"Đến năm 2027, robot sẽ thay thế giáo viên" - đó là lời khẳng định của Anthony Seldon, một chuyên gia giáo dục người Anh, tại Lễ hội khoa học Anh vào tháng 9/2017. Seldon là người đầu tiên đề ra thời điểm cụ thể cho tự động hóa giáo dục, nhưng không phải là người đầu tiên chỉ ra khả năng công nghệ này có thể thay thế con người.
Công nghệ được áp dụng để tự động hóa một mảng công việc lớn và khiến hàng triệu người bị mất việc. Yêu cầu đặc thù của giáo dục khiến cho nghề giáo ít chịu rủi ro này so với các ngành nghề khác. Mỗi học sinh có một cách học khác nhau và giáo viên phải hài hòa được tất cả học sinh trong lớp. Nghề này đòi hỏi giáo viên phải có khả năng thấu cảm, kiên trì và tổ chức. Điều này không hề dễ nếu tạo ra một giáo viên robot. Vây, những thực thể AI có thể giải quyết các vấn đề này hay không?
Khoảng trống về số lượng giáo viên
Năm 2015, UNESCO thông qua chương trình Phát triển bền vững 2030, trong đó có mục tiêu xây dựng nền giáo dục chất lượng. Các mục tiêu cụ thể gồm phổ cập giáo dục tiểu học và trung học, nâng cấp điều kiện học và nâng chuẩn trình độ giáo viên.
Cũng theo UNESCO, đến năm 2014, 9% học sinh tiểu học không đến trường, tỷ lệ này chiếm 16% ở học sinh THCS. Hơn 70% học sinh ko đến trường thuộc các quốc gia Đông Nam Á và cận Sahara. Tại vùng cận Sahara, phần lớn trường học không có điện hoặc nước, 26-56% giáo viên không được đào tạo bài bản.
Để đạt được mục tiêu của UNESCO, thế giới cần nhiều giáo viên đạt chuẩn hơn. Cụ thể, thêm 20,1 triệu giáo viên trung học và tiểu học, chưa kể 48,6 triệu giáo viên sẽ nghỉ hưu hoặc nghỉ việc trong những năm tới.
Việc thiếu số lượng lớn giáo viên khiến con người nghĩ tới giải pháp tạo ra "gió viên robot". Sau những chi phí phát triển công nghệ ban đầu, các nhà quản lý sẽ không phải lo trả tiền cho giáo viên số. Số tiền tiết kiệm được có thể được sử dụng để nâng cấp cơ sở hạ tầng hoặc giúp trẻ được học miễn phí.
Giáo viên số không cần ngày nghỉ và không bao giờ đến muộn. Nhà quản lý có thể cập nhật giáo trình cho cả hệ thống mà không gặp trở ngại gì. Nếu được lập trình đúng, giáo viên robot không bao giờ phân biệt đối xử với học sinh dựa trên giới tính, màu da, cấp bậc xã hội hoặc bất cứ điều gì.
Tuy nhiên, công nghệ robot hiện nay không có khả năng cạnh tranh với con người về việc dạy học. "Giáo viên dựa vào giao tiếp xã hội để hỗ trợ học sinh và tìm hiểu xem họ cần gì. Tôi không tin là robot có thể thực hiện được các nhiệm vụ đa dạng mà giáo viên phải làm hàng ngày, và robot cũng không thể phát triển các kỹ năng mà người giáo viên cần có" - Rose Luckin, giáo sư Phòng nghiên cứu Kiến thức đại học London nhận định.
Khoa học vẫn chưa tạo ra được AGI - loại AI có thể trả lời được các câu hỏi khó ngoài bài giảng. Robot còn thiếu khả năng thấu cảm và truyền cảm hứng mà giáo viên phải mang tới cho lớp học.
Luckin gợi ý con người có thể dung hợp AI và hệ thống tự động có tham gia hỗ trợ giảng dạy. Như vậy, cả thầy và trò đều có cơ hội để tận dụng công nghệ và không cần lo về việc robot không biết làm gì khi gặp phải vấn đề khó.
AI trong mọi lớp học
Đối với giáo viên, lớp học là họ phải cạnh tranh với những đứa trẻ để chúng chịu học. Giáo viên còn đem việc về nhà, dành thời gian buổi tối và cuối tuần để soạn giáo án và chấm bài.
"Nếu giáo dục số có thể giúp được trong lớp thì sao?". Đó là ý tưởng mà Luckin và đồng nghiệp đưa ra. Theo đó, tợ lý AI có thể làm những việc như điểm danh hoặc chấm bài. AI cũng có thể giúp giáo viên soạn bài mới bằng cách tự động tìm các nguồn thông tin, các giáo án phù hợp với học sinh và chương trình học. Việc giảm tải khối lượng công việc giúp giáo viên bớt căng thẳng và yêu nghề hơn.
AI còn có thể giúp giáo viên nhận biết nhu cầu của học sinh tốt hơn. Các lớp học có thể trang bị các bộ xử lý ngôn ngữ, giọng nói và cử động, theo dõi mắt, và các cảm biến vật lý khác để thu thập và xử lý thông tin về mỗi học sinh. Thay vì chờ một bài kiểm tra hoặc một cái giơ tay từ học sinh để xem chúng có hiểu bài không, giáo viên có thể biết hoạc sinh đang làm gì, thậm chí biết học sinh nào thiếu ngủ, đói hay có vấn đề về tâm lý làm ảnh hưởng đến việc học tập.
Giáo viên có thể sử dụng thông tin này để định hướng bài giảng dạy cho học sinh. Họ chỉ cần nhìn vào danh sách tạo ra bởi AI để xem học sinh nào nên làm gì ngày hôm đó. Nếu học sinh cần thêm thời gian riêng, giáo viên hướng dẫn học sinh đó làm việc với một hệ thống gia sư AI thông minh điều chỉnh cách dạy, trong khi cho các học sinh khác học nhóm để tăng khả năng giao tiếp.
Hệ thống cũng có thể giúp học sinh chỉnh sửa hành vi để tăng khả năng học. Ví dụ, một học sinh sẽ biết rằng điểm số thấp hơn khi ngủ muộn, uống cà phê buổi sáng hoặc đi xe buýt đến trường thay vì đi bộ.
Luckin dự đoán, trong vài thế kỷ nữa, mỗi học sinh và giáo viên sẽ làm chủ bản đánh giá giáo dục của mình.
Để mỗi giáo viên có một trợ giảng AI và mỗi học sinh có một gia sư AI, con người sẽ mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, thuyết phục phụ huynh, giáo viên và học sinh tham gia vào giáo dục với AI mới là thách thức. Một số có thể có định kiến chống lại công nghệ vì sợ mất việc, một số khác lại sợ kịch bản "ngày tận thế" khi robot trỗi dậy.
"Giáo viên có khả năng sẽ chống đối tự động hóa giáo dục vì giáo dục là vấn đề con người" - Terry Heick, người sáng lập và Giám đốc của TeacherThought, Nhà xuất bản thông tin và tài liệu giáo dục chia sẻ.
Theo ông, các giáo viên có thể nghĩ rằng gợi ý robot dạy học dễ khiến người khác đánh giá kỹ năng của giáo viên có thể dễ dàng thay thế bởi máy móc. Thực tế, Heick lại cho rằng dạy học là nghề khó và bất cứ thứ gì có thể giúp nghề này dễ dàng hơn đều nên được coi trọng.
Để giảm sự chống đối, các nhà nghiên cứu và công ty công nghệ có thể mời các nhà giáo dục, học sinh và cha mẹ tham gia vào sự phát triển AI cho lớp. Những người trong cuộc có thể phát hiện ra các điểm yếu của hệ thống trong quá trình phát triển. Các nhà nghiên cứu có thể hướng hệ thống phù hợp với nhu cầu người dạy, người học và phụ huynh. Những người còn hoài nghi sẽ thấy được AI giúp tăng trải nghiệm học tập như nào.
Tuy nhiên, tiến trình này cần diễn ra từ từ, thay đổi liên tục và cần ít nhất một thập kỷ để có thể làm được điều này.
Quỳnh Anh (theo Futurism)
Công nghệ tạo ra những thay đổi cho ngành giáo dục toàn cầu. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối Internet (IoT), dữ liệu khổng lồ (Big Data) hay thực tế ảo (VR)... vào dạy và học đang ngày càng phổ biến trên thế giới.
Tại Việt Nam, Đại học trực tuyến FUNiX là môi trường ứng dụng công nghệ vào giáo dục với cách học online. Đại diện FUNiX khẳng định, xu hướng giáo dục 4.0 sẽ khiến số lượng giáo viên ảo áp đảo thầy cô thực tế trong tương lai.