Trụ sở Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình cũ nằm trên thửa đất rộng gần 30.000 m2 ở đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Phúc Thành, bỏ hoang bốn năm nay khi cơ sở y tế này chuyển sang địa điểm mới tại phường Nam Thành, TP Ninh Bình.
Theo Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình, năm 2020, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt phương án điều chuyển Bệnh viện Sản nhi cũ cho Bệnh viện Mắt và Bệnh viện Y học cổ truyền. Tuy nhiên, năm 2021 do dịch Covid-19 nên nơi đây được trưng dụng làm khu cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 trong thời gian ngắn. Hiện Sở Y tế Ninh Bình chỉ đạo Bệnh viện Sản nhi thực hiện quy trình điều chuyển cơ sở nhà đất dôi dư này cho hai bệnh viện nêu trên đúng quy định.
Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 2.773 cơ sở nhà, đất dôi dư cần xử lý, sắp xếp lại theo quy định của Chính phủ. Cụ thể, cơ sở nhà đất khối tỉnh là 171, khối huyện là 2.568, khối doanh nghiệp nhà nước và quỹ đầu tư phát triển Ninh Bình là 39.
Trụ sở Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình cũ nằm trên thửa đất rộng gần 30.000 m2 ở đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Phúc Thành, bỏ hoang bốn năm nay khi cơ sở y tế này chuyển sang địa điểm mới tại phường Nam Thành, TP Ninh Bình.
Theo Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình, năm 2020, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt phương án điều chuyển Bệnh viện Sản nhi cũ cho Bệnh viện Mắt và Bệnh viện Y học cổ truyền. Tuy nhiên, năm 2021 do dịch Covid-19 nên nơi đây được trưng dụng làm khu cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 trong thời gian ngắn. Hiện Sở Y tế Ninh Bình chỉ đạo Bệnh viện Sản nhi thực hiện quy trình điều chuyển cơ sở nhà đất dôi dư này cho hai bệnh viện nêu trên đúng quy định.
Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 2.773 cơ sở nhà, đất dôi dư cần xử lý, sắp xếp lại theo quy định của Chính phủ. Cụ thể, cơ sở nhà đất khối tỉnh là 171, khối huyện là 2.568, khối doanh nghiệp nhà nước và quỹ đầu tư phát triển Ninh Bình là 39.
Năm khối nhà cao 2-4 tầng với tổng diện tích khoảng 13.000 m2 ở Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình không được sử dụng trong thời gian dài nên xuống cấp, cỏ dại mọc um tùm quanh khuôn viên và dọc hành lang các khu vực khám, điều trị.
Hệ thống cửa, tường ngăn hay các cột ở nhiều khu nhà bị thấm dột, bong tróc.
Năm khối nhà cao 2-4 tầng với tổng diện tích khoảng 13.000 m2 ở Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình không được sử dụng trong thời gian dài nên xuống cấp, cỏ dại mọc um tùm quanh khuôn viên và dọc hành lang các khu vực khám, điều trị.
Hệ thống cửa, tường ngăn hay các cột ở nhiều khu nhà bị thấm dột, bong tróc.
Không hoạt động nhiều năm, song Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình vẫn phải thuê tổ bảo vệ trông coi tài sản. Khuôn viên bệnh viện thành khu nuôi thả dê và gia cầm của người dân gây cảnh nhếch nhác, hôi thối.
HĐND tỉnh Ninh Bình đã ban hành nghị quyết đầu tư khoảng 120 tỷ đồng ngân sách nhằm cải tạo một phần Bệnh viện Sản nhi thành trụ sở Bệnh viện Y học cổ truyền, thực hiện trong năm 2024-2026.
Không hoạt động nhiều năm, song Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình vẫn phải thuê tổ bảo vệ trông coi tài sản. Khuôn viên bệnh viện thành khu nuôi thả dê và gia cầm của người dân gây cảnh nhếch nhác, hôi thối.
HĐND tỉnh Ninh Bình đã ban hành nghị quyết đầu tư khoảng 120 tỷ đồng ngân sách nhằm cải tạo một phần Bệnh viện Sản nhi thành trụ sở Bệnh viện Y học cổ truyền, thực hiện trong năm 2024-2026.
