Nhật Bản là đội duy nhất vô địch bốn lần vào các năm 1992, 2000, 2004 và 2011. “Những chiến binh Samurai” đã xuất hiện ở năm trong tám trận chung kết gần nhất, trong đó trận thua Qatar 0-3 năm 2019 là lần duy nhất họ thất bại.
Arab Saudi đứng nhì với ba lần vô địch năm 1984, 1988 và 1996, ngang bằng Iran năm 1968, 1972 và 1976. Hàn Quốc hai lần vô địch năm 1956 và 1960, trong khi các đội có cùng một lần vô địch là Israel (1964), Kuwait (1980), Iraq (2007), Australia (2015) và Qatar (2019).
Nhật Bản là đội duy nhất vô địch bốn lần vào các năm 1992, 2000, 2004 và 2011. “Những chiến binh Samurai” đã xuất hiện ở năm trong tám trận chung kết gần nhất, trong đó trận thua Qatar 0-3 năm 2019 là lần duy nhất họ thất bại.
Arab Saudi đứng nhì với ba lần vô địch năm 1984, 1988 và 1996, ngang bằng Iran năm 1968, 1972 và 1976. Hàn Quốc hai lần vô địch năm 1956 và 1960, trong khi các đội có cùng một lần vô địch là Israel (1964), Kuwait (1980), Iraq (2007), Australia (2015) và Qatar (2019).
Nhật Bản nhiều danh hiệu nhất thì Iran là đội duy nhất ba lần vô địch liên tiếp vào các năm 1968, 1972, 1976. Hai đội có hai lần vô địch liên tiếp là Hàn Quốc và Arab Saudi.
Tại kỳ 1976 trên sân nhà, Iran đánh bại Kuwait 1-0 trong trận chung kết tại sân Aryamehr với 112.000 khán giả - kỷ lục ở một giải đấu thể thao.
Nhật Bản nhiều danh hiệu nhất thì Iran là đội duy nhất ba lần vô địch liên tiếp vào các năm 1968, 1972, 1976. Hai đội có hai lần vô địch liên tiếp là Hàn Quốc và Arab Saudi.
Tại kỳ 1976 trên sân nhà, Iran đánh bại Kuwait 1-0 trong trận chung kết tại sân Aryamehr với 112.000 khán giả - kỷ lục ở một giải đấu thể thao.
Iran có số trận nhiều nhất (68 trận), thắng nhiều nhất (41) và ghi nhiều bàn nhất (131). Iran lần đầu tham dự Asian Cup từ năm 1968 và không vắng mặt kỳ nào đến nay. Tuy nhiên, kể từ lần vô địch gần nhất năm 1976, họ chưa trở lại chung kết khi thua sáu lần ở bán kết, gần nhất là thua Nhật Bản 0-3 năm 2019.
Hàn Quốc xếp sau với 36 chiến thắng trong 67 trận, ghi 105 bàn. Kế tiếp là Nhật Bản với 30 chiến thắng sau 48 trận, ghi 92 bàn.
Iran có số trận nhiều nhất (68 trận), thắng nhiều nhất (41) và ghi nhiều bàn nhất (131). Iran lần đầu tham dự Asian Cup từ năm 1968 và không vắng mặt kỳ nào đến nay. Tuy nhiên, kể từ lần vô địch gần nhất năm 1976, họ chưa trở lại chung kết khi thua sáu lần ở bán kết, gần nhất là thua Nhật Bản 0-3 năm 2019.
Hàn Quốc xếp sau với 36 chiến thắng trong 67 trận, ghi 105 bàn. Kế tiếp là Nhật Bản với 30 chiến thắng sau 48 trận, ghi 92 bàn.
Cựu tiền vệ Iran Parviz Ghelichkhani là cầu thủ vô địch nhiều nhất với ba lần năm 1968, 1972 và 1976. Ông sinh năm 1945 mang hai dòng máu Iran và Pháp, dành phần lớn thời gian thi đấu tại quê nhà và từ chối các lời đề nghị từ châu Âu. Cuối sự nghiệp, ông sang Mỹ thi đấu cho San Jose Earthquakes vào năm 1978.
Cựu tiền vệ Iran Parviz Ghelichkhani là cầu thủ vô địch nhiều nhất với ba lần năm 1968, 1972 và 1976. Ông sinh năm 1945 mang hai dòng máu Iran và Pháp, dành phần lớn thời gian thi đấu tại quê nhà và từ chối các lời đề nghị từ châu Âu. Cuối sự nghiệp, ông sang Mỹ thi đấu cho San Jose Earthquakes vào năm 1978.
Nhật Bản sở hữu danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhiều nhất với bốn lần, thuộc về Kazuyoshi Miura năm 1992, Hiroshi Nanami 2000, Shunsuke Nakamura 2004 và Keisuke Honda 2011 (ảnh). Xếp sau là Iran với Ebrahim Ashtiani năm 1972, Ali Parvin 1976 và Khodadad Azizi 1996.
Các đội có một lần là Qatar với Almoez Ali năm 2019, Australia với Massimo Luongo năm 2015, Iraq với Younis Mahmoud năm 2007, Hàn Quốc với Kim Joo-sung năm 1988 và Trung Quốc với Jia Xiuquan năm 1984.
Nhật Bản sở hữu danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhiều nhất với bốn lần, thuộc về Kazuyoshi Miura năm 1992, Hiroshi Nanami 2000, Shunsuke Nakamura 2004 và Keisuke Honda 2011 (ảnh). Xếp sau là Iran với Ebrahim Ashtiani năm 1972, Ali Parvin 1976 và Khodadad Azizi 1996.
