-
9h00
-
09h05
Xin chuyên gia có thể cho biết, việc cách ly F0, F1 tại nhà trong thời điểm này có tác dụng như thế nào và nếu cách ly tại nhà thì cần đảm bảo những điều kiện gì để tránh nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng? (Thu Hoài, 37 tuổi, TP HCM).
- Hôm nay, chúng ta dành buổi sáng thứ Bảy để trao đổi những vấn đề đang được quan tâm. Cảm ơn VnExpress đã tạo cơ hội trao đổi cởi mở.
Bộ Y tế đã có hướng dẫn số 5599, chính thức thực hiện, với TP HCM thấy rõ ràng lợi ích của nó. Đó là hình thức ta cách ly các trường hợp đủ điều kiện. Khi số lượng cần cách ly lớn, nếu cách ly F0 thì sẽ gây ra quá tải, lây nhiễm ở khu cách ly tập trung khó tránh khỏi vì đông, tăng lên hàng nghìn F1 mỗi ngày. Vì vậy phải sử dụng nguồn lực cách ly F1 tại nhà.
Hơn 80% F0 nhiễm nCoV không triệu chứng, hoặc triệu chứng rất nhẹ, không cần vào bệnh viện, không cần chăm sóc y tế thực sự, thì có thể cách ly ngoài bệnh viện. Khi số lượng cách ly đến mấy chục ngàn thì bệnh viện không thể cung cấp số giường đủ được. Trong khi số lượng ít trở nặng, cần chăm sóc y tế thực sự thì không có đủ giường. Cách ly tại nhà F1, F0 thực sự giảm tải cho y tế. Và còn lợi ích nữa cho người dân, vì khi có đủ điều kiện ở nhà, cuộc sống đỡ đảo lộn hơn, thì có điều kiện tốt hơn chăm sóc sức khỏe của mình, tránh được lây nhiễm chéo trong cách ly tập trung, đỡ cho ngân sách Nhà nước.
Hướng dẫn Bộ Y tế cho biết thực hiện hiện thí điểm để hoàn thiện quy trình, giải quyết các vướng mắc. Ở đây vấn đề cách ly với F1, mục tiêu cơ bản là cắt đứt đường lây truyền nếu có. Thứ hai là theo dõi sức khỏe và xét nghiệm xem là mình có bị nhiễm không.
Đối với F0, cũng có 2 mục tiêu rõ ràng. Một là theo dõi sức khỏe nhận biết lúc nào có biến chứng, vì chỉ có 20% người bệnh có biến chứng, 80% bình an. Thứ hai là không lây nhiễm cho người thân và cộng đồng, đó là hai đích đạt được trong quá trình cách ly.
Cụ thể như thế nào thì bạn có thể xem tại fanpage của bệnh viện, mong muốn truyền tải dễ hiểu nhất cho cộng đồng. F1 tại nhà cần 4 điều kiện, F0 tại nhà cần 7 điều kiện.
Cách ly F1 tại nhà phải hiểu Covid-19 là gì, lây ra sao, đảm bảo không lây nhiễm và mọi người phải cam kết. Gia đình phải đủ cơ sở vật chất để làm, ví dụ có phòng khép kín vệ sinh, tách biệt với cả gia đình... Tốt hơn là có phòng đệm trao đổi thức ăn. Phải có người phục vụ chúng ta vì chúng ta sẽ không ra khỏi phòng, người thân hiểu biết về cách ly và cam kết như thế nào. Thứ tư là giám sát, tuy là cách ly tại nhà, song vẫn có cả hệ thống y tế theo dõi và nhiều người hỗ trợ. Điều kiện này cực kỳ quan trọng, nhấn mạnh phải là tổ covid cộng đồng, cán bộ y tế được giao nhiệm vụ.
Với F0 thì phải thêm điều kiện khác nữa, phải biết theo dõi sức khỏe của mình, ví dụ đo nhiệt độ, huyết áp, dụng cụ đo bão hòa oxy ở đầu ngón tay, phải biết thế nào là khó thở, tức ngực, theo dõi định kỳ hàng ngày... Thông tin đó phải trao đổi với người giám sát, thực hành đúng, khi ta cần hỗ trợ. Thông thường là sau 1 tuần nếu có biến chứng sẽ xảy ra rồi, cần gọi ai nếu cần chăm sóc. Thứ sáu là liên quan đến xét nghiệm, nếu ở nhà làm thế nào? Tôi khuyến cáo dùng test nhanh tại nhà, nhưng chưa được Bộ Y tế đồng ý. Nếu cách ly tại nhà, thì mục tiêu quan trọng nhất là đảm bảo cách ly với người thân. Thứ bảy là nếu có biến chứng cần vào bệnh viện chăm sóc thì cần điều kiện như thế nào, bảo hộ ra sao, phương tiện...
