Sáng vội bấm chuông cửa nhà bạn. “Ăn thử đi”, anh nói khi cầm trên tay một mẻ kem mới, với gương mặt rạng rỡ. Mẻ kem hội đủ yêu cầu mà anh mong đợi: mềm, mịn, dẻo, độ ngọt vừa phải, đúng vị trái cây tươi và có thể trữ trong tủ lạnh ăn dần.
Thành quả ở trước mắt, không kiềm chế được niềm vui, anh chạy khắp nơi để tặng mà quên mất trời khuya. Đã hơn 10 năm, kể từ ngày Sáng tập tành làm kem, một thập kỷ đi tìm công thức hiển hiện mỗi ngày trong tâm trí anh.
Nhưng đó chỉ là dấu mốc mới trong một cuộc hành trình dài hơi.
Lần đầu thưởng kem của Sáng là hồi mới lên 5. Anh nhớ mùi kem sữa bột nồng nàn trên đầu lưỡi cùng sức hấp dẫn khó cưỡng của vị lạnh mà hầu hết trẻ em đều mê. Cảm giác của lúc đó là không thể quên. Bởi tới giờ, tức sau 40 năm, Sáng vẫn nhớ rõ khoảnh khắc kem đi vào tâm trí anh.
Thời ấy, đây là món quà xa xỉ với trẻ em vùng quê. Nhà Sáng ở Bình Dương, muốn ăn phải mua từ Sài Gòn mang về. Một tháng, bố chỉ tới thành phố 1-2 lần và không phải lúc nào cũng có thể mua.
Năm 1992, Sáng một mình sang Canada du học. Việc đầu tiên khi qua xứ người là tìm chỗ bán kem. Tuy nhiên, anh không ăn được vì hơi ngọt so với khẩu vị. Sáng từ thất vọng này đến thất vọng khác khi không tìm được cảm giác yêu thích. Cho đến một ngày nhìn thấy mẫu quảng cáo về tiệm kem Italy trên tivi, Sáng tìm đến và ồ lên thích thú. Trước mắt anh là hơn một trăm loại kem. Ngoài những cái tên quen thuộc còn có các vị lần đầu mới nghe như tỏi, gạo, ớt, cà ri… Kem tan chảy dịu nhẹ trong cuống họng, chính là thứ hương vị thân thuộc mà anh đã mê từ thuở nào.
Đến một ngày, cậu du học sinh tự hỏi không biết thứ quà mình thích được tạo ra như thế nào. Sao không làm thử? Sáng tự hỏi và nhanh chóng bắt tay. Anh tìm hiểu rồi mua sách về tham khảo. Sáng nhận ra quá trình này không phức tạp. Anh mua ngay thiết bị làm kem gia đình có giá 30 USD. Sau hơn hai ngày với các công đoạn làm lạnh, chế dung dịch và xay cùng trái cây thì thành phẩm trông giống sinh tố. “Nhưng vẫn thích vì do chính tay mình làm, dù không mịn và dẻo như ở tiệm”, anh nói. Trong suốt thời gian du học, Sáng vẫn thỉnh thoảng nghiên cứu tự làm kem sữa hoặc kem dâu, nhưng đa phần ra cửa hàng mua vì ngon hơn.
Năm 2002, anh về Việt Nam kế nghiệp gia đình và tiếp tục tìm kem ăn. Đi hết chỗ này đến chỗ khác, Sáng vẫn không thấy hài lòng. Anh lại tự làm nhưng lần này đầu tư hẳn máy giá 2.000 USD. Thiết bị mới đắt gấp 100 lần và thành phẩm cũng ngon gấp nhiều lần hồi anh còn ở Canada.
Gia đình ai cũng khen tuyệt. Làm mấy tiếng đồng hồ nhưng một mẻ kem chỉ được 200–300 gram trong khi nhà đông anh em. Sáng nghĩ cần phải thực hiện nhiều lần cho vào tủ lạnh đến khi kha khá mới mang ra đãi mọi người. Nhưng đến lúc đó kem đặc cứng như đá, phải nạy, khựi hoặc dùng lò vi sóng và chất lượng không còn như nguyên bản nữa.
