![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/tit-1.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/tit-2.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/tit-3.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/tit-m.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/lead.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/lead-m.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/sub1-1.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/sub1-2.png)
Trong từng giai đoạn lịch sử, hạ tầng hàng không đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như đảm bảo quốc phòng an ninh. Dù là thời chiến hay thời bình, vai trò này vẫn được thể hiện rõ nét.
Khởi nguồn của ngành hàng không Việt Nam là một sân bay dã chiến nhỏ, có chiều dài 400m, rộng 20m, đặt tại Lũng Cò - nay là thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Tháng 6/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng sân bay tại đây để đưa đón quân đồng minh, vận chuyển vũ khí, thuốc men
từ Côn Minh, Trung Quốc sang căn cứ
cách mạng. Dải đất rộng trong thung lũng, nằm gần căn cứ Tân Trào được chọn để
xây sân bay. Xung quanh nơi này là các ngọn núi và những quả đồi thấp bao bọc, giúp các chuyến bay lên - xuống thuận tiện. Do nằm sát bìa rừng rậm nên khi máy bay hạ cánh cũng được ngụy trang bằng tán cây.
Tuy được cấp tập thi công và đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn, sân bay Lũng Cò đã giúp Việt Nam tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Công trình cũng nắm giữ sứ mệnh mở đầu cho thời kỳ hình thành và phát triển ngành hàng không.
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic2.jpg)
Ngày 15/1/1956, Chính phủ thành lập Cục Hàng không dân dụng, đặt cơ sở cho việc ra đời một cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực hàng không. Theo thời gian, các sân bay lần lượt được hình thành, phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn và góp phần vào công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng, phát triển đất nước.
Đến nay, cả nước hiện có 22 cảng hàng không, trong đó có 12 cảng quốc tế, mang nhiệm vụ “mở cửa bầu trời” đưa Việt Nam ra thế giới.
Trong những sân bay lớn và lâu đời tại Việt Nam có sân bay Tân Sơn Nhất, đặt tại quận Tân Bình, TP HCM. Trước năm 1975, Tân Sơn Nhất có số lượng chuyến bay mỗi ngày cao nhất Đông Nam Á. Quỹ đất để phát triển lâu dài sân bay lúc đó khoảng 3.600 ha, gấp ba lần quỹ đất sân bay Changi (Singapore). Hiện sân bay cũng nắm giữ vị thế là đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực.
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic3-1.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic3-2.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic3-3.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic4.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/sub2-1.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/sub2-2.png)
Năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 112 quy định chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Tổng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng. Cơ quan này cũng ban hành Quyết định 225 về việc thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam với chức năng vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ. Nghị định 112 nêu rõ: "Hàng không dân dụng Việt Nam là ngành kinh tế, kỹ thuật của nhà nước".
Hai văn bản đánh dấu bước ngoặt cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng là cơ quan dân sự, các đơn vị hoạt động kinh tế là tổ chức kinh tế quốc doanh. Từ đây, hàng không dân dụng Việt Nam, giống như các quốc gia trên toàn cầu, thực sự trở thành một ngành kinh tế, chịu sự điều tiết của các quy luật thị trường.
Theo McKinsey, trước khi đại dịch bùng phát, các sân bay đã tạo ra giá trị kinh tế lớn ở hầu hết khu vực, ngoại trừ Bắc Mỹ. Trên toàn cầu, trung bình các sân bay hưởng lợi nhuận hàng năm là 5 tỷ USD, từ năm 2012 đến năm 2019.
Báo cáo "Hàng không: Lợi ích vượt ngoài biên giới" do ATAG và Oxford Economics cùng thực hiện năm 2020 đã phân tích đóng góp của ngành hàng không với nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động và góp phần vào phát triển bền vững.
Theo đó, khu vực có lưu lượng khách cao nhất thế giới, vận chuyển tới 1,7 tỷ lượt khách là châu Á - Thái Bình Dương. Ngành hàng không hỗ trợ 46,7 triệu việc làm và tạo ra 944 tỷ USD. Lưu lượng hàng không ở khu vực này dự kiến tiếp tục tăng trưởng khoảng 4,2% một năm trong hai thập kỷ tới, đạt tốc độ tăng trưởng lớn nhất toàn cầu.
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic5-1.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic5-2.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic5-3.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic5-4.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic5-5.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic5-6.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic5-m.png)
Tại Việt Nam, hệ thống sân bay huyết mạch đã đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế.