Đó là các điều kiện cho F1 và F0 cách ly tại nhà.
-
09h10
Mẹ em test nhanh dương tính, hiện bà mệt, nhức mỏi, mất khứu giác, đổ mồ hôi lạnh. Đây có phải triệu chứng thông thường của Covid-19 không, thưa bác sĩ? ((Phương Hoa, Bình Dương, 25 tuổi)
- Đây đúng là triệu chứng thông thường của Covid-19. Hay gặp nhất là sốt. Bệnh nhân này không sốt mà mất khứu giác và vị giác vì virus tấn công vào cơ quan niêm mạc mũi và họng. Các triệu chứng cần theo dõi thêm liên quan đến khó thở. Đây là triệu chứng liên quan đến hô hấp dưới. Lúc này cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
-
09h17
Bố tôi có kết quả test nhanh dương tính nCoV được 3 hôm, đang cách ly tại nhà. Hiện ông thấy mệt, ho, mất vị giác, khứu giác, khó thở, tức ngực. Đó có phải biểu hiện bệnh đã chuyển nặng không? Tôi có gọi xe cấp cứu thì họ nói cần chờ, vậy nếu bố tôi khó thở, đau ngực tiến triển nặng thì tôi cần làm gì?
- Tôi hy vọng bố bạn đã vào viện rồi. Chắc chắn khi gọi cấp cứu, chưa thể có xe ngay lập tức. Chúng ta cần theo dõi, đừng để khó thở quá mới gọi xe cấp cứu. Có một số việc có thể làm trong khi chờ đợi. Có thể đặt bệnh nhân nằm nghiêng, thậm chí nằm sấp trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu. Mong tất cả bệnh nhân đều có xe cấp cứu kịp thời.
-
09h20
Mẹ tôi 68 tuổi, có bệnh nền, hiện được xác định dương tính nCoV và yêu cầu tạm thời cách ly tại nhà. Bà ho khan, mệt, không sốt. Tôi nên chăm sóc bà như thế nào và cần lưu ý gì đặc biệt không? (Lê Quốc Nam, 27 tuổi, quận 12, TP HCM)
- Đối với bà 68 tuổi, có bệnh nền, tôi không biết bệnh nền bệnh gì, nhưng đây là yếu tố nguy cơ có biến chứng nặng, ta cần chăm sóc hết sức chu đáo. Ngoài 7 điều kiện, theo dõi sức khỏe rất quan trọng, trao đổi với bà là bà sẽ chăm sóc sức khỏe như thế nào, đo nhịp thở, đo bão hòa oxy trên 94% là bình thường, dưới 95% là nặng. Hỏi bà có đi được không, giờ buổi sáng... theo dõi các dấu hiệu ý thức, nếu nặng thì phải thay đổi.
Nếu bà chưa yên tâm và đang lo lắng nhiều, thì ta phải động viên rằng "chúng con đang theo dõi, hỗ trợ" cho bà, bà cứ yên tâm, dinh dưỡng phải đủ và uống nước đủ, bổ sung điện giải, vitamin C, hoa quả, nghỉ ngơi, tâm lý ổn định, tập luyện các động tác thông thường...
-
9h21
-
09h21
Bác sĩ có thể cung cấp vài dấu hiệu trở nặng khi cách ly tại nhà, khi nào thì F0 cần nhập viện? Xin bác sĩ tư vấn cách dấu hiệu bệnh chuyển nặng bằng cách đo nhiệt độ, đếm mạch, đếm nhịp thở như thế nào? Tôi không có máy đo nồng độ oxy trong máu. (Trần Vy, 38 tuổi, Tân Phú, TP HCM)
- Đây là câu hỏi chung cho tất cả mọi người. Đầu tiên chúng ta cần xem xét dấu hiệu ở phổi. Nếu khó thở, tức ngực, đây là dấu hiệu trở nặng. Lấy mốc 24 lần một phút, khi đo nhịp thở đặt tay ở ngực hoặc bụng. Đếm trong một phút. Trên 20 lần một phút là phải theo dõi sát, trên 24 lần một phút là có vấn đề phải đi bệnh viện. Nếu sốt 38 độ 5 trở lên cần dùng thuốc hạ sốt.
