Theo quy hoạch chung xây dựng vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đến năm 2030, du lịch tại nhiều hang động như Thiên Đường, Phong Nha, Tiên Sơn, Sơn Đoòng... sẽ tiếp tục được phát triển với phương tiện di chuyển là thuyền, hoặc đi bộ.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị tỉnh Quảng Bình lập đề án và lấy ý kiến các bộ ngành, sau đó Bộ sẽ cho ý kiến và trình Thủ tướng quyết định, trước kế hoạch xây dựng cáp treo vào gần cửa hang Sơn Đoòng của địa phương.
Cho rằng giá trị thật sự của Sơn Đoòng không phải là hang động lớn nhất thế giới mà là sự nguyên thủy bên trong lòng hang, nhiều phượt thủ lo lắng việc xây cáp treo có thể phá vỡ hệ sinh thái đặc biệt này.
Phúc đáp đề nghị của Bộ Xây dựng, công văn ra ngày 7/11 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nêu rõ: 'Chưa thể bổ sung tuyến cáp treo Sơn Đoòng vào quy hoạch chung xây dựng Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng vào thời điểm hiện nay'.
Di sản thiên Sơn Đoòng có thể sẽ rơi vào lãng quên, giống như vàng hay kim cương nằm ở đáy biển nếu không có du khách - Phó tổng cục trưởng Du lịch nêu quan điểm.
"Bản thân cáp treo không có tội. Điều này không chỉ đơn giản bàn chuyện có làm hay không mà phương án cụ thể như thế nào, thẩm định ra sao" - đại biểu Dương Trung Quốc nói.
"Bảo tồn là phải phục vụ phát triển và ngược lại phát triển không thể bằng mọi giá mà hy sinh bảo tồn", PGS Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Hội di sản văn hóa Việt Nam nêu quan điểm khi Quảng Bình có ý định làm cáp treo vào Phong Nha - Kẻ Bàng.
Những nơi đã được vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới, hình thức khai thác du lịch càng cần thận trọng hơn và phải đặt mục tiêu bảo tồn di sản lên hàng đầu chứ không phải là kinh tế, PGS Tạ Hòa Phương nêu quan điểm.
Tỉnh Quảng Bình cho hay, dự án cáp treo trị giá 3.000 tỷ đồng ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng sẽ đưa du khách vào ngắm rừng nguyên sinh, chứ không vào bên trong hang động Sơn Đoòng.
Dự kiến tuyến cáp treo dài 10,6 km, xuất phát từ trước cửa động Tiên Sơn, có các ga tại động Phong Nha, Thiên Đường, Sơn Đoòng và suối Trạ Ang.