Năm 2014, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có công suất hoạt động gần 111%,
đạt doanh thu gần 3.600 tỷ đồng. Sản lượng hành khách phục vụ đã vượt 22 triệu
lượt người năm 2014. Tương tự, Sân bay Nội Bài vận chuyển trên 14 triệu lượt khách,
đem lại doanh thu gần 2.500 tỷ đồng. Hai sân bay chủ lực đóng góp lớn vào doanh thu
và lợi nhuận của đơn vị chủ quản - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).
Một chuyên gia nhận xét, các cảng hàng không nhỏ trong thời gian hoàn thiện cơ sở
hạ tầng, mở rộng đầu tư nên cần thời gian để hòa vốn. Một khi bù đắp được các chi phí đầu tư, các sân bay sẽ có sản lượng khai thác lớn hơn, giúp tăng doanh thu và có
lợi nhuận.
Còn theo số liệu công bố mới đây, số cảng hàng không có lãi do ACV quản lý đã nâng lên 8/21 cảng, tăng thêm 6 cảng so với thời điểm năm 2014.
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic6.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic6-m.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic7.jpg)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/sub3-1.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/sub3-2.png)
Trong số 22 sân bay trên cả nước, chỉ có một sân bay do đơn vị tư nhân xây dựng và vận hành, đặt tại Vân Đồn, Quảng Ninh. Đây là dự án sân bay duy nhất của Việt Nam do doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý và lỗ lãi trong quá trình vận hành, qua đó giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn được khánh thành vào tháng 12/2018. Công trình được xây dựng theo mô hình doanh nghiệp tư nhân đầu tư, khai thác rồi chuyển giao cho nhà nước (BOT), với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 7.000 tỷ đồng bởi Tập đoàn Sun Group. Dự án được sử dụng cho mục đích dân sự và cả quân sự, hoàn thành sau chỉ hơn hai năm thi công.
Với vị trí giao thương chiến lược tại khu vực phía Bắc, Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn đạt cấp 4E (theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO). Sân bay có cơ sở vật chất hiện đại; đường băng dài 3,6km, rộng 45m đủ điều kiện cất hạ cánh các máy bay tiên tiến nhất thế giới như Boeing 787, khu vực sân đỗ có 7 vị trí đỗ, trong đó 3 vị trí bãi đỗ xa và 4 vị trí bãi đỗ gần.
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic8.jpg)
Nhà ga có công suất 2,5 triệu khách một năm; khu xử lý hàng hóa công suất 10.000 tấn một năm. Dự án góp phần tạo động lực tăng trưởng cho Vân Đồn nói riêng, Quảng Ninh nói chung, thúc đẩy, thu hút các nhà đầu tư đến với vùng di sản.
Sau khi đi vào khai thác cuối năm 2018, cùng các công trình hạ tầng trọng điểm, sân bay Vân Đồn góp phần "kéo" lượng lớn du khách trong nước và quốc tế đổ về, giúp ngành du lịch địa phương này tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2019, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 14 triệu lượt, tăng 14% so với năm 2018, tổng thu từ khách du lịch đạt gần 29.487 tỷ đồng. Hàng loạt dự án khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp nối tiếp ra đời.
Từ năm 2020, Quảng Ninh trở thành "hiện tượng" về phát triển kinh tế, với tăng trưởng ước đạt 10,5%, thuộc nhóm dẫn đầu cả nước, trong giai đoạn kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu tác động mạnh mẽ của đại dịch. 6 tháng đầu năm nay, địa phương này tiếp đà tăng trưởng với GRDP ước đạt 10,66%, tăng 2,64 điểm % so với cùng kỳ - đứng thứ 4 trong vùng đồng bằng Sông Hồng.
Sân bay tư nhân đầu tiên của Việt Nam đã tạo dấu ấn mạnh mẽ với ngành du lịch trong khu vực và thế giới, được giới chuyên môn công nhận với những giải thưởng danh giá. Năm 2019, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn nhận hai giải thưởng "Sân bay mới hàng đầu châu Á" và "Sân bay mới hàng đầu thế giới" tại World Travel Awards 2019. Năm 2020, dự án để giành chiến thắng hạng mục "Sân bay khu vực hàng đầu châu Á" tại WTA 2020.
Hệ thống phòng chờ thương gia - VIP, CIP Lounge tại sân bay này cũng được WTA bình chọn là "Sân bay có hệ thống phòng chờ thương gia hàng đầu châu Á 2020".
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic9-1.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic9-2.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic9-3.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic10.jpg)
Trong hai năm Covid-19 bùng phát trên thế giới và Việt Nam, Sân bay Vân Đồn đã tham gia vào nhiệm vụ giải cứu người Việt từ các vùng dịch ở trên thế giới, vận chuyển, đón nhận hàng nghìn công dân Việt Nam về nước tránh dịch.