Sáng tìm sách, tra trên mạng, song thấy công thức nào cũng như nhau. Anh cho rằng có lẽ thiết bị chưa đủ tốt. Trong dịp tham dự triển lãm tại Singapore năm 2007, anh mua ngay chiếc máy có giá 15.000 USD. Thành phẩm không làm Sáng thất vọng vì ngon hơn cả lần trước. Nhưng vấn đề cũ thì vẫn y như vậy. Kem vẫn không trữ được lâu trong tủ lạnh.
Kể từ đó, cứ cách một ngày anh lại thử một công thức làm kem mới. Thử hoài không được, anh nhấc điện thoại gọi cho các cửa hàng bán máy làm kem để tìm hiểu nguyên nhân. Một người cho Sáng biết anh đã làm sai. “Cách đơn giản nhất là mua bột nền về bỏ trái cây hoặc hương liệu vào sẽ được ngay. Ai cũng làm thế”, người này nói.
Sáng nghe mà đầu óc như đang ở đâu. Đây không phải câu trả lời anh muốn nghe.
Thành quả ở trước mắt, không kiềm chế được niềm vui, anh chạy khắp nơi để tặng mà quên mất trời khuya. Đã hơn 10 năm, kể từ ngày Sáng tập tành làm kem, một thập kỷ đi tìm công thức hiển hiện mỗi ngày trong tâm trí anh.
Nhưng đó chỉ là dấu mốc mới trong một cuộc hành trình dài hơi.
Người đàn ông mê kem
Lần đầu thưởng kem của Sáng là hồi mới lên 5. Anh nhớ mùi kem sữa bột nồng nàn trên đầu lưỡi cùng sức hấp dẫn khó cưỡng của vị lạnh mà hầu hết trẻ em đều mê. Cảm giác của lúc đó là không thể quên. Bởi tới giờ, tức sau 40 năm, Sáng vẫn nhớ rõ khoảnh khắc kem đi vào tâm trí anh.
Thời ấy, đây là món quà xa xỉ với trẻ em vùng quê. Nhà Sáng ở Bình Dương, muốn ăn phải mua từ Sài Gòn mang về. Một tháng, bố chỉ tới thành phố 1-2 lần và không phải lúc nào cũng có thể mua.
Mỗi lần bố đi là cậu bé dặn: “Ba nhớ mua kem nha”.Nói là ăn nhưng đa phần là… uống kem. Vì khoảng cách di chuyển phải mất một tiếng, kem về tới nhà đã chảy gần hết, mấy anh em thay nhau húp lấy húp để. “Vậy mà hạnh phúc lắm”, anh nhớ lại.
Năm 1992, Sáng một mình sang Canada du học. Việc đầu tiên khi qua xứ người là tìm chỗ bán kem. Tuy nhiên, anh không ăn được vì hơi ngọt so với khẩu vị. Sáng từ thất vọng này đến thất vọng khác khi không tìm được cảm giác yêu thích. Cho đến một ngày nhìn thấy mẫu quảng cáo về tiệm kem Italy trên tivi, Sáng tìm đến và ồ lên thích thú. Trước mắt anh là hơn một trăm loại kem. Ngoài những cái tên quen thuộc còn có các vị lần đầu mới nghe như tỏi, gạo, ớt, cà ri… Kem tan chảy dịu nhẹ trong cuống họng, chính là thứ hương vị thân thuộc mà anh đã mê từ thuở nào.
Đến một ngày, cậu du học sinh tự hỏi không biết thứ quà mình thích được tạo ra như thế nào. Sao không làm thử? Sáng tự hỏi và nhanh chóng bắt tay. Anh tìm hiểu rồi mua sách về tham khảo. Sáng nhận ra quá trình này không phức tạp. Anh mua ngay thiết bị làm kem gia đình có giá 30 USD. Sau hơn hai ngày với các công đoạn làm lạnh, chế dung dịch và xay cùng trái cây thì thành phẩm trông giống sinh tố. “Nhưng vẫn thích vì do chính tay mình làm, dù không mịn và dẻo như ở tiệm”, anh nói. Trong suốt thời gian du học, Sáng vẫn thỉnh thoảng nghiên cứu tự làm kem sữa hoặc kem dâu, nhưng đa phần ra cửa hàng mua vì ngon hơn.
