Nguyễn Trí Dũng, sinh năm 1989, là đồng sáng lập kiêm CTO của Fabbi, đồng thời là CEO của Fabbi AI - đơn vị chuyên về AI & Computer Vision. Trước khi về Fabbi với vị trí giám đốc công nghệ, anh từng làm việc tại nhiều công ty công nghệ lớn của Nhật Bản như Kayac, DeNA.
Dưới sự dẫn dắt của Nguyễn Trí Dũng, đội ngũ 250 kỹ sư của Fabbi đã xây dựng, đề xuất và triển khai các giải pháp toàn diện cho nhiều khách hàng trong nước và Nhật Bản. Tháng 4/2021, dự án Fvision - nhận diện khuôn mặt do Dũng dẫn dắt đã nhận giải Sao Khuê 2021.
Theo Nguyễn Trí Dũng, AI là lĩnh vực tiềm năng trong tương lai, được cả doanh nghiệp vừa và nhỏ lẫn các tập đoàn lớn quan tâm. Tại Việt Nam, ba lĩnh vực được ứng dụng AI nhiều nhất là tài chính, sản xuất và thương mại điện tử.
Nguyễn Trí Dũng, sinh năm 1989, là đồng sáng lập kiêm CTO của Fabbi, đồng thời là CEO của Fabbi AI - đơn vị chuyên về AI & Computer Vision. Trước khi về Fabbi với vị trí giám đốc công nghệ, anh từng làm việc tại nhiều công ty công nghệ lớn của Nhật Bản như Kayac, DeNA.
Dưới sự dẫn dắt của Nguyễn Trí Dũng, đội ngũ 250 kỹ sư của Fabbi đã xây dựng, đề xuất và triển khai các giải pháp toàn diện cho nhiều khách hàng trong nước và Nhật Bản. Tháng 4/2021, dự án Fvision - nhận diện khuôn mặt do Dũng dẫn dắt đã nhận giải Sao Khuê 2021.
Theo Nguyễn Trí Dũng, AI là lĩnh vực tiềm năng trong tương lai, được cả doanh nghiệp vừa và nhỏ lẫn các tập đoàn lớn quan tâm. Tại Việt Nam, ba lĩnh vực được ứng dụng AI nhiều nhất là tài chính, sản xuất và thương mại điện tử.
Võ Thị Hồng Phương, sinh năm 1987, là nữ lãnh đạo trẻ hiếm hoi của cộng đồng công nghệ Việt Nam. Cô đang làm Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học dữ liệu của FPT Telecom, là nhân tố chủ chốt trong công cuộc xây dựng đội ngũ hơn 40 chuyên gia để giải quyết các bài toán về AI, Bigdata tại FPT Telecom.
Phương cùng đồng đội đã xây dựng mô hình dự đoán khả năng rời mạng của khách hàng, chăm sóc khách hàng với Customer Insight góp phần tăng 136% doanh thu bán thêm sản phẩm. Dẫn dắt xây dựng hệ thống cảnh báo sự cố hạ tầng, giúp giảm 70 - 75% sự cố dư thừa, đưa quy trình xử lý sự cố được rút ngắn còn dưới 3 phút và độ chính xác lên đến 99%.
Nữ giám đốc 8x của FPT Telecom cũng tham gia triển khai mô hình gợi ý, tối ưu tính năng tìm kiếm nội dung giải trí cho khách hàng trên hệ thống FPT Play; xây dựng mô hình cảnh báo domain độc hại có độ chính xác đạt 97%, hoàn thiện mô hình dự báo phụ tải điện cho điện lực quốc gia cùng nhiều dự án trọng yếu khác.
Võ Thị Hồng Phương, sinh năm 1987, là nữ lãnh đạo trẻ hiếm hoi của cộng đồng công nghệ Việt Nam. Cô đang làm Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học dữ liệu của FPT Telecom, là nhân tố chủ chốt trong công cuộc xây dựng đội ngũ hơn 40 chuyên gia để giải quyết các bài toán về AI, Bigdata tại FPT Telecom.
Phương cùng đồng đội đã xây dựng mô hình dự đoán khả năng rời mạng của khách hàng, chăm sóc khách hàng với Customer Insight góp phần tăng 136% doanh thu bán thêm sản phẩm. Dẫn dắt xây dựng hệ thống cảnh báo sự cố hạ tầng, giúp giảm 70 - 75% sự cố dư thừa, đưa quy trình xử lý sự cố được rút ngắn còn dưới 3 phút và độ chính xác lên đến 99%.