Hai bên hông Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình còn hàng loạt công sở của ngành y tế như: Trung tâm Giám định Y khoa, Trung tâm Da liễu cũng trong tình trạng bỏ hoang nhiều năm nay.
Hai bên hông Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình còn hàng loạt công sở của ngành y tế như: Trung tâm Giám định Y khoa, Trung tâm Da liễu cũng trong tình trạng bỏ hoang nhiều năm nay.
Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình cũ nằm ở số 123 Trương Hán Siêu, phường Phúc Thành, TP Ninh Bình đang bỏ hoang. Trên thửa đất rộng gần 2.300 m2 có ba tòa nhà cao tầng (tổng diện tích nhà khoảng 3.100 m2) được xây dựng kiên cố.
Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình cũ nằm ở số 123 Trương Hán Siêu, phường Phúc Thành, TP Ninh Bình đang bỏ hoang. Trên thửa đất rộng gần 2.300 m2 có ba tòa nhà cao tầng (tổng diện tích nhà khoảng 3.100 m2) được xây dựng kiên cố.
Các tòa nhà đều đã xuống cấp, rêu mốc loang lổ.
Trụ sở Tòa án tỉnh Ninh Bình cũ thuộc quản lý của Tòa án nhân dân Tối cao. Hiện UBND tỉnh Ninh Bình đã có ý kiến thống nhất phương án chuyển tài sản này về cho địa phương quản lý. Dự kiến sau khi tiếp nhận, Sở Tài chính Ninh Bình sẽ chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng phương án sử dụng công trình, song lộ trình chưa được công bố.
Các tòa nhà đều đã xuống cấp, rêu mốc loang lổ.
Trụ sở Tòa án tỉnh Ninh Bình cũ thuộc quản lý của Tòa án nhân dân Tối cao. Hiện UBND tỉnh Ninh Bình đã có ý kiến thống nhất phương án chuyển tài sản này về cho địa phương quản lý. Dự kiến sau khi tiếp nhận, Sở Tài chính Ninh Bình sẽ chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng phương án sử dụng công trình, song lộ trình chưa được công bố.
Một phần sân trong khuôn viên trụ sở Tòa án tỉnh Ninh Bình cũ được người dân tận dụng làm bãi trông giữ ôtô tự phát.
Một phần sân trong khuôn viên trụ sở Tòa án tỉnh Ninh Bình cũ được người dân tận dụng làm bãi trông giữ ôtô tự phát.
Khu đất hai mặt tiền rộng hơn 1.500 m2 và tòa nhà hình chữ L, cao ba tầng (diện tích nhà hơn 1.100 m2) của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình cũ tọa lạc tại số 102, đường 30/6, phường Nam Thành cũng để không suốt thời gian dài.
Khu đất hai mặt tiền rộng hơn 1.500 m2 và tòa nhà hình chữ L, cao ba tầng (diện tích nhà hơn 1.100 m2) của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình cũ tọa lạc tại số 102, đường 30/6, phường Nam Thành cũng để không suốt thời gian dài.
Hàng chục phòng làm việc tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình cũ không có người sử dụng nên đang có dấu hiệu hư hỏng. UBND tỉnh Ninh Bình đã quyết định bán đấu giá sung công tài sản này. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường được yêu cầu hoàn thiện thủ tục hồ sơ để sớm tổ chức đấu giá, thanh lý tài sản.
Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình phối hợp với các sở ngành, địa phương đã kiểm tra hiện trạng số tài sản nhà đất dôi dư, lên phương án trình cấp có thẩm quyền xử lý theo các hướng giữ lại tiếp tục sử dụng, thu hồi, bán đấu giá tài sản, chuyển quyền sử dụng...
Hàng chục phòng làm việc tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình cũ không có người sử dụng nên đang có dấu hiệu hư hỏng. UBND tỉnh Ninh Bình đã quyết định bán đấu giá sung công tài sản này. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường được yêu cầu hoàn thiện thủ tục hồ sơ để sớm tổ chức đấu giá, thanh lý tài sản.
Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình phối hợp với các sở ngành, địa phương đã kiểm tra hiện trạng số tài sản nhà đất dôi dư, lên phương án trình cấp có thẩm quyền xử lý theo các hướng giữ lại tiếp tục sử dụng, thu hồi, bán đấu giá tài sản, chuyển quyền sử dụng...
Lê Hoàng