Năm 2002, anh về Việt Nam kế nghiệp gia đình và tiếp tục tìm kem ăn. Đi hết chỗ này đến chỗ khác, Sáng vẫn không thấy hài lòng. Anh lại tự làm nhưng lần này đầu tư hẳn máy giá 2.000 USD. Thiết bị mới đắt gấp 100 lần và thành phẩm cũng ngon gấp nhiều lần hồi anh còn ở Canada.
Gia đình ai cũng khen tuyệt. Làm mấy tiếng đồng hồ nhưng một mẻ kem chỉ được 200–300 gram trong khi nhà đông anh em. Sáng nghĩ cần phải thực hiện nhiều lần cho vào tủ lạnh đến khi kha khá mới mang ra đãi mọi người. Nhưng đến lúc đó kem đặc cứng như đá, phải nạy, khựi hoặc dùng lò vi sóng và chất lượng không còn như nguyên bản nữa.
Sáng tìm sách, tra trên mạng, song thấy công thức nào cũng như nhau. Anh cho rằng có lẽ thiết bị chưa đủ tốt. Trong dịp tham dự triển lãm tại Singapore năm 2007, anh mua ngay chiếc máy có giá 15.000 USD. Thành phẩm không làm Sáng thất vọng vì ngon hơn cả lần trước. Nhưng vấn đề cũ thì vẫn y như vậy. Kem vẫn không trữ được lâu trong tủ lạnh.
Kể từ đó, cứ cách một ngày anh lại thử một công thức làm kem mới. Thử hoài không được, anh nhấc điện thoại gọi cho các cửa hàng bán máy làm kem để tìm hiểu nguyên nhân. Một người cho Sáng biết anh đã làm sai. “Cách đơn giản nhất là mua bột nền về bỏ trái cây hoặc hương liệu vào sẽ được ngay. Ai cũng làm thế”, người này nói.
Sáng nghe mà đầu óc như đang ở đâu. Đây không phải câu trả lời anh muốn nghe.
“Tôi muốn làm kem tươi”
Sáng nói qua đầu dây điện thoại. Anh hỏi có cách nào hay không thì nhận được câu lạnh lùng: “Không có”. “Tôi bỏ cuộc vì ăn cái gì cũng cần phải tốt cho sức khỏe. Nếu bột nền có chất này chất kia thì tôi không tin tưởng. Tôi chỉ nghĩ rằng nếu người ta đã có thể tạo dung dịch đó thì đồng nghĩa có bí quyết, chỉ là họ không muốn chỉ cho mình thôi”, người đàn ông có vóc dáng nhỏ nhắn như thư sinh, gương mặt sáng nghĩ trong đầu.
Bỏ cuộc chỉ là với cuộc hội thoại kia. Còn Sáng vẫn tiếp tục một tuần ba lần gọt - xay trái cây, làm kem, rửa máy. Kệ sách đã có hẳn gần 50 quyển chuyên về kem từ khắp nơi trên thế giới. Một ngày 8 tiếng hành chính của anh đã dành cho công ty gia đình. Cứ hết giờ làm, Sáng lại bắt tay vào nghiên cứu, thử nghiệm. Những mẻ kem miệt mài ra đời vào lúc 1-2 giờ sáng. 6h hôm sau anh lại thức dậy cho một ngày làm việc mới.
Sáng như phân thân, ban ngày là Phó tổng giám đốc của Công ty Minh Long 1, ban đêm trở thành người làm kem. Nhưng anh không biết mệt, mỗi sớm tinh mai thức giấc lại hồi hộp mong đợi thành quả của hôm qua. Lúc nghỉ trưa tranh thủ chạy về nhà xem thử. Nếu có việc không về được, anh lại gọi người thân kiểm tra giúp. Cứ như vậy suốt hai năm trời, tủ lạnh nhà anh toàn kem là kem. Sáng phải mua thêm tủ chỉ để chất kem.
Mọi việc cũng có tiến triển đôi chút. Từ trữ được một ngày thì lên hai ngày, ba ngày và dừng lại ở mốc bốn ngày. Trong thời gian này, mọi người liên tục hỏi Sáng làm kem ngon như vậy sao lại không bán. Anh thấy ý tưởng cũng hay, ít nhất thì người thân quen có một địa điểm ăn kem biết rõ nguồn gốc. Năm 2010 anh chính thức xin giấy phép thành lập công ty.