Nữ giám đốc 8x của FPT Telecom cũng tham gia triển khai mô hình gợi ý, tối ưu tính năng tìm kiếm nội dung giải trí cho khách hàng trên hệ thống FPT Play; xây dựng mô hình cảnh báo domain độc hại có độ chính xác đạt 97%, hoàn thiện mô hình dự báo phụ tải điện cho điện lực quốc gia cùng nhiều dự án trọng yếu khác.
Đinh Mạnh Cường, sinh năm 1992, là thạc sĩ về trí tuệ nhân tạo trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên tại Viện nghiên cứu quốc tế Mica. Anh đang là CTO của Financial DeepMind, dẫn dắt việc cung cấp các giải pháp số hóa tài liệu và thông tin khách hàng, nghiên cứu đưa giải pháp chăm sóc khách hàng, tự động quy trình nghiệp vụ và tạo thêm sản phẩm dịch vụ.
Theo Cường, AI vẫn là lĩnh vực mới ở Việt Nam. Đó là lý do vì sao các lãnh đạo trong lĩnh vực này đa phần là người trẻ. "Tuy nhiên, sớm muộn gì, AI cũng sẽ xuất hiện trong các doanh nghiệp như một xu thế bắt buộc. Hiện nay, các công ty tài chính, ngân hàng đều đã ít nhiều có sự xuất hiện của AI", anh nói.
CTO 9x cho rằng khó khăn lớn nhất khi phát triển AI ở Việt Nam là thay đổi tư duy sản xuất truyền thống bằng việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc nghiên cứu, xây dựng một ứng dụng AI cũng khó và phức tạp hơn nhiều so với các công nghệ truyền thống nên đòi hỏi cả về thời gian, kinh tế và trình độ nhân sự.
Đinh Mạnh Cường, sinh năm 1992, là thạc sĩ về trí tuệ nhân tạo trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên tại Viện nghiên cứu quốc tế Mica. Anh đang là CTO của Financial DeepMind, dẫn dắt việc cung cấp các giải pháp số hóa tài liệu và thông tin khách hàng, nghiên cứu đưa giải pháp chăm sóc khách hàng, tự động quy trình nghiệp vụ và tạo thêm sản phẩm dịch vụ.
Theo Cường, AI vẫn là lĩnh vực mới ở Việt Nam. Đó là lý do vì sao các lãnh đạo trong lĩnh vực này đa phần là người trẻ. "Tuy nhiên, sớm muộn gì, AI cũng sẽ xuất hiện trong các doanh nghiệp như một xu thế bắt buộc. Hiện nay, các công ty tài chính, ngân hàng đều đã ít nhiều có sự xuất hiện của AI", anh nói.
CTO 9x cho rằng khó khăn lớn nhất khi phát triển AI ở Việt Nam là thay đổi tư duy sản xuất truyền thống bằng việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc nghiên cứu, xây dựng một ứng dụng AI cũng khó và phức tạp hơn nhiều so với các công nghệ truyền thống nên đòi hỏi cả về thời gian, kinh tế và trình độ nhân sự.
Nguyễn Thượng Tường Minh, sinh năm 1987, là Giám đốc phát triển FPT.AI - một trong những nền tảng trí tuệ nhân tạo đầu tiên của Việt Nam.
Ngay từ khi còn theo học chuyên ngành Khoa học máy tính tại Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc, Tường Minh luôn mong muốn giải quyết những bài toán vốn là "nỗi đau" của doanh nghiệp, như hiệu suất vận hành, cắt giảm chi phí, tối ưu hóa khả năng phối hợp giữa người và máy.
Khi về Việt Nam, đầu quân cho FPT, Minh phụ trách phát triển những giải pháp dựa trên Nền tảng trí tuệ nhân tạo, như Hội thoại thông minh đa ngôn ngữ (Chatbot), giải pháp Trợ lý ảo tổng đài tiếng Việt (Voicebot), Nhận diện và trích xuất thông tin từ ảnh chụp tự động (OCR), Định danh khách hàng trực tuyến (eKYC)...
