Cuộc chiếngiá xe
Khách hàng có tâm lý chờ đợi 2018 khi giá xe rẻ theo mức thuế nhập khẩu từ ASEAN còn 0%. Doanh số suy giảm khiến các hãng phải giảm giá. 2017 trở thành năm giảm giá điên cuồng.
Khơi mào cho cuộc chiến là Trường Hải với mục đích giảm giá chiếm thị phần. Sau đó lần lượt các đối thủ khác trên thị trường tham chiến.
Nissan đánh dấu đầu tiên bằng việc giảm 100 triệu đồng cho X-Trail vào tháng 2/2017. Ngay cả Toyota, hãng nổi tiếng trước giờ không giảm giá cũng phải giảm cả trăm triệu.
Đại lý cho rằng bán xe không có lãi, phải kiếm lời từ việc cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa. Trong khi hãng cũng than điều tương tự “chúng tôi cắt hết lãi rồi”.
Tháng 9, Honda CR-V tạo cú sốc khi lần đầu đưa giá xuống dưới 800 triệu, bản CR-V 2.0 có khi còn 760 triệu. Những tháng sau đó dồn dập đà giảm giá xả hàng tồn. Đến nay, giá xe cơ bản ổn định, các hãng bắt đầu đặt giá mới cho 2018.
Vingrouplàm ôtô
Tháng 9, Vingroup làm chấn động ngành ôtô khi khởi công xây dựng nhà máy VinFast tại xã đảo Đồng Bài (Cát Hải, Hải Phòng). Nhà máy quy mô 3,5 tỷ USD, giai đoạn đầu 1,5 tỷ USD. VinFast cho biết sau 24 tháng sẽ xuất xưởng chiếc sedan 5 chỗ và SUV 7 chỗ. Nếu thành hiện thực, đây là dự án ôtô có tốc độ hoàn thành chưa từng có tại Việt Nam.
VinFast lập kế hoạch sản xuất ôtô có tỷ lệ nội địa hóa 60% trong tương lai, đến 2025 công suất nhà máy 500.000 xe/năm, trở thành nhà máy ôtô lớn nhất Đông Nam Á.
Vốn được huy động từ nhiều nguồn, trong đó Tập đoàn tài chính Thụy Sĩ Credit Suisse AG sẽ thu xếp cho VinFast vay 800 triệu USD. Thiết kế xe từ các hãng tại Italy, công nghệ động cơ, hộp số, thân xe… hợp tác với các công ty tại châu Âu, Mỹ.
VinFast tuyển mộ nhiều nhân sự cấp cao đình đám. Ông James B. DeLuca, cựu Phó chủ tịch điều hành sản xuất toàn cầu của General Motors, trở thành Tổng giám đốc cho hãng xe Việt. Ông Võ Quang Huệ, Cựu Tổng giám đốc của hãng linh kiện danh tiếng Robert Bosch Việt Nam, chuyển sang Vingroup làm Phó tổng giám đốc ngành ôtô, phụ trách VinFast.
VinFast cũng công bố 20 mẫu thiết kế, 10 mẫu sedan và 10 mẫu SUV cho người Việt bình chọn. Hai mẫu được nhiều bình chọn nhất là của hãng ItalDesign. Đây là nguồn để VinFast tham khảo đưa ra thiết kế xe thương mại trong tương lai.
Nghị định116/2017
Tháng 10, Chính phủ ban hành Nghị định 116/2017 về kinh doanh ôtô sản xuất và nhập khẩu, trong đó nhiều quy định gây khó cho xe nhập khẩu.
Nghị định yêu cầu xe nhập khẩu cần có Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại của tổ chức nước ngoài cấp. Các hãng cho biết hầu hết các nước xuất khẩu xe cho Việt Nam không cung cấp loại giấy tờ này. Đồng nghĩa với quy định này, hãng không thể nhập xe về nước.
Nghị định cũng yêu cầu có kiểm định theo lô, tức mỗi lô xe về phải lấy một xe ra kiểm định. Trước đây, với cùng một loạt xe, chỉ cần kiểm định ở lô đầu tiên, những lô sau được miễn. Quy định này làm tăng chi phí của hãng cũng như tăng thời gian xe nằm chờ để giao tới khách hàng.
Đến nay, Chính phủ vẫn chưa có gì điều chỉnh hoặc quy định chi tiết về Nghị định 116. Hãng nhập khẩu sẽ phải tuân thủ từ 1/2018.
Với hãng sản xuất, có 18 tháng kể từ tháng 10/2017 để xây dựng hoặc thuê đường thử tiêu chuẩn có chiều dài 800m.
Nghị định125/2017
Sau Nghị định 116, đến tháng 11 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 125/2017, bổ sung Nghị định 122/2016 về quy định biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi. Theo đó phần lớn linh kiện ôtô nhập khẩu sẽ được hưởng ưu đãi thuế suất nhập khẩu 0%, với điều kiện hãng phải đảm bảo đủ sản lượng tổng và theo từng dòng xe như quy định.
Thuế linh kiện về 0% đồng nghĩa với việc giá xe có thể giảm khoảng 5%. Các hãng xe lắp ráp bắt đầu căn cứ đây để đưa ra mức giá mới cho 2018, theo đó về lý thuyết các xe giảm khoảng vài chục triệu so với giá 2017. Thực tế, giá không giảm nhiều, thậm chí tăng so với cuối 2017 vì các hãng lý giải “năm 2017 đã giảm quá nhiều, kinh doanh không có lãi” nên năm 2018 tăng nhẹ.
Mức thuế mới sẽ là cơ sở để xe lắp ráp đặt giá tốt hơn so với xe nhập khẩu. Sản xuất càng nhiều, cơ hội giảm giá càng tăng.
Sự trỗi dậy củahai hãng xe Việt
Đề xuấtkhông đánh thuế TTĐB
Giữa tháng 6, Bộ Công thương đề xuất các giải pháp để phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, trong đó đáng chú ý là “Không đánh thuế Tiêu thụ đặc biệt với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước”.
"Phần giá trị tạo ra trong nước" bao gồm linh kiện cộng với chi phí nhân công, khấu hao nhà xưởng, máy móc..., rộng hơn khái niệm nội địa hóa. Hãng xe càng có nhiều linh kiện từ trong nước, đầu tư nhà xưởng máy móc hiện đại thì phần giá trị nội địa càng cao, từ đó mức thuế được miễn nhiều hơn, giá xe giảm sâu hơn.
Các hãng lắp ráp ủng hộ quyết định này và kỳ vọng ngành sản xuất ôtô Việt Nam sẽ bước sang giai đoạn mới. Miễn thuế sẽ giúp giá giảm mạnh từ đó đẩy doanh số lên cao.
Các hãng có xe nhập khẩu hoặc thuần nhập khẩu lại tỏ ra lo lắng. Có hãng từng định chuyển xe từ lắp ráp sang nhập khẩu, nay cần xác định lại chiến lược, bởi một khi chuyển sang nhập khẩu, là sẵn sàng đối mặt với nhiều chướng ngại vật, giá xe khó giảm.