Anh chi 2 tỷ để đầu tư máy móc thiết bị. Sáng cũng mày mò bỏ thêm 2 tỷ mở cửa hàng để đó chứ chưa bán bởi chất lượng vẫn chưa như ý. Đến lúc này, anh lại tiếp tục thắc mắc vì đã mua thêm máy trộn, máy đánh nhuyễn, máy cấp đông… nhưng kem vẫn không trữ lâu được trong tủ lạnh. Anh một lần nữa liên lạc với chủ cửa hàng bán máy lúc trước.
“Anh có chắc là muốn làm không?”, chủ cửa hàng hỏi sau một hồi nói “không” với câu hỏi của Sáng như xưa. Sáng nói chắc. “Vậy tôi sẽ dạy cho anh. Trên thế giới chỉ có một số người làm như anh thôi”. Sự kiên định của vị lãnh đạo sinh năm 1975 đã được đền đáp.Anh tham gia lớp học làm kem ba ngày. Mọi thứ dường như vỡ òa khi Sáng bắt đầu hiểu ra không đơn giản chỉ là trộn đường, sữa và trái cây như vẫn thường làm. Để có loại kem với đầy đủ độ mềm, mịn, dẻo và giữ được tính chất trong tủ lạnh là kết quả của những phản ứng hóa học. Đó là sự kết hợp của các chất đường, béo, xơ, nước… Trái cây cần được phân tích gồm những chất gì, lượng đường bao nhiêu. “Đó là một bài toán phức tạp mới ra được như mình mong muốn mà không cần đến hóa chất. Với bột nền thì người ta đã tính sẵn cộng thêm hương liệu nên không ảnh hưởng nhiều”, người đàn ông với giọng nói nhỏ nhẹ, được các nhân viên yêu mến chia sẻ.
Khóa học như khai sáng cho vị doanh nhân mê kem. Từ kiến thức thầy truyền thụ, Sáng tự mày mò để cho ra công thức của riêng anh, với độ ngọt và hương vị mà anh mong muốn. Kết quả là kem trữ trong tủ lạnh một tuần, hai tuần hay một tháng vẫn y chất lượng ban đầu. Cuối cùng, sự kiên trì biết bao năm cũng hái được quả ngọt.
Anh bắt đầu với kem sầu riêng, khi nào đã đạt công thức chuẩn mới chuyển sang loại khác. Lần lượt các vị trà xanh, dâu, vanilla, dừa, socola… ra đời. Anh chọn sữa từ New Zealand và Australia. Đường bắp sử dụng của Italy và đường mía của Việt Nam.
![](https://s.vnecdn.net/vnexpress/j/v173/event/longform/kinhdoanh/lyhuysang/assets/images/sec2-img.png)
Ông chủ trẻ tiếp tục đầu tư nhà xưởng cho đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên tắc là chỉ sử dụng nguyên liệu tươi và không dùng hương liệu. Anh tự mình đi tìm nguồn cung cấp trái cây sạch từ các siêu thị hoặc vựa. Có lúc Sáng tìm đến nhà người dân bao tiêu luôn cả vườn và sẵn sàng trả gấp đôi giá thị trường để đảm bảo nguồn cung cũng như chất lượng.
Nguồn trái cây mua về được đưa vào phòng nghiên cứu để đảm bảo không có hóa chất. Trái cũng phải vừa chín tới, không giập hay héo. Anh yêu cầu nhân viên phải tuyển lựa và rửa từng quả, thậm chí phải là người đầu tiên ăn mẻ kem để đảm bảo chất lượng tốt nhất khi thành phẩm đến tay khách hàng. “Vì tôi không phải lúc nào cũng ở xưởng nên nhân viên mới là người biết rõ nhất chất lượng kem. Nếu làm không sạch thì chính họ là người ăn nó trước tiên. Làm vậy là muốn nhân viên có trách nhiệm với thành phẩm”. Triết lý của Sáng là không làm sản phẩm hai chuẩn. Cho mình ăn hay cho khách ăn đều quy về một mối.