Các giải pháp này đang được ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam và thế giới, trong đó, trong gần 40 doanh nghiệp nằm trong Top 100 các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tiêu biểu như Vietnam Airlines, SSI, Honda, AIA... Đồng thời nền tảng cũng được hơn 50.000 lập trình viên sử dụng thường xuyên, với hơn 200 triệu sử dụng mỗi năm, mang lại giá trị cho hơn 11 triệu người dùng cuối. Nền tảng cũng đạt nhiều giải thưởng uy tín như Top10 Sao Khuê, Top nền tảng số xuất sắc nhất Việt Nam do Bộ Thông tin Truyền Thông trao tặng, đứng #1 cuộc thi về Trí tuệ Nhân tạo tại Nhật Bản.
Nguyễn Thượng Tường Minh, sinh năm 1987, là Giám đốc phát triển FPT.AI - một trong những nền tảng trí tuệ nhân tạo đầu tiên của Việt Nam.
Ngay từ khi còn theo học chuyên ngành Khoa học máy tính tại Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc, Tường Minh luôn mong muốn giải quyết những bài toán vốn là "nỗi đau" của doanh nghiệp, như hiệu suất vận hành, cắt giảm chi phí, tối ưu hóa khả năng phối hợp giữa người và máy.
Khi về Việt Nam, đầu quân cho FPT, Minh phụ trách phát triển những giải pháp dựa trên Nền tảng trí tuệ nhân tạo, như Hội thoại thông minh đa ngôn ngữ (Chatbot), giải pháp Trợ lý ảo tổng đài tiếng Việt (Voicebot), Nhận diện và trích xuất thông tin từ ảnh chụp tự động (OCR), Định danh khách hàng trực tuyến (eKYC)...
Các giải pháp này đang được ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam và thế giới, trong đó, trong gần 40 doanh nghiệp nằm trong Top 100 các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tiêu biểu như Vietnam Airlines, SSI, Honda, AIA... Đồng thời nền tảng cũng được hơn 50.000 lập trình viên sử dụng thường xuyên, với hơn 200 triệu sử dụng mỗi năm, mang lại giá trị cho hơn 11 triệu người dùng cuối. Nền tảng cũng đạt nhiều giải thưởng uy tín như Top10 Sao Khuê, Top nền tảng số xuất sắc nhất Việt Nam do Bộ Thông tin Truyền Thông trao tặng, đứng #1 cuộc thi về Trí tuệ Nhân tạo tại Nhật Bản.
Bùi Thanh Minh, sinh năm 1989, là Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển sản phẩm, Giám đốc đổi mới sáng tạo kiêm Giám đốc khối dự án tài chính doanh nghiệp của Misa.
Năm 2019, Minh cùng đồng đội nghiên cứu và ứng dụng AI, chatbot để xây dựng trợ lý số bằng giọng nói, sử dụng trong nhiều sản phẩm của Misa, như phần mềm Quản lý nhà hàng Misa CukCuk - gần 15.000 cửa hàng, nhà hàng sử dụng, nền tảng Quản trị doanh nghiệp hợp nhất Misa Amis, nền tảng Giáo dục Misa Emis, phần mềm Kế toán Misa Sme.net (gần 170.000 doanh nghiệp sử dụng)... Trong đó, nhiều sản phẩm đã đoạt giải Sao Khuê Việt Nam.
Năm 2021, anh trực tiếp nghiên cứu và xây dựng giải pháp ứng dụng công nghệ RPA (Robotic Process Automation) vào việc xử lý hóa đơn đầu vào, giúp tự động hóa công tác kế toán.
Theo lãnh đạo của Misa, phần lớn doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính, đó là lý do vì sao Misa tập trung vào nghiên cứu công nghệ, đặc biệt là AI để giải quyết các vấn đề liên quan đến kế toán, quản trị doanh nghiệp.
Bùi Thanh Minh, sinh năm 1989, là Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển sản phẩm, Giám đốc đổi mới sáng tạo kiêm Giám đốc khối dự án tài chính doanh nghiệp của Misa.
Năm 2019, Minh cùng đồng đội nghiên cứu và ứng dụng AI, chatbot để xây dựng trợ lý số bằng giọng nói, sử dụng trong nhiều sản phẩm của Misa, như phần mềm Quản lý nhà hàng Misa CukCuk - gần 15.000 cửa hàng, nhà hàng sử dụng, nền tảng Quản trị doanh nghiệp hợp nhất Misa Amis, nền tảng Giáo dục Misa Emis, phần mềm Kế toán Misa Sme.net (gần 170.000 doanh nghiệp sử dụng)... Trong đó, nhiều sản phẩm đã đoạt giải Sao Khuê Việt Nam.