Có thể nói, cảng hàng không này mở đầu cho xu hướng kêu gọi thu hút đầu tư từ địa phương với những dự án quy mô lớn, thay vì trông chờ vào vốn ngân sách. Đây cũng là xu hướng phát triển chung của ngành hàng không trên toàn cầu.
Theo số liệu của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) năm 2016, số sân bay có sự tham gia của khu vực tư nhân chỉ chiếm 14%, song phục vụ 41% lưu lượng vận chuyển hành khách trên toàn cầu.
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic11-1.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic11-2.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic11-3.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic12.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/sub4-1.png)
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/sub4-2.png)
Phát biểu trong hội thảo “Phục hồi và phát triển ngành hàng không Việt Nam trong bối cảnh mới” hồi tháng 5, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn nhấn mạnh, vận tải hàng không là huyết mạch của mỗi quốc gia. Không chỉ trong phát triển kinh tế, hàng không còn giữ vai trò quan trọng với các vấn đề an ninh, quốc phòng và chủ quyền đất nước. Ngành hàng không phát triển kéo theo hàng loạt ngành khác phát triển. Tính toán của các chuyên gia quốc tế cho thấy, hàng không tăng trưởng 2,5% sẽ góp phần kích thích tăng trưởng GDP quốc gia 1%.
Do đó, việc phát triển sân bay là ưu tiên lâu dài cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng, mỗi địa phương. Đặc biệt, tại những khu vực có địa hình phức tạp, cách trở về mặt địa lý như miền núi cao, hải đảo ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ…, sân bay giúp tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển, tạo động lực cho các hoạt động giao thương, kinh doanh với các tỉnh thành, vùng miền, giữa trong nước với thế giới.
Hạ tầng sân bay hoàn thiện cũng mang lại nhiều lợi ích xã hội như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, trợ giúp hoạt động cứu trợ cứu nạn, thiên tai khi cần thiết…
Mới đây, 15 địa phương trên cả nước đã đề xuất xây dựng thêm sân bay. Theo đại diện Tập đoàn Sun Group - đơn vị đã đầu tư sân bay Vân Đồn, thì việc các địa phương kêu gọi được nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân để xây dựng sân bay sẽ góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, mở ra cơ hội phát huy tiềm lực, thế mạnh kinh tế xã hội nhờ giao thông thuận lợi. Bởi nếu so với các nước trong khu vực châu Á, mạng lưới sân bay của Việt Nam còn tương đối mỏng. Mật độ sân bay trên tổng diện tích chỉ ở mức trung bình.
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic13.png)
Cụ thể, Việt Nam có 22 sân bay đang khai thác trên diện tích cả nước hơn 331.000 km2, đạt mật độ khoảng 15.000 km2 mỗi cảng hàng không. Con số này còn khiêm tốn so với những quốc gia trong khu vực châu Á, đơn cử Philippines diện tích 300.000 km2
có 70 sân bay (mật độ 4.300 km2), Nhật Bản có 93 cảng hàng không trên diện tích
377.973 km2 (mật độ hơn 4.000km2), Hàn Quốc có 28 cảng hàng không 100.363 km2
(mật độ 3.585km2)…
Cuối năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ dự thảo quy hoạch mạng lưới
cảng hàng không toàn quốc, giai đoạn 2021-2030 có 28 cảng bao gồm: 14 cảng quốc tế,
14 cảng quốc nội. Về tầm nhìn đến năm 2050, cơ quan này cũng kiến nghị hình thành
31 cảng hàng không, bao gồm: 14 cảng quốc tế, trong đó xây mới sân bay Hải Phòng
thay thế Cát Bi; 17 cảng quốc nội gồm xây mới sân bay Cao Bằng và sân bay thứ hai phía Đông Nam Hà Nội.
Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông vận tải làm việc với 15 địa phương để cập nhật, hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Hội đồng thẩm định xem xét và trình Chính phủ phê duyệt trong tháng 10.
Thông báo kết luận cuộc họp số 298 phát đi ngày 24/9, Chính phủ cần đổi mới phương pháp tiếp cận nhằm đẩy nhanh quy trình huy động vốn đầu tư cảng hàng không hiện hữu theo phương thức PPP.
Trong đó, các cảng hàng không đã được phê duyệt chủ trương đầu tư như Sa Pa (Lào Cai), Quảng Trị cần xúc tiến các thủ tục để khởi công trong năm 2022 hoặc đầu năm 2023.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành cũng yêu cầu tỉnh Bình Thuận rà soát lại năng lực
chủ đầu tư, khởi công dự án sân bay Phan Thiết vào đầu năm 2023…
![](https://is.vnecdn.net/v764/67/93/51/4519367/assets/images/pic14.jpg)