Các đội có một lần là Qatar với Almoez Ali năm 2019, Australia với Massimo Luongo năm 2015, Iraq với Younis Mahmoud năm 2007, Hàn Quốc với Kim Joo-sung năm 1988 và Trung Quốc với Jia Xiuquan năm 1984.
Huyền thoại Iran Ali Daei dẫn đầu về số bàn thắng, với 14 bàn qua ba kỳ năm 1996, 2000 và 2004. Xếp sau là cựu tiền đạo Hàn Quốc Lee Dong-gook (10 bàn), Naohiro Takahara của Nhật Bản, Ali Mabkhout của UAE và Almoez Ali của Qatar (9).
Ali Daei từng giữ kỷ lục ghi 109 bàn sau 149 trận cho Iran, từ năm 1993 đến 2006. Đến tháng 6/2021, kỷ lục bị siêu sao Cristiano Ronaldo bắt kịp, và đến hiện tại độc chiếm ngôi đầu với 128 bàn sau 205 trận cho Bồ Đào Nha.
Huyền thoại Iran Ali Daei dẫn đầu về số bàn thắng, với 14 bàn qua ba kỳ năm 1996, 2000 và 2004. Xếp sau là cựu tiền đạo Hàn Quốc Lee Dong-gook (10 bàn), Naohiro Takahara của Nhật Bản, Ali Mabkhout của UAE và Almoez Ali của Qatar (9).
Ali Daei từng giữ kỷ lục ghi 109 bàn sau 149 trận cho Iran, từ năm 1993 đến 2006. Đến tháng 6/2021, kỷ lục bị siêu sao Cristiano Ronaldo bắt kịp, và đến hiện tại độc chiếm ngôi đầu với 128 bàn sau 205 trận cho Bồ Đào Nha.
Kỷ lục của Daei tại giải bóng đá châu Á đang bị đe doạ bởi tiền đạo Qatar Almoez Ali – người duy nhất ghi chín bàn trong một kỳ Asian Cup, lập năm 2019. Tiền đạo sinh năm 1996 đang khao khát ghi nhiều bàn thắng để giúp Qatar bảo vệ thành công ngôi vương.
Kỷ lục của Daei tại giải bóng đá châu Á đang bị đe doạ bởi tiền đạo Qatar Almoez Ali – người duy nhất ghi chín bàn trong một kỳ Asian Cup, lập năm 2019. Tiền đạo sinh năm 1996 đang khao khát ghi nhiều bàn thắng để giúp Qatar bảo vệ thành công ngôi vương.
14 giây là thời gian ghi bàn nhanh nhất, được tạo nên bởi Ali Mabkhout của UAE trong trận thắng Bahrain 2-1, năm 2015. Ở tuổi 33, Mabkhout vẫn là tiền đạo hàng đầu của UAE và muốn đưa đội nhà vào chung kết sau hai lần dừng bước ở bán kết năm 2015 và 2019.
14 giây là thời gian ghi bàn nhanh nhất, được tạo nên bởi Ali Mabkhout của UAE trong trận thắng Bahrain 2-1, năm 2015. Ở tuổi 33, Mabkhout vẫn là tiền đạo hàng đầu của UAE và muốn đưa đội nhà vào chung kết sau hai lần dừng bước ở bán kết năm 2015 và 2019.
Thủ môn Uzbekistan Ignatiy Nesterov nắm giữ kỷ lục thi đấu ở 5 kỳ Asian Cup từ năm 2004 đến 2019, với tối thiểu lọt vào tứ kết và thành tích tốt nhất là bán kết năm 2011. Thủ môn 40 tuổi không có mặt trong đội hình Uzbekistan đến Qatar lần này.
Những cầu thủ góp mặt ở bốn kỳ Asian Cup có Yasuhito Endo (Nhật Bản), Mehdi Mahdavikia, Masoud Shojaei, Javad Nekounam (Iran), Waleed Abdullah, Saud Kariri (Arab Saudi), Amer Shafi (Jordan), Anzur Ismailov, Marat Bikmaev, Server Djeparov, Timur Kapadze (Uzbekistan), Li Ming, Zheng Zhi (Trung Quốc), Ahmed Kano (Oman), Ismail Matar, Adnan Al-Talyani (UAE), Younis Mahmoud (Iraq), Bilal Mohammed (Qatar).
Thủ môn Uzbekistan Ignatiy Nesterov nắm giữ kỷ lục thi đấu ở 5 kỳ Asian Cup từ năm 2004 đến 2019, với tối thiểu lọt vào tứ kết và thành tích tốt nhất là bán kết năm 2011. Thủ môn 40 tuổi không có mặt trong đội hình Uzbekistan đến Qatar lần này.
Những cầu thủ góp mặt ở bốn kỳ Asian Cup có Yasuhito Endo (Nhật Bản), Mehdi Mahdavikia, Masoud Shojaei, Javad Nekounam (Iran), Waleed Abdullah, Saud Kariri (Arab Saudi), Amer Shafi (Jordan), Anzur Ismailov, Marat Bikmaev, Server Djeparov, Timur Kapadze (Uzbekistan), Li Ming, Zheng Zhi (Trung Quốc), Ahmed Kano (Oman), Ismail Matar, Adnan Al-Talyani (UAE), Younis Mahmoud (Iraq), Bilal Mohammed (Qatar).
Hiếu Lương
Ảnh: Hiếu Lương, AFC, AFP