Năm 2021, anh trực tiếp nghiên cứu và xây dựng giải pháp ứng dụng công nghệ RPA (Robotic Process Automation) vào việc xử lý hóa đơn đầu vào, giúp tự động hóa công tác kế toán.
Theo lãnh đạo của Misa, phần lớn doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính, đó là lý do vì sao Misa tập trung vào nghiên cứu công nghệ, đặc biệt là AI để giải quyết các vấn đề liên quan đến kế toán, quản trị doanh nghiệp.
Vũ Hải Nam, sinh năm 1990, là nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của tMonitor - một startup công nghệ với các giải pháp thông minh quan trắc chất lượng không khí.
Khác với những lãnh đạo công nghệ trẻ khác, hầu hết kiến thức ban đầu về AI của Nam là tự mày mò. Sau khi tự xây dựng lộ trình học riêng, Nam cũng thành lập một cộng đồng học máy cho kỹ sư phần mềm trên Github với quy mô trên 25.000 thành viên toàn cầu và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người học cũng như các chuyên gia AI quốc tế.
Năm 2019, giải pháp tMonitor của Nam đoạt giải Vô địch khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong cuộc thi dành cho các sản phẩm ứng dụng Trí tuệ nhân tạo được tổ chức bởi IBM tại San Francisco, Mỹ.
Năm 2020, anh là người Việt đầu tiên và là 9x trẻ nhất tham gia nghiên cứu và phát triển hệ thống máy trị xạ ung thư với công nghệ tiên tiến tại Mỹ. Cùng năm, tMonitor cũng nhận được danh hiệu Sao Khuê, vô địch IoT Start-up, Top 50 AI startup toàn cầu.
Vũ Hải Nam, sinh năm 1990, là nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của tMonitor - một startup công nghệ với các giải pháp thông minh quan trắc chất lượng không khí.
Khác với những lãnh đạo công nghệ trẻ khác, hầu hết kiến thức ban đầu về AI của Nam là tự mày mò. Sau khi tự xây dựng lộ trình học riêng, Nam cũng thành lập một cộng đồng học máy cho kỹ sư phần mềm trên Github với quy mô trên 25.000 thành viên toàn cầu và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người học cũng như các chuyên gia AI quốc tế.
Năm 2019, giải pháp tMonitor của Nam đoạt giải Vô địch khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong cuộc thi dành cho các sản phẩm ứng dụng Trí tuệ nhân tạo được tổ chức bởi IBM tại San Francisco, Mỹ.
Năm 2020, anh là người Việt đầu tiên và là 9x trẻ nhất tham gia nghiên cứu và phát triển hệ thống máy trị xạ ung thư với công nghệ tiên tiến tại Mỹ. Cùng năm, tMonitor cũng nhận được danh hiệu Sao Khuê, vô địch IoT Start-up, Top 50 AI startup toàn cầu.
Đỗ Quốc Trường, sinh năm 1991, hiện là CEO đồng thời phụ trách về công nghệ tại Vais - một công ty khởi nghiệp về AI ở Việt Nam. Chuyên môn của Trường là công nghệ AI/ML, đặc biệt liên quan đến xử lý giọng nói và ngôn ngữ tự nhiên, như nhận dạng giọng nói, dịch giọng nói, trích xuất và dịch thuật ngôn ngữ.
Phần mềm tự động chuyển đổi giọng nói tiếng Việt sang văn bản do Trường khởi xướng đạt giải Nhất tại Nhân tài Đất Việt 2019, được đánh giá cao ở tính chính xác, nhận dạng tốt ở khoảng cách xa, có thể nhận dạng giọng nói ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Theo Trường, AI là lĩnh vực đặc thù, cần đầu tư chuyên sâu, tốn kém cả về thời gian lẫn chi phí, trong khi nhiều sản phẩm ra mắt chưa chắc đã được thị trường đón nhận vì vẫn còn khá mới mẻ. "Ở Việt Nam, AI trong lĩnh vực phân tích dữ liệu đang phổ biến hơn cả. Nguồn đào tạo nhân lực đang được các đại học đặc biệt quan tâm, vì vậy, chỉ vài năm nữa, nhân sự AI của Việt Nam sẽ rất mạnh. Hiện nay, chúng ta có thể thua kém Mỹ, Nhật về số lượng, nhưng về trình độ thì không có cách biệt quá lớn", Trường nói.