Anh chính thức cho bán kem với thương hiệu Greenie Scoop ở Minh Sáng Plaza, Bình Dương. Thực đơn in rất nhiều loại nhưng không phải ngày nào cũng đầy đủ. Các loại kem ngoại trừ trà xanh, socola hay từ các nguyên liệu có nguồn cung chủ động thì đều theo mùa. Mùa nào thì sẽ có kem vị trái cây đó. Có thời điểm không tìm được nguồn mít như ý, Sáng còn dùng luôn mít tự trồng ở nhà, qua mùa thì không bán nữa.
Món kem hạnh phúc
Trong tất cả các vị kem, Sáng thích nhất là dừa, sầu riêng và tắc. Anh nói thưởng thức kem đúng điệu thì không cầu kỳ, đó chính là cảm giác vị kem thuần nhất. Chính vì thế anh không thêm thắt nguyên liệu nào khác mà chỉ để khách hàng thưởng thức trọn vị viên kem. “Nếu muốn dùng hai loại thì sau khi ăn một viên, hãy nhấp một ngụm nước để cảm nhận trọn vẹn viên kem tiếp theo”, người đàn ông có giọng nói nhẹ nhàng, thân thiện với nhân viên diễn giải.
Với Sáng, ăn kem đại diện cho khoảnh khắc hạnh phúc. Nếu lúc nhỏ là món quà xa xỉ yêu thương của bố, những phút giây vui đùa cùng đám bạn, thì lớn lên có bạn gái anh cũng rủ đi ăn kem.
“Vui cũng ăn kem, buồn cũng ăn kem. Ăn xong là thấy vui”Sáng nói về cảm xúc không chỉ của riêng anh. Đó là lý do ban đầu thúc đẩy anh mở cửa hàng mà không đặt mục tiêu kinh doanh hay lợi nhuận. Anh đơn giản muốn tạo một địa điểm ăn kem, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc.
Cuối năm 2016, lần đầu Sáng giới thiệu món kem này cho người Sài Gòn ở địa chỉ 52 Ngô Đức Kế, quận 1. Sau một năm chính thức ra mắt thị trường, doanh thu chỉ trên một tỷ trong khi số tiền đầu tư nhiều năm qua nghiệm thu đã trên 23 tỷ đồng. Trong đó, 14 tỷ dành riêng cho xưởng với thiết bị máy móc hiện đại từ châu Âu. Anh đặt xưởng ngay tại Minh Sáng Plaza để khách có thể nhìn thấy quy trình làm kem. “Mọi người có thể tự kiểm chứng quy trình. Đó là nơi tôi gửi gắm niềm tin cho khách hàng”.
Hiện Greenie Scoop đã mở thêm một cửa hàng đặt tại Vincom Thảo Điền (quận 2). Sáng đang đầu tư mua các xe di động với dự định sẽ đưa mô hình này tinh gọn nhất nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành xuống thấp nhất có thể. Nhờ đó, khách hàng nào cũng có cơ hội thưởng thức kem của anh với mức giá trong tầm tay. Hiện một viên kem dao động 20.000-70.000 đồng, tùy vị.
Sáng đặt mục tiêu 3 năm nữa sẽ không bù lỗ và mở thêm 10 điểm bán tại TP HCM trước khi mở rộng sang các thành phố khác. Dù con đường chông gai nhưng Sáng tự nhận mình là người thích thử thách nên rất “hạnh phúc khi thực hiện giấc mơ của mình”.
Không cần nói ra, đó chính là món kem hạnh phúc của Sáng.
…
6h sáng, vẫn như thường lệ, Sáng bắt đầu ngày mới với công việc ở Minh Long 1. Trưa trưa, tối tối hoặc cuối tuần, hễ có thời gian rảnh, anh lại chạy qua xưởng kem theo dõi công việc. Thỉnh thoảng, Sáng đặt vào phòng nghiên cứu một loại nguyên liệu mới như hoa hồng, lavender… để thử nghiệm những loại kem mới.
Sáng vẫn đang phân thân, nhưng đầy hạnh phúc.
Nội dung: Trương Sanh
Hình ảnh: Thành Nguyễn
Video: Công Khang, Đức Huy, Khánh Hoàng
Thiết kế & sáng tạo: Hồ Cường
Kỹ thuật: Quốc Toàn
Hình ảnh: Thành Nguyễn
Video: Công Khang, Đức Huy, Khánh Hoàng
Thiết kế & sáng tạo: Hồ Cường
Kỹ thuật: Quốc Toàn