Cuộc tìm kiếm
lớn nhất thế giới

Cuộc tìm kiếm máy bay MH370 của Malaysia Airlines là chưa từng có tiền lệ. Khu vực tìm kiếm khổng lồ nằm rất xa đất liền và chưa được khảo sát, địa hình phức tạp và độ sâu lớn của đáy biển tạo ra những khó khăn chưa từng gặp. Chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay mất tích kết thúc ngày 17/1 mà không tìm thấy dấu vết nào.

Cuộc tìm kiếm máy bay MH370 của Malaysia Airlines là chưa từng có tiền lệ. Khu vực tìm kiếm khổng lồ nằm rất xa đất liền và chưa được khảo sát, địa hình phức tạp và độ sâu lớn của đáy biển tạo ra những khó khăn chưa từng gặp. Chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay mất tích kết thúc ngày 17/1 mà không tìm thấy dấu vết nào.

Diện tích trên mặt biển dựa trên kế hoạch tìm kiếm hàng ngày. Diện tích tìm kiếm dưới nước và khảo sát độ sâu dựa trên cập nhật trên thực tế và được làm tròn. Ảnh: Reuters
Từ ngày 17/3 đến 28/4/2014

Giai đoạn 1 | Tìm kiếm trên mặt biển

Vào ngày 17/3/2014, Cơ quan an toàn hàng hải Australia (AMSA) nhận trách nhiệm điều phối hoạt động tìm kiếm MH370 trên mặt biển ở phía nam Ấn Độ Dương. Cuộc tìm kiếm ban đầu có sự tham gia của 22 máy bay quân sự và 19 tàu chiến từ 8 quốc gia, tiến hành trên diện tích 4,6 triệu km2. Máy bay dân sự cũng được AMSA thuê để tìm kiếm.

Các tàu được triển khai

Các máy bay được triển khai

Cuộc tìm kiếm chuyển xuống dưới mặt nước

Tàu cứu trợ thảm họa Ocean Shield của Australia và tàu thăm dò HMS Echo của Anh được triển khai với hy vọng phát hiện tín hiệu định vị (tiếng "ping") từ hộp đen máy bay.

Thiết bị định vị kéo sau tàu (TPL)
Model: TPL-25
AVU - Thiết bị lặn tự hành
Bluefin-21

Phát hiện tiếng "ping"

Một loại tiếng ping đã được các tàu Trung Quốc phát hiện. Sau đó tàu Ocean Shield được đưa tới khu vực với bộ định vị TPL-25 và thu được nhiều tín hiệu mới.

Thiết bị định vị này được nối với tàu mẹ bằng một sợi dây và kéo theo sau.

Quy trình này được lặp lại nhiều lần trên các tuyến dò tìm cho tới khi nhóm tìm kiếm có thể xác định vị trí tương đối của nguồn phát tiếng ping.

Tìm kiếm trong khu vực

Ngày 14/4, TPL nhường công việc tìm kiếm đáy biển cho thiết bị lặn tự hành Bluefin-21, tập trung vào khu vực xung quanh tiếng ping. Không tìm thấy dấu vết nào của xác máy bay.

Từ ngày 21/5 đến 17/12/2014

Giai đoạn 2 | Thăm dò độ sâu

Vào cuối tháng 4/2014, Australia tuyên bố chấm dứt chiến dịch tìm kiếm trên mặt biển và chuyển hướng xuống dưới mặt nước. Đáy biển phải được vẽ bản đồ cẩn thận trước khi nhóm tìm kiếm triển khai thiết bị xuống nước. Cuộc thăm dò độ sâu sẽ tạo ra một bản đồ chi tiết, bao gồm cả các rặng đá ngầm, độ sâu và độ cứng của đáy biển. Có rất ít thông tin về đáy biển vì bản đồ hiện nay được xây dựng dựa trên dữ liệu vệ tinh và thiếu độ chi tiết. Đợt thăm dò sẽ cung cấp thông tin về địa hình đáy biển, bảo đảm thiết bị tìm kiếm hoạt động hiệu quả và an toàn.

Hình ảnh chi tiết được thu thập từ đợt thăm dò độ sâu so với dữ liệu vệ tinh (màu xám). Ảnh: Reuters

Thu thập dữ liệu

Tàu Fugro Equator của Hà Lan và Zhu Khezhen của Trung Quốc hợp tác trong quá trình thăm dò độ sâu, sử dụng hệ thống định vị thủy âm đa chùm.

Bộ phát sóng

Sóng âm được phát ra theo hình rẻ quạt xuống đáy biển

Bộ thu sóng

Sóng âm phản xạ trở lại bộ thu. Thời gian sóng âm phản xạ sẽ cho biết độ sâu.

Vị trí

Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) giúp xác định chính xác vị trí tín hiệu sóng âm.

Từ ngày 6/10/2014 đến 17/1/2017

Giai đoạn 3 | Tìm kiếm dưới nước

Dữ liệu từ đợt thăm dò độ sau được dùng để lên kế hoạch cho cuộc tìm kiếm, mục tiêu là nhận dạng các mảnh vỡ. Có hai loại thiết bị lặn đã tham gia giai đoạn này.

Tàu lặn
EdgeTech DT-1
AUV
Hugin 4500

Các tàu lặn được trang bị bộ phát sóng âm đa chùm tương tự thiết bị trong đợt thăm dò độ sâu, cũng như hệ thống định vị thủy âm (sonar) quét ngang và sonar khẩu độ tổng hợp.

Sonar quét ngang

Sóng âm được phát theo hình rẻ quạt. Cường độ tín hiệu phản xạ sẽ tạo nên bức ảnh về đáy biển. Các vật thể nhô ra sẽ trở thành khu vực sáng trên ảnh, trong khi bóng của chúng sẽ tối màu hơn.

Sonar khẩu độ tổng hợp

Hàng loạt tín hiệu của cùng một vị trí được ghi nhận trong khi thiết bị sonar di chuyển theo đường thẳng. Phương pháp này cho hình ảnh có độ phân giải cao hơn và có thể thực hiện đo đạc ở khoảng cách lớn hơn.

Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo trong cuộc tìm kiếm MH370?

Các nhà điều tra đã đề xuất mở rộng cuộc tìm kiếm về phía bắc Ấn Độ Dương, sau khi lần đầu tiên thừa nhận rằng họ có thể đã tìm nhầm khu vực.

Cục an toàn giao thông Australia, đơn vị điều phối hoạt động tìm kiếm, công bố bản báo cáo hôm 20/12, cho biết các bằng chứng mới dựa trên mô hình dòng hải lưu, phân tích liên lạc vệ tinh với máy bay và mảnh vỡ thu được cho thấy MH370 có thể đã rơi ở phía bắc phạm vi tìm kiếm.

Anh Vũ
Nguồn: Reuters