Đỗ Quốc Trường, sinh năm 1991, hiện là CEO đồng thời phụ trách về công nghệ tại Vais - một công ty khởi nghiệp về AI ở Việt Nam. Chuyên môn của Trường là công nghệ AI/ML, đặc biệt liên quan đến xử lý giọng nói và ngôn ngữ tự nhiên, như nhận dạng giọng nói, dịch giọng nói, trích xuất và dịch thuật ngôn ngữ.
Phần mềm tự động chuyển đổi giọng nói tiếng Việt sang văn bản do Trường khởi xướng đạt giải Nhất tại Nhân tài Đất Việt 2019, được đánh giá cao ở tính chính xác, nhận dạng tốt ở khoảng cách xa, có thể nhận dạng giọng nói ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Theo Trường, AI là lĩnh vực đặc thù, cần đầu tư chuyên sâu, tốn kém cả về thời gian lẫn chi phí, trong khi nhiều sản phẩm ra mắt chưa chắc đã được thị trường đón nhận vì vẫn còn khá mới mẻ. "Ở Việt Nam, AI trong lĩnh vực phân tích dữ liệu đang phổ biến hơn cả. Nguồn đào tạo nhân lực đang được các đại học đặc biệt quan tâm, vì vậy, chỉ vài năm nữa, nhân sự AI của Việt Nam sẽ rất mạnh. Hiện nay, chúng ta có thể thua kém Mỹ, Nhật về số lượng, nhưng về trình độ thì không có cách biệt quá lớn", Trường nói.
Nguyễn Hữu Quân, sinh năm 1989, là CTO của JobOKO - nền tảng tuyển dụng toàn cầu. Quân là người xây dựng kiến trúc dự án giúp JobOKO có thể triển khai ở các quốc gia với các ngôn ngữ khác nhau, cho phép tuỳ biến và xử lý ngôn ngữ tự nhiên tại các quốc gia linh hoạt và giảm tối đa các tác vụ về vận hành bằng con người.
Việc tối giản chi phí, giảm sự tham gia của con người là cách mà JobOKO định vị để tiến vào thị trường các nước. Quân cũng trực tiếp xây dựng nhiều thuật toán đặc trưng, có độ phức tạp cao.
Theo Quân, Việt Nam đang phát triển nhanh trong lĩnh vực AI, hầu hết tập đoàn công nghệ lớn đều đã có các bộ phận nghiên cứu và phát triển riêng. "Một trong những thế mạnh quan trọng của AI Việt Nam là đội ngũ kỹ sư trẻ, năng động, chịu khó tìm tòi và có khả năng phát triển nhanh", Quân nhận định.
Nguyễn Hữu Quân, sinh năm 1989, là CTO của JobOKO - nền tảng tuyển dụng toàn cầu. Quân là người xây dựng kiến trúc dự án giúp JobOKO có thể triển khai ở các quốc gia với các ngôn ngữ khác nhau, cho phép tuỳ biến và xử lý ngôn ngữ tự nhiên tại các quốc gia linh hoạt và giảm tối đa các tác vụ về vận hành bằng con người.
Việc tối giản chi phí, giảm sự tham gia của con người là cách mà JobOKO định vị để tiến vào thị trường các nước. Quân cũng trực tiếp xây dựng nhiều thuật toán đặc trưng, có độ phức tạp cao.
Theo Quân, Việt Nam đang phát triển nhanh trong lĩnh vực AI, hầu hết tập đoàn công nghệ lớn đều đã có các bộ phận nghiên cứu và phát triển riêng. "Một trong những thế mạnh quan trọng của AI Việt Nam là đội ngũ kỹ sư trẻ, năng động, chịu khó tìm tòi và có khả năng phát triển nhanh", Quân nhận định.
Nguyễn Văn Minh Đức, sinh năm 1991, là đồng sáng lập kiêm CEO Hekate. Anh là một trong những nhà khởi nghiệp, nhà khoa học, tiên phong về Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Anh cũng là nhà đồng sáng lập trợ lý trí tuệ nhân tạo Sumi được hơn 11 triệu người thuộc "thế hệ Z" sử dụng. Nền tảng Hekate AI Platform của Hekate đã hỗ trợ hơn 10.000 doanh nghiệp tại Việt Nam chuyển đổi số và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo vào kinh doanh và chăm sóc khách hàng.