Bão hòa oxy là yếu tố quan trọng. Máy bão hòa oxy có thể mua dễ dàng trên thị trường, mua online. Biểu hiện khác như khó thở nhưng chưa rõ ràng. Trước đây ví dụ bạn đi lại bình thường trong phòng cách ly, nhưng nếu đi nhanh lại khó thở là dấu hiệu trở nặng. Nặng hơn nữa là gọi điện thoại không thể nói đủ câu. Khi soi gương thấy da xanh, môi nhợt cũng là dấu hiệu. Chúng ta không thể đi ra khỏi giường, đầu ngón tay ngón chân nhạt, có xuất huyết dưới da. Đây là mức độ từ nhẹ đến nặng. Nhưng dấu hiệu khó thở là quan trọng nhất. Covid-19, tổn thương phổi, lấp đầy phế nang rất nhanh. Như vậy cần theo dõi rất kỹ nhịp thở của mình. Chúng ta hít mạnh và quan sát xem có vấn đề gì hay không, nhất là khi gắng sức.
-
09h24
Thưa bác sĩ, khi F0, F1 cách ly tại nhà cần chuẩn bị và dự trữ những loại thuốc nào. Nên tích trữ máy thở hay đo oxy tại nhà không ạ? (Hoàng Thảo Trang, 37 tuổi, TP HCM)
- Điều này thì tôi trả lời là không. F0 cách ly tại nhà là những trường hợp đủ tiêu chuẩn, không triệu chứng. Các trường hợp nặng sẽ được đến bệnh viện. Các trường hợp cần oxy và máy thở cần được đưa đến bệnh viện rồi. Chúng ta tuyệt đối không tích trữ oxy máy thở. Oxy chỉ dành cho người bị bệnh mạn tính, như viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, bụi phổi... Điều trị oxy là biện pháp hỗ trợ dài ngày. Covid-19 còn cần điều trị đặc hiệu nhiều biện pháp khác. Dự trữ rất nguy hiểm đến tính mạng. Chúng ta có thể tạo ra tình trạng khan hiếm giả tạo, vô hình chung làm hại người khác mà không biết.
-
09h25
Hiện tại tôi ở TP.HCM và đã có kết quả xét nghiệm dương tính được 2 ngày. Tôi đã tự cách ly ở nhà, trong thời gian này tôi thường xuyên bị sốt (38 độ), người cảm thấy mệt mỏi và đắng miệng. Tôi muốn hỏi nếu tự điều trị tại nhà thì nên dùng các loại thuốc và thực phẩm nào để hỗ trợ việc điều trị được tốt và an toàn nhất? (Thành Tạo, 26 tuổi, TP HCM)
- Sốt 38 độ thì chưa cần sử dụng thuốc hạ sốt, trên 38,5 độ thì dùng paracetamol. Hạ nhiệt thì có thể dùng khăn ấm thì tốt hơn, vì khăn ấm ẩm, giúp ta hạ nhiệt, chườm ở trán, nách, có nhiều mạch máu, ta sẽ dễ chịu hơn. Uống nhiều nước là nước điện giải, điều độ và đủ chất. Nếu có thuốc khác ví dụ viên đạm, vitamin C, nhóm B, theo dõi nhịp thở và bão hòa oxy... Đặc biệt phải xem mức độ khó thở. Và kết nối với cán bộ y tế để khai báo thông tin ấy hàng ngày, nhịp thở bao nhiêu... như vậy thực sự chính xác và cần thiết.
-
09h27
Em 25 tuổi, nặng 93 kg, cao 1,72 m, có mỡ máu, axit uric cao, đang uống thuốc chữa. Cách đây hai hôm, em xét nghiệm test nhanh dương tính, song vẫn chưa nhập khu điều trị. Em có phải là đối tượng có nguy cơ cao chuyển nặng không? Hiện em chưa có triệu chứng, em phải làm gì trong tình huống này? (Ngọc Nam, 33 tuổi, TP HCM)
- Bạn như vậy có nguy cơ về thừa cân, hay gọi là béo phì một chút, đây là nguy cơ sẽ chuyển nặng. Nhưng vẫn có thể cách ly tại nhà, đảm bảo quy định cách ly và theo dõi các dấu hiệu chuyển nặng. Đồng thời dinh dưỡng hợp lý, tập luyện, uống nhiều nước, đủ nước, súc họng rửa mũi thường xuyên, tôi nghĩ có thể được.