Mô tả tổng quát sản phẩm
Dự án nhằm thu gom và xử lý chất thải hữu cơ từ ngành công nghiệp chế biến cá tra (chủ yếu từ phế phẩm sản xuất và bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải) để sản xuất ra biogas và năng lượng tái tạo.
Ngành công nghiệp cá tra có thể thải ra môi trường khoảng 300-400 tấn chất thải/ngày, đây là lượng chất thải rất lớn nếu không tận thu được sẽ lãnh phí cho xã hội. Mục tiêu chính là sử dụng công nghệ lên men yếm khí (biogas digester) để chuyển hóa chất thải hữu cơ thành năng lượng tái tạo và các sản phẩm phụ như phân bón hữu cơ và nước tưới. Điều này sẽ giúp giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và tạo ra nguồn năng lượng sạch.
Tính "xanh" và đổi mới sáng tạo
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Hạn chế ô nhiễm từ chất thải công nghiệp sản xuất cá tra và cải thiện chất lượng nước ở vùng nuôi trồng thủy sản.
- Tạo nguồn năng lượng tái tạo: Sử dụng công nghệ biogas để chuyển đổi chất thải thành khí methane, tạo ra năng lượng tái tạo.
- Sản xuất phân bón hữu cơ: Chất rắn sau quá trình lên men sẽ được xử lý và sử dụng làm phân bón hữu cơ, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bền vững.
- Kinh tế tuần hoàn: Tạo mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Mô hình kinh doanh, vận hành
Thu gom chất thải hữu cơ
Nguồn chất thải: Chất thải phát sinh từ quá trình chế biến cá tra bao gồm mỡ cá, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, và các chất thải sinh học khác.
Phương pháp thu gom: Thiết lập hệ thống thu gom tại các nhà máy chế biến cá tra, đảm bảo chất thải được lưu trữ và phân loại đúng cách trước khi xử lý.
Ủ biogas (Digester)
Quy trình yếm khí: Chất thải hữu cơ được đưa vào bể yếm khí (digester) để phân hủy bởi vi sinh vật trong môi trường không có oxy, tạo ra khí methane và các sản phẩm phụ.
Sản xuất năng lượng: Khí methane thu được sẽ được sử dụng để phát điện hoặc làm nguồn nhiệt cho các nhà máy chế biến cá, giảm chi phí năng lượng.
Công nghệ: Sử dụng các bể yếm khí hiện đại với hệ thống thu hồi và xử lý khí để tối ưu hóa sản lượng và đảm bảo tính an toàn.
Sản phẩm/dịch vụ mang lại giá trị gì cho khách hàng, cộng đồng
Sản phẩm chính là sản xuất phân bón hữu cơ dạng viên, phân bột và nước tưới, như sau:
Chất rắn: Sau quá trình lên men yếm khí, phần bã còn lại sẽ được xử lý thêm và sử dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Nước thải sau xử lý: Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý biogas sẽ được lọc và sử dụng làm nước tưới cho nông nghiệp, giúp tái sử dụng tài nguyên nước.
Cơ cấu chi phí:
Dự kiến chi phí đầu tư thiết bị, công nghệ giai đoạn 1: 7 tỷ đồng
Doanh thu đến từ các nguồn:
Doanh thu dự kiến từ các nguồn sản xuất phân bón hữu cơ: dạng viên, phân bột và nước tưới/phun.
Phân khúc khách hàng mục tiêu, tiềm năng, quy mô thị trường:
Phân khúc khách hàng mục tiêu, tiềm năng là nông dân, các farm, trang trại và các đối tác phân phối trong lĩnh vực phân bón cho nông nghiệp.
Quy mô trong 3 năm đầu chiếm khoảng 10 - 15% sản lượng phân hữu cơ cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và miền đông Nam Bộ.
Bán trực tiếp đến khách hàng, đối tác hoặc thông qua đại lý theo từng chính sách bán hàng cụ thể.
Mô tả về mô hình, giải pháp kinh doanh
Giai đoạn 1: Khảo sát và lên kế hoạch chi tiết (6 tháng đầu): Đánh giá lượng chất thải và thiết lập hệ thống thu gom phù hợp với từng nhà máy chế biến cá tra.
Giai đoạn 2: Xây dựng và lắp đặt hệ thống (12 tháng): Xây dựng các bể yếm khí và hệ thống xử lý khí biogas tại khu vực nhà máy.
Giai đoạn 3: Vận hành thử nghiệm và tối ưu hóa (6 tháng): Vận hành thử nghiệm hệ thống và điều chỉnh quy trình dựa trên kết quả thử nghiệm để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Quy trình công nghệ
Dưới đây là sơ đồ công nghệ xử lý chất thải cá tra bằng hệ thống Biogas. Sơ đồ này mô tả các bước thu gom chất thải hữu cơ từ quá trình sản xuất cá tra, xử lý qua bể ủ yếm khí để sản xuất khí methane, sau đó chuyển hóa thành năng lượng tái tạo hoặc phân bón hữu cơ.
Kết quả đã đạt được, định hướng phát triển
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Giảm 80% lượng chất thải thải ra môi trường và xử lý nước thải hiệu quả hơn.
Sản xuất năng lượng tái tạo: Tạo ra khoảng 50.000m³ khí methane mỗi năm để phục vụ nhu cầu năng lượng cho các nhà máy.
Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ: Cung cấp từ 3.000 - 5.000 tấn phân bón hữu cơ mỗi năm cho nông nghiệp tại ĐBSCL và miền đông Nam Bộ.
Kinh tế tuần hoàn: Xây dựng một mô hình kinh tế tuần hoàn bền vững cho ngành công nghiệp chế biến cá tra.
Đối tác và các nguồn lực chính
Đối tác: Các nhà máy chế biến cá tra, các tổ chức nghiên cứu về công nghệ môi trường và các quỹ đầu tư phát triển bền vững.
Nguồn vốn: Từ các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ phát triển xanh và các nhà đầu tư tư nhân.
Tác động xã hội mà dự án mang lại
Dự án "Thu gom và xử lý chất thải hữu cơ từ ngành công nghiệp sản xuất cá tra - Ủ Biogas và sản xuất năng lượng tái tạo" không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra giá trị kinh tế tuần hoàn thông qua việc sản xuất năng lượng tái tạo và phân bón hữu cơ. Dự án góp phần vào phát triển bền vững cho ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản, đồng thời thúc đẩy sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có.
Mong muốn khi tham dự cuộc thi
Để dự án có thể thực hiện và triển khai như tính toán thì:
Giải quyết các vấn đề chất thải của xã hội, doanh nghiệp (xử lý, chôn lắp chất thải).
Mang lại giá trị cho cộng đồng là cung cấp phân bón hữu cơ cho cộng đồng một cách an toàn và bền vững.
Được xem xét hỗ trợ kinh phí, tạo thuận lợi về pháp lý, giao đất theo hình thức ưu đãi đầu tư để triển khai thực hiện dự án.