Đức là đại diện duy nhất của Việt Nam tại Diễn đàn Doanh nghiệp có Trách nhiệm về Phát triển bền vững (RBF) của Liên Hợp Quốc năm 2018. Trong hơn 5 năm khởi nghiệp trong lĩnh vực AI, Đức đã có nhiều đóng gópcho các dự án thành phố thông minh, hành chính công, y tế, du lịch thông minh.
Nguyễn Minh Đức cho rằng việc nghiên cứu và phát triển AI khá phức tạp, cần nhiều nguồn lực. Trình độ kỹ sư của Việt Nam hoàn toàn có thể bắt kịp xu hướng của thế giới với những sản phẩm không thua kém. "Bản chất của công nghệ nói chung và AI nói riêng là làm sao có thể ứng dụng được vào thực tiễn, giải quyết bài toán xã hội đang cần", Đức nói. Một trong những lĩnh vực anh đặc biệt quan tâm là xử lý ngôn ngữ tự nhiên, vì "nếu người Việt không làm về ngôn ngữ của mình, sẽ chẳng có ai làm cho mình dùng". Đức cho rằng xử lý ngôn ngữ tiếng Việt là một trong những thách thức với người làm AI nhưng hiện tại đã có rất nhiều trợ lý tiếng Việt thông minh do các công ty trong nước xây dựng và làm chủ công nghệ.
Nguyễn Văn Minh Đức, sinh năm 1991, là đồng sáng lập kiêm CEO Hekate. Anh là một trong những nhà khởi nghiệp, nhà khoa học, tiên phong về Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Anh cũng là nhà đồng sáng lập trợ lý trí tuệ nhân tạo Sumi được hơn 11 triệu người thuộc "thế hệ Z" sử dụng. Nền tảng Hekate AI Platform của Hekate đã hỗ trợ hơn 10.000 doanh nghiệp tại Việt Nam chuyển đổi số và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo vào kinh doanh và chăm sóc khách hàng.
Đức là đại diện duy nhất của Việt Nam tại Diễn đàn Doanh nghiệp có Trách nhiệm về Phát triển bền vững (RBF) của Liên Hợp Quốc năm 2018. Trong hơn 5 năm khởi nghiệp trong lĩnh vực AI, Đức đã có nhiều đóng gópcho các dự án thành phố thông minh, hành chính công, y tế, du lịch thông minh.
Nguyễn Minh Đức cho rằng việc nghiên cứu và phát triển AI khá phức tạp, cần nhiều nguồn lực. Trình độ kỹ sư của Việt Nam hoàn toàn có thể bắt kịp xu hướng của thế giới với những sản phẩm không thua kém. "Bản chất của công nghệ nói chung và AI nói riêng là làm sao có thể ứng dụng được vào thực tiễn, giải quyết bài toán xã hội đang cần", Đức nói. Một trong những lĩnh vực anh đặc biệt quan tâm là xử lý ngôn ngữ tự nhiên, vì "nếu người Việt không làm về ngôn ngữ của mình, sẽ chẳng có ai làm cho mình dùng". Đức cho rằng xử lý ngôn ngữ tiếng Việt là một trong những thách thức với người làm AI nhưng hiện tại đã có rất nhiều trợ lý tiếng Việt thông minh do các công ty trong nước xây dựng và làm chủ công nghệ.
Chương trình Bình chọn Lãnh đạo công nghệ trẻ 2021 của VnExpress đặt ra sứ mệnh tìm kiếm và vinh danh những tài năng công nghệ nổi bật của Việt Nam, những người có công đưa đất nước ngang bằng các cường quốc về công nghệ. Chương trình bắt đầu từ ngày 26/4 và tiếp tục nhận bình chọn cho 50 gương mặt tiêu biểu tới ngày 15/5.
Ngày 10/5, Ban tổ chức sẽ công bố 20 hồ sơ được vào vòng phỏng vấn. Dựa trên 30% lượt bình chọn của độc giả và 70% điểm của Ban giám khảo, 10 lãnh đạo công nghệ có số điểm cao nhất sẽ được vinh danh tại sự kiện CTO Summit 2021 do báo VnExpress tổ chức vào tháng 6 tại TP HCM.
Cùng với lễ trao giải Top 10 Lãnh đạo công nghệ trẻ 2021, VnExpresstổ chức diễn đàn CTO Summit 2021 với chủ đề Chuyển đổi số, trong đó, các doanh nghiệp lớn sẽ kể câu chuyện chuyển đổi của mình và bài học cho các đơn vị đang trong giai đoạn chuyển giao công nghệ. Đăng ký tham dự diễn đàn tại đây.