Trả lời:
Xử lý hòn sỏi 2 cm x 7 cm có thể làm được bằng nhiều phương pháp như mổ mỡ hoặc lấy sỏi qua da, vì để hòn sỏi như vậy lâu ngày sẽ gây ra nhiễm khuẩn, khi gây ra những sẹo thận dễ tiến đến những bệnh thận mạn sau này rất khó điều trị.
Với phương pháp lấy sỏi qua da, bác sĩ sẽ đưa một thiết bị xuyên qua da và một ống nhỏ, dùng những biện pháp như lazer, siêu âm, sóng xung kích để lấy toàn bộ sỏi ra. Hòn sỏi 0,6 và 0,8 cm thì không cần dùng biện pháp xâm lấn để lấy sỏi ra mà có thể dùng thuốc hoặc theo dõi.
Hầu hết những người bị sỏi đều băn khoăn ở việc có lấy hết sỏi và không bị tái phát. Đây là vấn đề lớn vì sỏi có hai loại khác nhau về nguồn gốc là sỏi cơ thể và sỏi cơ quan. Sỏi cơ quan ví dụ trong bàng quang bị bế tắt do u lành tính tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo sau đó gây hòn sỏi, tức là chính cơ quan này gây nên hòn sỏi và lấy ra là hết.
Rất tiếc đa số các hòn sỏi là sỏi cơ thể hoặc sỏi cơ địa, tức là cơ thể sinh ra sỏi vì một nguyên nhân nào đó hoặc do ăn uống, khí hậu, thậm chí chỉ là do gen. Người ta cứ bị tái đi tái lại những hòn sỏi và không thể nào làm hết đi.
Bạn nên uống nước nhiều, để nếu có sỏi nhỏ thì chúng sẽ tự ra theo đường nước tiểu, tránh bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bạn tránh ăn những món có thể gây ra sỏi nhiều như món mặn, khô, mắm...; tránh dùng các loại thức uống có ga hoặc bia vì nó tạo nên carbonate nhiều trong đường tiểu gây ra sỏi. Đây là những cách có thể tránh tái phát sỏi, tránh sỏi lớn hơn. Việc điều trị hết sỏi và sau này không còn bị sỏi là rất khó.
PGS. TS. BS Vũ Lê Chuyên
Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM