Một tháng trước Tết Quý Mão, những vườn quất ở phường Thanh Hà và xã Cẩm Hà quả bắt đầu ngả vàng. Với hơn 600 hộ dân trồng khoảng 60.000 chậu quất, đây được xem là vùng quất cảnh lớn nhất miền Trung. Quất đang chín, cần nhiều nước nên mỗi ngày chủ vườn tưới ít nhất hai lần.
Một tháng trước Tết Quý Mão, những vườn quất ở phường Thanh Hà và xã Cẩm Hà quả bắt đầu ngả vàng. Với hơn 600 hộ dân trồng khoảng 60.000 chậu quất, đây được xem là vùng quất cảnh lớn nhất miền Trung. Quất đang chín, cần nhiều nước nên mỗi ngày chủ vườn tưới ít nhất hai lần.
Vườn quất ở phường Thanh Hà trĩu quả, chín vàng. Đắt nhất là quất thế hàng chục triệu đồng mỗi cây, thấp nhất là cây mini gần 100.000 đồng.
Vườn quất ở phường Thanh Hà trĩu quả, chín vàng. Đắt nhất là quất thế hàng chục triệu đồng mỗi cây, thấp nhất là cây mini gần 100.000 đồng.
Bà Nguyễn Thị Hai, phường Thanh Hà, trồng 1.000 chậu quất nhưng do ảnh hưởng của nhiều cơn bão khiến 300 cây không đạt chất lượng, chưa thể xuất bán năm nay. "Thương lái đặt tiền cọc mua 600 chậu, còn 100 chậu tôi để bán lẻ", bà nói, trừ chi phí lãi gần 400 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Hai, phường Thanh Hà, trồng 1.000 chậu quất nhưng do ảnh hưởng của nhiều cơn bão khiến 300 cây không đạt chất lượng, chưa thể xuất bán năm nay. "Thương lái đặt tiền cọc mua 600 chậu, còn 100 chậu tôi để bán lẻ", bà nói, trừ chi phí lãi gần 400 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Ba, xã Cẩm Hà, cắt tỉa lá những cây quất giá từ 700.000 đến 2 triệu đồng. Năm nay, bà đầu tư 400 chậu quất nhưng 50 chậu không đạt năng suất. "Đầu tháng 11, thương lái ở miền Trung và Tây Nguyên về mua 90%, còn 10% tôi để bán lẻ", bà nói.
Bà Nguyễn Thị Ba, xã Cẩm Hà, cắt tỉa lá những cây quất giá từ 700.000 đến 2 triệu đồng. Năm nay, bà đầu tư 400 chậu quất nhưng 50 chậu không đạt năng suất. "Đầu tháng 11, thương lái ở miền Trung và Tây Nguyên về mua 90%, còn 10% tôi để bán lẻ", bà nói.
Khác với miền Bắc, quất được trồng ở ruộng cho đến cận Tết mới đánh vào chậu chở đi bán, người Hội An trồng hai năm ở ruộng sau đó cho vào chậu chăm sóc tạo tán.
Khác với miền Bắc, quất được trồng ở ruộng cho đến cận Tết mới đánh vào chậu chở đi bán, người Hội An trồng hai năm ở ruộng sau đó cho vào chậu chăm sóc tạo tán.
Ông Hà Phước Thành, xã Cẩm Hà, sơn những chậu quất trước khi bàn giao cho khách. Năm nay, ông trồng 200 chậu, được thương lái từ Quảng Ngãi ra mua hết. "Hiện nhiều người hỏi mua, nhưng không có bán, so với năm trước giá quất năm nay tăng 20-30%", ông Thành nói, giải thích giá cao do phân bón, cây giống, chậu tăng lên.
Ông Hà Phước Thành, xã Cẩm Hà, sơn những chậu quất trước khi bàn giao cho khách. Năm nay, ông trồng 200 chậu, được thương lái từ Quảng Ngãi ra mua hết. "Hiện nhiều người hỏi mua, nhưng không có bán, so với năm trước giá quất năm nay tăng 20-30%", ông Thành nói, giải thích giá cao do phân bón, cây giống, chậu tăng lên.
Sau một năm trồng, chậu quất hư hỏng hoặc cũ, người dân phải thay sang chậu mới để bán.
Nhà vườn treo biển, để lại số điện thoại cho khách hàng liên hệ.
Thương lái thường đến tận vườn xem, đặt mua quất, sau đó ký gửi cho chủ vườn chăm sóc đến 15/12 âm lịch thì chở đi bán. Trong thời gian ký gửi, chủ vườn quất có trách nhiệm chăm sóc để cây cây khỏe, đẹp...
Thương lái thường đến tận vườn xem, đặt mua quất, sau đó ký gửi cho chủ vườn chăm sóc đến 15/12 âm lịch thì chở đi bán. Trong thời gian ký gửi, chủ vườn quất có trách nhiệm chăm sóc để cây cây khỏe, đẹp...
Anh Nguyễn Văn Tùng đến vườn tìm mua 100 chậu quất giá 700.000 đến 1,5 triệu đồng mỗi chậu để bán ở TP Tam Kỳ.
Anh Nguyễn Văn Tùng đến vườn tìm mua 100 chậu quất giá 700.000 đến 1,5 triệu đồng mỗi chậu để bán ở TP Tam Kỳ.
Quất được người dân chở ra đường Nguyễn Tất Thành trưng bày bán lẻ.
Ông Nguyễn Anh, Chủ tịch Hội nông dân TP Hội An, cho biết năm nay quất được mùa, được giá. Hiện nông dân đã bán gần hết số quất.
Quất được người dân chở ra đường Nguyễn Tất Thành trưng bày bán lẻ.
Ông Nguyễn Anh, Chủ tịch Hội nông dân TP Hội An, cho biết năm nay quất được mùa, được giá. Hiện nông dân đã bán gần hết số quất.
Đắc Thành