-
Video bác sĩ hướng dẫn tập thở
-
20h03
Tôi đọc báo thấy nói bệnh nhân Covid-19 ít nhiều sẽ bị tổn thương phổi, viêm phổi (ở các mức độ khác nhau) được nhiều nhân viên y tế hướng dẫn cách tập thở cho F0. Vậy xin bác sĩ Khanh cho biết, việc tập thở này có tác dụng như thế nào với bệnh nhân Covid-19? (Hoàng Hương, phường 23, Bình Thạnh, TP HCM)
- Bệnh nhân mắc Covid-19 bị khó thở có thể do hai nguyên nhân. Một là bệnh nhân quá lo lắng. Hai là họ thực sự có tổn thương ở phổi. Do đó, việc tập thở sẽ giúp người bệnh chú tâm vào nhịp thở để bớt lo lắng đi. Thứ hai là khi tập thở, toàn bộ vùng phổi phía gần cơ hoành sẽ nở hết ra, giúp phổi trao đổi oxy tốt hơn. Các nghiên cứu cho thấy thở như vậy, sẽ giúp người bệnh hết lo lắng, sẽ thở được bình thường, đặc biệt là những F0 không có bệnh nền và không béo phì thì tập thở sẽ rất tốt. -
20h04
Mỗi ngày những người bệnh Covid-19 không triệu chứng nên tập thở trong bao lâu, lưu ý như thế nào?
- Thể trạng tốt không cần tập thở, cảm thấy lo lắng hay mệt mới tập. Tập lúc nằm hoặc ngồi, nằm ngửa ra hít chậm bằng mũi, cho đến khi phình bụng sau đó chu miệng thở ra như thổi lửa 15-20 nhịp mỗi lần, ngày 4-5 lần. Ngồi cũng hít sâu sau đó thở ra. Hít giơ tay lên theo nhịp sau đó thở ra. Nằm sấp hoặc nghiêng 30 phút để thở, kết hợp co chân lên.
-
20h07
Vậy trường hợp F0 mắc bệnh hen thì thở thế nào ạ? (Hữu Thịnh, 52 tuổi)
Người bệnh hen hay bệnh Covid-19 hay người bình thường đều tập thở được hết. Giống như tập yoga và thiền, khi hít thở vậy thì nở vùng mặt dưới của phổi, người bình thường thì tập thở như môn thở bình thường.
-
20h011
Bác sĩ ơi em bị Covid-19 ngày thứ 7 rồi, mai em mới có thể đi điều trị tập trung. Nhưng hiện tại em khó thở và nếu em ngủ sẽ quên thở. Bác sĩ giúp em với ạ. Em cảm ơn rất nhiều. (Huỳnh Ngọc Lan, 30 tuổi, Tân Phú, TP HCM)
- Ngưng thở khi ngủ không phải do Covid-19. Nếu mệt thì tập thở. Tập thở như hướng dẫn ở trên. Nên chú ý nhịp thở.
-
20h12
Bác sĩ ơi, nhà em có ông xã và con trai 7 tuổi đã dương tính nhưng hiện y tế chưa sắp xếp đi điều trị được. Hiện chồng em ổn nhưng sáng nay con trai em bắt đầu có cơn ho ngắn, và quan trọng nhất là cháu bị tức ngực trái khá lâu. Cháu có tiền sử bệnh suyễn, tuy nhiên 6 tháng nay không tái phát.
Xin bác sĩ chỉ dẫn giùm em cách chăm sóc chồng, con. Đặc biệt là cháu tức ngực thì em phải làm sao ạ? (Trần Thị Thu Hà, TP HCM)
Em bé bị suyễn thì phải chữa suyễn. Giờ bé tức ngực coi chừng bé quá lo lắng bệnh. Nếu bé tức ngực nhiều thì cho đi khám bệnh hoặc đo SpO2.
Người cha tập thở, uống nhiều nước, nghỉ ngơi điều độ sẽ ổn.
-
20h15
-
20h18
Thưa bác sĩ, gần đây trên các hội nhóm mạng xã hội có nhiều người ta hỏi mua máy đo oxy máu tại nhà. Tôi cũng thử tìm xem thấy có nhiều loại máy và nhiều mức giá. Có nơi nói dùng máy này đo sẽ biết được mình có bị mắc Covid-19 hay không? (Quang Hòa, 54 tuổi, Quảng Nam)
- Máy này chỉ cho biết nồng độ oxy máu trong cơ thể, chứ không thể biết có mắc Covid-19. Đo để biết một người có cần nhu cầu oxy không. Trẻ em trong thời điểm mùa viêm phổi thường sử dụng máy này để đo.
-
20h20
Kết quả máy đo này có chính xác với tất cả các đối tượng không ạ? Ví dụ như những người đã từng sử dụng thuốc cản quang, những người có nồng độ hemoglobin bất thường, người bị hạ huyết áp, thiếu máu hoặc hạ thân nhiệt ?
Máy đo này thường chính xác với tất cả các đối tượng. Khi tụt huyết áp thì có thể kết quả sẽ thay đổi. -
20h21
Gia đình tôi ba người đều F0, đang theo dõi, cách ly tại nhà. Tôi có nên mua sẵn một chiếc máy đo SpO2, phòng trường hợp một trong ba thành viên trở nặng không bác sĩ? Nhiều lúc tôi nghĩ, nếu có nó sẽ an tâm hơn. Trần Đông Lân, 42 tuổi, Bình Chánh, TP HCM.
- Nếu có điều kiện và khả năng thì bạn nên mua. Hiện nay cũng có rất nhiều người tìm mua các loại máy đo SpO2, máy tạo oxy, máy thở... nên hàng khá khan hiếm.